Món bánh dân dã miền Tây khiến nhiều người “lịm tim” khi ăn thử
Cách làm đã đặc biệt, nguyên liệu cũng đặc biệt không kém nên bánh sau khi hoàn thành có mùi thơm vô cùng đặc trưng và hấp dẫn.
Miền Tây từ xưa đến nay vốn rất nổi tiếng về các loại bánh ăn chơi, bánh quà vặt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu bạn là con người sinh ra và lớn lên ở vùng đất này thì có lẽ đều không thể không biết đến món bánh lá được xem là một trong những đặc sản nơi đây. Bánh lá rau mơ hay còn gọi là bánh lá mít, bánh nắn lá, bánh lá… là món bánh ăn vặt mà hầu như đều ghi dấu trong ký ức mỗi người, thậm chí nhiều năm về sau khi đã trưởng thành thì người ta vẫn còn thích nhâm nhi món bánh này không chỉ để thỏa cơn thèm mà như để ôn lại chút kỷ niệm ngày xưa.
Gọi là bánh lá rau mơ vì loại bánh này có sử dụng nguyên liệu là lá rau mơ. Tuy nhiên, ở miền Tây có đến 2 loại lá rau mơ. Loại thứ nhất là lá rau mơ rừng có thân lá thuôn dài, mỏng, màu xanh nhạt. Loại thứ hai là lá mơ lông, loại này có nhiều ở miền Bắc, thân lá tròn, dày, một mặt lá màu xanh, mặt sau màu tim tím, trên thân lá có đầy lông tơ.
Và để làm bánh lá rau mơ thì người miền Tây sử dụng loại lá rau mơ rừng là phổ biến. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do lá rau mơ rừng ngày càng ít đi nên đôi khi người ta cũng dùng lá rau mơ lông làm bánh. Và hai loại lá này tuy khác nhau về hình dáng bên ngoài nhưng có mùi hương tương tự nhau nên bánh làm ra cũng không khác nhau mấy.
Bánh lá rau mơ làm không khó. Nguyên liệu chính làm bánh là lá rau mơ, bột gạo, nước cốt dừa. Lá rau mơ hái về thì rửa sạch rồi cắt nhỏ xay nhuyễn lấy nước. Sau đó cho nước lá rau mơ, một ít nước cốt dừa, đường, muối và bột gạo để tạo ra hỗn hợp bột sền sệt. Còn nếu muốn bánh ngon hơn nữa thì người ta tự xay gạo chứ không dùng loại bột gạo bán sẵn ngoài tiệm. Gạo ngâm nhiều giờ liền cho mềm rồi cho vào cối xay chung với lá rau mơ đã cắt nhuyễn cũng cho ra hỗn hợp bột tương tự.
Bánh lá rau mơ không chỉ sử dụng lá làm nguyên liệu mà còn sử dụng lá làm khuôn bánh. Loại lá được sử dụng phổ biến nhất chính là lá dừa nước. Bởi lý do đơn giản là vì dừa nước là loại cây rất dễ tìm hơn miền Tây, thân lá cứng dày có thể tái sử dụng nhiều lần. Và ngoài lá dừa nước thì đôi khi người dân còn dùng lá mít, lá chuối để làm khuôn bánh. Do đó, có nơi gọi là bánh lá rau mơ nhưng có nơi gọi là bánh lá mít.
Tùy vào loại lá dùng làm khuôn bánh mà cách quấy bột, cho bánh lên khuôn cũng khác nhau một chút. Lá dừa nước do có độ cứng, có lòng lá sâu nên phần bột sẽ loãng hơn và dùng vá múc bột đổ lên mặt lá là được. Còn đối với lá mít hay lá chuối do có thân lá mỏng, bằng phẳng nên bột cần đặc hơn và dùng tay trực tiếp nắn bột lên bánh. Tuy nhiên, nếu muốn bánh có độ dày dặn, người làm bánh có thời gian tỉ mỉ thì nắn bánh lên lá dừa nước vẫn được. Đó là lý do vì sao có nơi gọi đây lá món bánh nắn lá là vì vậy.
Video đang HOT
Nếu dùng lá mít hoặc lá chuối làm khuôn thì sau khi nắn bột lên lá, người ta sẽ cuốn lá lại theo cuộn tròn trước khi cho vào nồi hấp chín. Còn đối với lá dừa nước thì cứ để nguyên lá thế xếp chồng chéo lên nhau rồi cho vào nồi là được. Đó là lý do vì sao lá dừa nước thông dụng hơn khi dùng làm khuôn bánh lá rau mơ, vừa không mất thời gian nắn bánh, không cần cuộn lá lại và sau khi bánh chín thì việc gỡ bánh ra khỏi lá cũng nhanh hơn.
Do bánh lá rau mơ rất mỏng nên việc hấp bánh cực nhanh chín. Khoảng 5 phút là đã có thể cho ra lò một mẻ bánh chín thơm nồng. Điểm đặc biệt của loại bánh này là khi ở dạng bột thì bánh có màu xanh của lá mơ nhưng sau khi hấp chín thì bánh đổi màu xanh đen sậm. Thứ 2, do lấy lá làm khuôn nên bánh làm ra cũng có hình dạng của lá với đầy đủ gân lá in hằn lên. Và tất nhiên, tùy bạn lấy lá nào làm khuôn thì bánh sẽ có hình dạng của loại lá đó.
Ngoài ra, do được làm từ lá rau mơ nên bánh chắc chắn có mùi thơm rất đặc trưng. Có thể nói hương vị của bánh có khả năng gây nghiện rất cao. Bởi chỉ cần thưởng thức qua là thấy lạ miệng và bị cuốn hút ngay. Và chắc chắn rằng, mùi thơm đặc trưng của bánh lá rau mơ rất khó tìm được ở các loại bánh khác.
Bánh lá rau mơ này nếu ăn không thì rất nhạt và không đúng kiểu. Bánh phải được ăn với nước cốt dừa thắng sền sệt, thêm chút muối, chút đường, đậu phộng giã nhỏ hoặc mè rang và hành lá cắt nhỏ là đúng bài nhất. Bánh vừa mới ra lò còn nóng hổi thơm lừng chấm với nước cốt dừa beo béo đưa lên miệng ăn là bảo đảm nghiện ngay.
Từ ngày xa xưa, bánh lá rau mơ được xem là món quà vặt rất được ưa thích của trẻ nhỏ. Ngày nay, món bánh này vẫn được nhiều người lớn yêu thích không chỉ vì độ ngon hấp dẫn mà còn vì món bánh này như một vật trung gian đưa kỷ niệm tuổi thơ ùa về. Ngày nay, nếu có dịp đến miền Tây thì việc thưởng thức món bánh này không hề khó vì hầu như món bánh lá rau mơ vẫn còn được “hâm mộ” ở mọi nơi. Từ các chợ lớn ở từng vùng hay các chợ nhỏ thôn quê thì vẫn không khó để tìm mua món bánh này. Nếu chưa từng được thưởng thức qua thì khi có dịp đến thăm miền Tây, bạn nhớ đừng bỏ qua món bánh lá rau mơ đặc biệt này nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Một vòng miền Tây thưởng thức những món ngon trứ danh
Hủ tiếu Sa Đéc, bánh xèo Đồng Tháp, bún bò cay Bạc Liêu... là những món ăn bạn nên thử khi vi vu các tỉnh miền Tây.
Hủ tiếu Sa Đéc
Hủ tiếu là món ăn phổ biến đối với nhiều người miền Nam. Tuy nhiên, món hấp dẫn nhiều thực khách, mang đậm hương vị miền quê nhất phải nhắc đến hủ tiếu Sa Đéc. Vì vậy nếu đã đến miền Tây, bạn nhất định nên thử món ăn này. Bánh hủ tiếu được làm từ bột gạo, có màu trắng sữa, cọng to, sợi mềm, độ dai vừa phải và không bị bở. Khi nuốt, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy cọng hủ tiếu có vị ngọt dịu. Nước dùng là xương hầm với khô mực và thịt.
Hủ tiếu là món ngon trứ danh khi đến miền Tây. Ảnh: foody
Bát hủ tiếu được dọn ra với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm lá hẹ và hành phi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn. Rau ăn kèm cũng đơn giản với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm nữa. Giá một tô khoảng 10.000 đồng.
Quán mì gốc Hoa lâu năm nhất ở Cần Thơ
Quán mì trên đường Lý Thường Kiệt khá quen thuộc với người Cần Thơ. Chủ quán là người gốc Hoa, mở quán từ hơn 50 năm trước. Tuy đã dời sang địa chỉ mới hơn 10 năm, quán mì vẫn được nhiều khách tìm đến, đặc biệt là người dân Cần Thơ.
Tô mì thập cẩm một vắt có giá 32.000 đồng. Ảnh: VNE
Dù hiện nay người chủ không còn đứng bếp nhưng các khâu từ đi chợ, chọn mua các loại nguyên liệu đến sơ chế, nấu nướng đều được người nhà làm theo công thức gia truyền. Vì vậy mà hương vị vẫn được lòng những thực khách quen. Du khách ghé Cần Thơ thường tìm đến thưởng thức tô mì với nước lèo trong veo, ngọt vị xương hầm mà không nhiều dầu mỡ. Điểm nổi bật là sợi mì màu vàng tươi, mềm, dai do gia đình tự tay làm.
Tô mì nóng hổi bưng ra sau khi khách gọi chừng 10 phút. Một tô thường sẽ không bắt mắt vì nguyên liệu ăn kèm không mấy đa dạng nhưng thực khách hầu hết đều xuýt xoa. Giá cả tuỳ theo số lượng vắt mì và thịt bên trong, một tô giá từ 25.000 đồng.
Bánh xèo Cao Lãnh, Đồng Tháp
Hơn 10 quán nằm dọc theo sông Cái Sao Thượng thuộc đường Lê Duẩn, phường Mỹ Phú bán bánh xèo đã 15 năm. Mỗi quán có nhiều bếp củi và chảo nhôm đặt sát nhau, người làm bánh đổ bột liên tục để phục vụ thực khách. Nhân bánh thường là tôm thịt hoặc thịt vịt, có thêm giá, củ sắn (củ đậu).
Bánh xèo là món ăn có mặt trên khắp mọi miền, được lòng thực khách. Ảnh: I.T
Bánh chín lên đĩa, thường cuốn với rau cải, rau diếp, lá xoài non, húng... chấm nước mắm chua ngọt pha sẵn. Giá một cái bánh từ 10.000 đồng tùy nhân.
Bún bò cay Bạc Liêu
Nếu ai từng du ngoạn miền Tây và có cơ hội thưởng thức các món đặc sản nơi đây chắc sẽ không thể nào quên món Bún bò cay Bạc Liêu - một món ăn đẹp mắt và gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên và khi ăn nước mắt ngấn dài vì vị cay xé lưỡi.
Quán nằm trên đường Cao Văn Lầu có tuổi đời gần 30 năm, đã đổi địa chỉ mấy lần nhưng đến đâu khách theo đến đấy. Tô bún ở đây có màu vàng sẫm, những sợi bún lấp ló cạnh mấy khúc thịt bò dậy vị cay cay. Màu vàng và vị cay là do thịt bắp bò, gân bò ướp với nước cam vắt, dầu điều, bột nghệ, gừng, tỏi, hạt cà-ri băm nhuyễn, khi nấu cho thêm ớt sừng trâu giã nhuyễn. Bạn có thể gọi loại ít cay cho dễ ăn, giá một tô là 30.000 đồng.
Lẩu Tài Có - quán lẩu cổ nhất Vĩnh Long
Đây được coi là quán lẩu lâu đời nhất Vĩnh Long, do ông Lữ Thiếu Phan, người Hoa từ Quảng Đông di cư đến. Với 32 năm kinh nghiệm cũng như uy tín, dù thực đơn chỉ có đúng 5 món: giò heo giả cầy, lẩu cá chẽm, lẩu bò, bò xào và tôm nướng; song quán lúc nào cũng đông khách.
Nhiều người thích lẩu bò ở đây bởi ngoài các thành phần bình thường như nấm, khoai môn... lẩu bò Tài Cá còn có thêm chả cá, trứng lộn. Nước lẩu ngọt dịu, vừa ăn với người miền Tây, nước dùng thoang thoảng vị thuốc bắc, một đặc trưng của ẩm thực Hoa. Rau nhúng lẩu gồm rau muống và rau nhút. Từ nồi lẩu, vỉ nướng, bếp lò đều toát lên sự quê kiểng, cũ kỹ.
Thế nên, nếu một lần nào đó, bạn ghé qua Vĩnh Long, hãy một lần đến Tài Có để biết được sự giao thoa của nền ẩm thực Hoa và miền Tây.
Theo 24h
Truy lùng các món lẩu chỉ nghe tên đã thấy đậm vị miền Tây, đặc biệt loại số 2 còn khiến nhiều người phải dè chừng Ẩm thực miền Tây sông nước luôn có những điểm rất thu hút thực khách từ mọi vùng miền. Không chỉ nổi tiếng với các món ngọt mà những món mặn ở miền Tây, điển hình là lẩu luôn có vô số kiểu biến tấu hương vị độc đáo và rất riêng biệt. Nhờ hương vị thanh ngọt đặc trưng cùng những loại...