Món bánh canh Nam Phổ đặc sản nổi tiếng xứ Huế
Món bánh canh Nam Phổ không chỉ thu hút bởi mùi vị mà còn thật hấp dẫn với màu trắng của bánh xen lẫn nhân tôm thịt và màu xanh mướt của hành lá.
Khi dùng, bạn nhớ trộn thêm chút nước mắm ớt xanh, vài cọng hành ngò. Hương vị đậm đà của tôm thịt cùng hành ngò hòa quyện cùng sợi bánh canh tạo nên sự đặc sắc của cố đô Huế…
Món bánh canh Nam Phổ đặc sản nổi tiếng xứ Huế
Món bánh canh Nam Phổ món đặc sản nổi tiếng xứ Huế:
Bánh canh Nam Phổ là món hàng rong gia truyền của làng Nam Phổ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế), cách trung tâm thành phố chừng 10 km.
Không biết món ngon này có từ bao giờ nhưng nhiều gia đình ở làng Nam Phổ đã gắn bó với gánh bánh canh 3 – 4 đời nay. Nhiều chị, nhiều mẹ gánh bán từ thời con gái rồi lại truyền nghề cho con dâu, con gái.
Cách chế biến món bánh canh Nam Phổ:
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh canh:
Video đang HOT
Món ăn bình dị này được chế biến tỉ mỉ, công phu và tốn thời gian. Sợi bánh được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ “3 gạo – 1 lọc”. Thay vì được nhồi và cắt lát như các loại bánh canh khác thì bột phải chưng cất thủy.
Chưng chín vừa phải rồi đem xuống đánh đều. Cho bột vào túi ni lông sạch rồi ria xuống nồi nước đang sôi. Những người khéo tay sẽ dùng que rồi cho bột chảy theo ý mình. Bột sẽ ra từng con thuôn tròn. Sau đó, vớt ra rá để ráo nước.
Nước lèo nấu bánh canh Nam Phổ:
Theo chủ quán bánh canh Nam Phổ nổi tiếng ở 374 Chi Lăng, nước lèo nấu bánh canh Nam Phổ được dùng từ nước luộc tôm, cua tươi nên luôn có vị ngọt tự nhiên.
Làm nhân bánh:
Nhân bánh canh được chế biến từ thịt ba chỉ và tôm. Tôm là loại ở đầm, tươi, không tanh, thịt ngọt đậm đà. Tất cả được làm sạch, giã nhuyễn, viên nhỏ và nấu thành hỗn hợp sánh.
Tôm kết hợp với thịt ba chỉ tạo nên màu đỏ gạch trông rất bắt mắt và kích thích vị giác. Phải công nhận đây là món chả tôm thơm ngon độc đáo, riêng biệt. Khi bột trong nồi vừa chín tới, bỏ tôm và thịt viên vào. Chờ đến lúc đáy nồi vừa sền sệt thì người nấu phải canh lửa để giữ nóng đủ độ cho món ăn.
Thưởng thức bánh canh Nam Phổ Huế:
Bánh canh Nam Phổ ăn ở Huế mới mới “đúng điệu”, khác với bánh canh Nam Phổ ăn ở Hà Nội hay Sài Gòn đã “lai căng” đi ít nhiều. Đến Huế, bạn bè vẫn mời nhau ăn bánh canh Nam Phổ ở 374 Chi Lăng, Huế, giá 10-25 nghìn/tô và mấy tiệm ở chợ Đông Ba…
Bạn ở phương xa tới ngoài việc đưa bánh canh Nam Phổ vào danh sách “những món ngon phải ăn khi đến Huế”, cũng có thể tìm mua bánh canh làm sẵn cắt sợi ở chợ Đông Ba để trổ tài nữ công gia chánh tại nhà với món ăn xứ Huế này nhé.
Kẹo cau - Đặc sản tuổi thơ, ngậm mà nhớ Huế
Người Huế không ai không biết đến kẹo cau - thứ kẹo dân dã, mộc mạc như chính tên gọi nhưng là "đặc sản tuổi thơ" của biết bao thế hệ người dân Cố đô.
Với những người Huế xa quê, hẳn mới nghe thấy tên "kẹo cau" chắc cũng ngẩn ngơ nhớ về những ký ức tuổi thơ với bạn bè cùng trang lứa, với những lần ngóng mẹ đi chợ về với chút quà mọn nhưng đầy dư vị.
Nguyên liệu chính để làm kẹo cau là bột gạo và đường. Kẹo cau gồm có hai phần: Phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, được làm từ nước đường cô lại vàng óng; Phần ngoài màu trắng, làm bằng bột trộn đường, tượng trưng cho thịt cau.
Ngày xưa, khi làm kẹo cau, người ta có bỏ thịt quả cau vào trong kẹo nhưng vì mùi vị của cau khá hăng, không nhiều người ăn được nên sau này không cho vào nhân kẹo nữa. Kẹo cau ngày xưa thường được gói trong lá chuối để bán cho trẻ con xứ Huế. Ngày nay, kẹo cau được đóng gói chỉn chu lịch sự để bán cho các du khách dễ dàng mua về làm quà.
Kẹo có vị ngọt thanh, ngậm tan từ từ vì kẹo khá cứng. Người lớn thường ăn kẹo cau khi uống trà, vị ngọt của kẹo cau thêm vị đắng đắng của trà tạo nên mùi vị mới lạ kích thích vị giác.
Trong bài viết "Tết về nhớ cái kẹo cau", tác giả Hoàng Hải Lâm miêu tả: Ôi cái kẹo cau ngọt thanh đến lạ lùng, giòn tan đến từng thớ. Tôi thường bỏ cái kẹo cau vào miệng nhai rau ráu, âm thanh phát ra cứ như bắp rang trên chảo. Chị và em gái tôi chọn cách ăn rất con gái, cứ bỏ cái kẹo cau vào miệng để chúng tự tan ra từ từ, nước đường ngọt bùi ngấm vào trong miệng rồi nuốt đánh ực. Ăn kẹo cau kiểu này thì vài ba cái cũng được một buổi sáng, còn vài cái để sang đến chiều thế là suốt ngày được ăn kẹo cau.
Một miếng kẹo cau ngòn ngọt mà trở thành hương vị của cả quãng trời tuổi thơ; ngòn ngọt thôi mà dư vị theo cho đến hết năm dài tháng rộng. Những khi khốn khó, lại nhớ về kẹo cau của thửa hàn vi. Khá giả rồi, đủ đầy rồi với biết bao loại quà bánh sặc sỡ, nhiều chủng loại, cũng lại nhớ miếng kẹo cau hồn nhiên, dân dã. Nếu có món gì ăn "ngậm mà nghe", thì kẹo cau là một trong số đó...
Nếu có dịp ghé Huế, kẹo cau chắc chắn là món đặc sản không thể bỏ qua cho du khách. Những người Huế xa quê hương mỗi khi về thăm nhà, lúc ra đi cho dù có nặng nề đến mấy, trong xách tay họ cũng có vài bì kẹo cau làm quà. Và trên hành trình tha hương ấy, ngậm một miếng kẹo cau để kéo dài thêm sự luyến lưu với sông Hương, núi Ngự...
Ngày nay, kẹo cau được bày bán ở rất nhiều địa điểm như các cửa hàng bán đặc sản Huế, chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, trạm dừng chân... rất dễ dàng để sở hữu một món kẹo đặc trưng của Huế. Có người nói nghe tiếng Huế đã thấy ngọt ngào, ăn kẹo Huế vào nữa chỉ muốn tan chảy ra mà ở lại Huế, không muốn bước chân đi. Ôi, kẹo Huế!
Bánh canh Tràng Bảng: Đặc sản không nên bỏ lỡ khi đến Tây Ninh Món bánh canh là món ăn quen thuộc ở nhiều địa phương trong cả nước nhưng mỗi nơi lại mang một mùi vị đặc trưng riêng. Điều đó cũng làm nên sự khác biệt cho món bánh canh của vùng Trảng Bàng - Tây Ninh. Cùng với thời gian, món bánh canh Trảng Bàng đã chinh phục được thực khách và nhanh chóng...