Món bánh đa kê một món quà quê dân dã
Món bánh đa kê là món quà vặt dân dã mà hết thảy trẻ con lẫn người lớn đều ưa thích. Cách làm món bánh đa này rất đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà để chiêu đãi mọi người đấy.
Nào các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và cùng học cách làm món bánh đa kê này cho cả nhà cùng thưởng thức ngay nhé!
Món bánh đa kê – một món quà quê dân dã
Nguyên liệu làm món bánh đa kê ngon tuyệt:
100g kê.
100g đậu xanh.
50g đường cát trắng.
50g dừa nạo sợi.
1 ít nước vôi trong.
1 nhúm muối nhỏ.
Bánh đa đã nướng chín.
Cách làm món bánh đa kê ngon tuyệt:
Bước 1:
Đậu xanh ngâm nước nóng, đãi sạch vỏ.Để món bánh đa kê được ngon bạn cần đãi cho kê thật sạch sạn.Sau đó đem ngâm trong nước vôi trong pha loãng khoảng 2 giờ.
Ngâm kê trong nước vôi trong pha loãng
Bước 2:
Đầu tiên bạn cho đậu xanh vào hấp hoặc thổi như thổi xôi cùng vài hạt muối.Khi đậu chín lấy ra đánh hoặc giã nhuyễn, nắm thành những nắm tròn, đậu nắm luôn khi còn nóng sẽ dễ hơn.
Đậu xanh hấp chín đánh nhuyễn rồi nắm tròn
Bước 3:
Cho kê vào nồi nấu cùng chút muối thể tích nước gấp khoảng 3 lần thể tích kê. Đun đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa.Cứ năm phút bạn lại khuấy đều để kê khỏi bị dính nồi và khê nhé.Tiếp tục nấu đến khi kê chín nhừ, miết hạt kê vào tay thấy nhuyễn ra là được.Và cháo kê sẽ hơi đặc và sánh.
Bước 4:
Video đang HOT
Chuẩn bị bánh đa, kê, đậu xanh và đường.Đầu tiên là đặt bánh đa lên đĩa rồi phết một lớp kê lên.Tiếp theo là đến đậu xanh thái nhỏ.Rồi đến đường, bạn có thể cho bao nhiêu đường tùy khẩu vị nhé!Cuối cùng có thể thêm chút dừa nạo sợi lên trên ăn sẽ rất ngon.
Cho các nguyên liệu lên bánh đa và thưởng thức
Lưu ý khi làm món bánh đa kê:
Bạn nên chọn một chiếc nồi thật dày để nấu để khỏi bị bén nồi, ở đây mình dùng nồi gang.Cháo kê, bạn chú ý là phải đặc quánh lại chứ không được quá nát đâu nhé, như thế sẽ không kẹp vào bánh đa được.Món ăn này ăn có vị ngọt nhẹ nhàng chứ không quá gắt nên bạn ăn sẽ không bị ngấy đâu.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Ký ức tuổi thơ bên gánh hàng rong khoai mì hấp nước cốt dừa
Cho dù ở nông thôn hay thành thị, ngày xa xưa hay thời buổi hiện đại thì trong ký ức của nhiều người, thì món khoai mì hấp nước cốt dừa không chỉ ngon mà còn là một món quà của quê hương đáng gìn giữ.
Quay về tuổi thơ với cách làm khoai mì hấp nước dừa đúng vị truyền thống khiến ai cũng xao xuyến, bạn có muốn thử không? Hãy vào bếp, đặt hết tâm huyết của mình và khéo léo làm ra món khoai mì hấp nước cốt dừa ngon lành của người Nam Bộ và có những trải nghiệm thật thú vị bên căn bếp của mình nhé!
Nguồn gốc khoai mì
Khoai mì là tên gọi phổ biến của người dân miền Nam còn miền Bắc gọi là củ sắn. Đây là loại phần rễ phát triển thành củ màu trắng hay ngà và có chứa nhiều tinh bột. Cùng hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào nên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm này hợp lý còn có lợi cho thị lực và giảm cân hiệu quả.
Giá trị dinh dưỡng của củ khoai mì
Calories: 5879kcal
Carbohydrates: 922g
Protein: 87g
Fat: 223g
Saturated Fat: 146g
Cholesterol: 68mg
Sodium: 643mg
Potassium: 8456mg
Fiber: 57g
Sugar: 149g
Vitamin A: 794IU
Vitamin C: 426mg
Calcium: 1344mg
Iron: 33mg
Cách chọn khoai mì ngon bạn nên note lại nhé
Chọn củ tươi, thẳng, mập mạp, cạo nhẹ phần vỏ nếu có màu hồng nhạt là củ nên chọn. Còn những củ có lớp vỏ trong màu trắng chứa nhiều độc tố . Và nên sử dụng càng sớm càng tốt bởi để khoai mì lâu dễ bị chai sượng và khô.
Nếu có thời gian, bạn nên ngâm khoai mì với nước muối pha loãng trước một đêm để loại bỏ hoàn toàn độc tố.
Cách thực hiện nhanh món khoai mì hấp nước cốt dừa tại nhà
Khoai mì hấp nước cốt dừa là một món ăn ngon, dân dã đối với người Việt. Hãy cùng vào bếp ngay hôm nay và thực hiện món hấp ngon này cho bữa ăn gia đình mình thêm phong phú nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
(Cho 5 người)
Khoai mì 2 kg (khoai mì ruột vàng hoặc khoai mì trắng)Sữa đặc 200 grNước cốt dừa 500 mlMè rang 20 grDừa nạo 100 grĐậu phộng rang 150 grLá dứa 15 cáiMuối 1 ítĐường cát 100 grLựa chọn mua củ khoai mì ngon, dẻo, ít xơ
Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.
Tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước một ngày khi làm khoai mì hấp.
Trang thiết bị
Xửng hấp
Nồi
Chảo
Tô
Dĩa
Máy xay gia vị đa năng
Sơ chế nguyên liệu
Khoai mì rửa sạch đất, dùng dao cắt bỏ phần đầu và đuôi bởi hai nơi này chứa nhiều độc tố có hại cho sức khỏe. Tiếp tục khía một đường dài trên thân củ rồi dùng tay bóc phần vỏ đi. Sau đó ngâm vào thau nước muối pha loãng 2 tiếng để loại hêt độc tố rồi rửa lại với nước sạch nhiều lần. Cho củ khoai mì vào rổ cho ráo nước.
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc vừa và cho vào rổ.
Bắt chảo lên rang đậu phộng vàng. Rồi tiếp tục rang mè vàng. Dùng máy xay đậu phộng, mè cho nhuyễn.
Thực hiện làm món khoai mì hấp nước cốt dừa
Hấp khoai mì
Làm sạch lá dứa, để ráo.
Bắc nồi lên bếp, cho 1/2 phần lá dứa vào đáy nồi rồi cho khoai mì đã làm sạch vào nồi. Đậy nắp lại và hấp lửa vừa khoảng 30 phút cho khoai mì trong lại và chín mềm.
Cho hết 500ml nước cốt dừa, sữa đặc, 1/2 muỗng cà phê muối, lá dứa còn lại vào nồi khuấy đều tay, khi thấy hỗn hợp sôi lên thì cho khoai mì đã hấp chín vào, đảo đều nhẹ nhàng đến khi hỗn hợp hoà quyện và có độ sệt là đạt (có thể thêm đường hoặc sữa đặc ở bước này tuỳ khẩu vị).
Nấu nước cốt dừa
Bắt nồi lên bếp, cho 500ml nước cốt dừa, sữa đặc, 1/2 muỗng cafe muối và phần lá dứa còn lại. Liên tục khuấy đều tay khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi lên thì cho phần khoai mì hấp vào. Khi hỗn hợp sệt lại thì tắt lửa.
Chế biến muối chấm
Xay nhỏ đậu phộng, mè với một ít muối bằng máy xay sinh tố hoặc giã bằng tay.
Sau đó trộn đều 100gr đường cát vào hỗn hợp đã xay ở trên là hoàn thành phần muối mè chấm với khoai mì hấp.
Thưởng thức thành quả
Cho khoai mì hấp nước cốt dừa ra dĩa, rắc lên mặt tí muối mè cùng dừa nạo. Món ăn đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn và tràn ngập ký ức tuổi thơ.
Vậy bạn hãy dành những ngày rảnh rỗi muốn "đối gió" cho cả nhà với món điểm tâm không dầu mỡ hay nhiều chất đạm quen thuộc như phở, bún... Khoai mì hấp nước cốt dừa sẽ là lựa chọn thích hợp với cách làm đơn giản lại ngon miệng cho gia đình bạn nhé!
Bánh phồng An Giang món quà quê dân dã và bình dị Bánh phồng An Giang là món đặc sản nổi tiếng của thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân. Đây cũng là một món quà rất có ý nghĩa để du khách mang về làm quà cho người thân đấy nhé. Vậy các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu về món bánh phồng An Giang qua bài viết sau nhé! Bánh...