Món bánh hãy mang em đi của người Italy
Tiramisu, chiếc bánh quen thuộc được giới trẻ ưa thích, mang trong mình những tầng nghĩa đặc biệt về tình yêu.
“Nếu cảm nhận được chút gì đó gợi cảm sau khi ăn tiramisu, yên tâm đi, bạn không cô đơn đâu”, Silvia Marchetti, cây viết ẩm thực của News Au , bình luận. Theo Silvia, người Italy tin tiramisu giống như một chất xúc tác mạnh mẽ trong chuyện tình dục. Câu chuyện ra đời của loại bánh đặc biệt này sẽ giải thích cho bạn tại sao. Ảnh: Eater.
Trong tiếng Italy, tiramisu có nghĩa đen là “kéo nó lên”, “nâng nó lên”… Ngoài ra, tiramisu cũng có thể hiểu theo nghĩa “hãy mang em đi”, “đừng quên em”… Nhiều tài liệu nói về nguồn gốc ra đời của tiramisu. Tuy nhiên, cây viết của News Au cho biết ngay cả những người Italy cũng khó biết được sự thật. Ảnh: Getty.
Tiramisu được phát minh bên trong các nhà thổ ở thị trấn Treviso tuyệt đẹp, phía bắc Italy. Nó được phục vụ cho các khách hàng sau những buổi “mua vui” để hồi sức. Nhờ tiramisu, hoạt động kinh doanh của các nhà thổ ngày một tốt hơn.
Tới khoảng năm 1960, các nhà thổ chính thức bị chính quyền bắt đóng cửa. Công thức làm món này bắt đầu được truyền ra ngoài. Trong tác phẩm “ Nghệ thuật ẩm thực qua các thế kỷ ở Italy” của tác giả Anna Maria Volpi, bà nói nhà hàng Le Beccherie (Treviso) là nơi đầu tiên đưa tiramisu ra bên ngoài không gian nhà thổ. Trong tiếng Italy, Le Beccherie còn có nghĩa là “hang ổ của những kẻ mọc sừng”. Ảnh: Veneto.
Video đang HOT
“Ở Treviso, việc đến chơi các nhà thổ giống như cách thể hiện địa vị. Nhà thổ là một nét văn hóa của địa phương. Nếu một quý ông không tham gia những buổi “vui vẻ” và ăn tiramisu, họ sẽ bị coi là kẻ thất bại. Ảnh: Bake Street.
Nguồn gốc của loại bánh này vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Một số thông tin khác lại khẳng định tiramisu ra đời trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ nhất. Một người vợ đã dùng hết nguyên liệu trong bếp để tạo ra món bánh tặng chồng trước ngày ra trận. Chiếc bánh chắp vá nhưng có đủ hương vị đắng, ngọt khiến người lính mãi nhớ về vợ ở quê nhà. Dù vậy, câu chuyện trên vẫn phổ biến hơn. Ảnh: King Goya.
Bất kể việc tiramisu ra đời thế nào, loại bánh này vẫn là một món tráng miệng hấp dẫn bậc nhất thế giới. Nó là một sự kết hợp hài hòa giữa rượu ruhm, cà phê, ca cao, kem, phô mai và trứng. Vị ngọt thanh, thêm chút béo và hương thơm của rượu khiến thực khách khó cầm lòng trước loại bánh này. Nhiều chuyên gia ẩm thực gọi tiramisu với cái tên “Heaven in your mouth” (tạm dịch: cả thiên đường bên trong miệng của bạn). Ảnh: Getty.
4 món cùng tên nhưng khác cách chế biến ở Hà Nội và TP.HCM
Các món ăn ở Hà Nội và TP.HCM có cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng vùng.
Dù có bản chất giống nhau, một số món ở hai thành phố vẫn có sự khác biệt về hương vị, cách làm. Điều này đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị cho khách du lịch.
Bánh mì
Món ăn này phổ biến ở cả hai thành phố và có thể dùng vào mọi bữa ăn trong ngày. Về cơ bản, hai loại đều có chung công thức bánh kẹp nhân. Tuy nhiên, ở Hà Nội, món này chủ yếu được ăn kèm pate, trứng (không tính các loại biến tấu như bò nướng, phô mai...). Trong khi đó, ở Sài thành, bánh mì có thể ăn kèm với thịt viên, thịt nướng.
Bánh mì Hà Nội (trước) không to như bánh mì TP.HCM (sau). Ảnh: Bachuaviahe, Stormscape.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần nhân. Phóng viên tờ SCMP từng phỏng vấn một chủ hàng bánh mì nổi tiếng và đưa ra kết luận phiên bản TP.HCM thường đầy đặn hơn. "Họ thường thêm đủ các thứ có thể vào trong. Do đó, bánh mì ở TP.HCM rất bự", người này nói.
Nhiều người từng ăn bánh mì ở cả hai nơi nói phiên bản miền Nam khá to. Đôi khi, bạn phải chia đôi để ăn. Bánh mì Hà Nội lại vừa vặn, đủ no bụng.
Phở
Phở là đặc sản Hà Nội. Món này về cơ bản gồm nước dùng ninh từ xương bò, gừng nướng, bánh phở, thịt, hành, trứng chần và quẩy.
Phần nước dùng của phở Hà Nội thường thanh. Nước dùng của phở Sài thành có vị ngọt. Ngoài ra, quẩy là thứ hiếm thấy ở TP.HCM. Nhiều người sành ăn nhận xét "bát phở thiếu quẩy, trứng chần coi như bớt ngon một nửa".
Phở Hà Nội (trước) có thêm quẩy và chỉ ăn kèm hành. Ảnh: The.mini.cindy, Thediningchair.
Ở Hà Nội, người dân chỉ ăn phở kèm hành. Tại TP.HCM, bát phở thường có thêm các loại rau thơm, giá.
Ốc
Trong chương trình Street Food, chuyên gia ẩm thực được Netflix lựa chọn đã tuyên bố ốc là món ăn đặc trưng của Sài thành, thay vì bánh mì hay cơm tấm... Điều này đã dẫn đến khá nhiều tranh cãi khi chương trình mới được phát sóng. Tuy nhiên, nhiều tín đồ ăn uống thừa nhận ốc ở TP.HCM có một sự khác biệt khá lớn.
Ốc ở TP.HCM (sau) đa dạng về cách chế biến và được đánh giá cao. Ảnh: Eatenbylong, Hoanglam.foodie.
Cách chế biến của người Sài thành có sự đa dạng hơn. Món ốc ở TP.HCM được làm theo nhiều cách, ví dụ như xào dừa, sốt me, phô mai... Hiện nay, các món này đã được du nhập ra Hà Nội nhiều và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ốc truyền thống ở Hà Nội thường chỉ được luộc chấm mắm, ăn kèm sung.
Cà phê
Người Sài thành có niềm đam mê lớn với cà phê. Họ có thể uống cà phê mọi thời điểm trong ngày. Người Hà Nội cũng thích uống cà phê nhưng tần suất chưa "dày" như người TP.HCM.
Học làm 5 món ăn vặt giải nhiệt cực đỉnh, nghe tên thôi đã thấy mát rượi cả mùa hè Giữa cái nắng cháy da cháy thịt như hiện tại, những món giải nhiệt ngon và quen thuộc dưới đây sẽ khiến chị em muốn thưởng thức ngay lập tức. 1. Caramen Nguyên liệu: Trứng gà: 6 quả Sữa tươi: 500 gr Chanh tươi: 1/2 quả Đường: 500 gram Cách làm: Bước 1: Trưng caramen - Cho 300 gram đường vào một cái...