Món ăn Việt Nam từ Nam chí Bắc phần 5
Nếu như các món ăn miền Bắc và miền Trung tinh tế, cầu kì, thì các món ăn miền Nam đặc biệt với vẻ bình dân và ngon say đắm lòng người.
Bánh pía Sóc Trăng (Bò nướng xẻng)
Bánh pía từ lâu đã là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng. Thưởng thức vài chiếc bánh cùng ngụm trà gừng, buôn đôi ba câu chuyện thêm ấm lòng du khách.
Chuột đồng Cao Lãnh – Đồng Tháp
Chuột có nhiều cách chế biến như xào lăn, xé phay, nướng, xối mỡ, chiên rôti, luộc cơm mẻ, bằm nhỏ xào sả ớt gói với rau sống và bánh tráng… mỗi món mang một hương vị khác nhau. Người ta hay ướp tỏi và rượu đơn giản trước khi nướng chuột tươi trên than hồng đến khi chín vàng là được.
Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, được làm từ bột gạo, có nhiều loại nhân và chỉ đổ với nhân tôm, bề mặt màu trắng tinh, điểm xuyết lên đó là màu đỏ gạch của tôm, màu xanh của hành thái nhỏ.
Video đang HOT
Lẩu mắm U Minh (Cà Mau)
Mắm được nấu rã thịt, lọc kỹ xương, nêm nếm bột ngọt, đường cho vừa ăn rồi cho vào lẩu. Để cho dậy mùi người ta còn bổ sung thêm một ít lá sả bằm mịn, phần gốc sả đập dập cho vào lẩu. Để làm cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh, người ta cho vào một ít sữa bò thay đường. Đến U Minh đừng quên thưởng thức món lẩu mắm cực ngon này nhé!
Lẩu mắm U Minh
Cách nêm canh chua ngon cho người lần đầu vào bếp
Cách nêm canh chua chuẩn vị cho người lần đầu vào bếp có khó quá hay không? Canh chua là một món ăn bao hàm cả chua - cay - mặn - ngọt rất đa dạng ở mỗi vùng miền. Nó tạo nên sự thống nhất mà cũng rất phong phú cho nền ẩm thực nước ta.
Tuy nhiên, cách nêm canh chua ngon không hề đơn giản mà bạn phải có bí quyết riêng. Bí mật là gì? Hãy xem bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nét đặc biệt của món canh chua
Cách nêm canh chua tại sao lại quan trọng như vậy? Bản thân món canh chua luôn được nhiều gia đình yêu thích và sử dụng quanh năm. Ở một đất nước nhiệt đới như Việt Nam, vị chua đóng vai trò rất quan trọng. Chúng vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa cân bằng nhiệt và hương vị.
Gắn bó với đời sống của người Việt, món canh chua cũng dần thay đổi theo phong tục từng vùng miền. Theo đó mà biến tấu thành những phiên bản riêng. Ăn bát canh chua của mỗi vùng miền, cũng phần nào thưởng thức được những gì tinh túy và đặc sắc nhất của vùng đó.
2. Cách nêm canh chua theo kiểu miền Bắc
Cách nêm canh chua của miền Bắc khá đặc biệt. Người miền Bắc hay chuộng trái cây mùa hè như sấu để tạo vị chua cho món canh chua này. Sấu mua về, đem rửa sạch rồi cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài. Mỗi bát canh chua chỉ cần vài quả sấu là đúng vị. Nếu ít quá sẽ khiến nước canh bị nhạt, nhiều quá sẽ khiến vị chát. Quả sấu được chọn không nên quá non hoặc quá nát.
Nếu hết mùa sấu thì món canh chua sẽ được nấu từ mẻ. Mẻ là một loại gia vị được làm từ bún hoặc cơm nguội để lên men, có màu trắng sữa và vị chua nhẹ. Người miền Bắc thường chọn cá diêu hồng để nấu canh chua. Thêm một vài lát cà chua để tạo màu sắc và hương vị. Cuối cùng, họ cho thêm vài cọng dọc mùng và rắc lá thì là lên để món ăn thêm đậm đà. Vậy là đã xong món canh chua đúng vị miền Bắc rồi!
3. Canh chua miền Trung - cách nêm canh chua theo vùng miền
Người miền Trung thường chọn khế để làm hương liệu cho món canh chua mà mình yêu thích. Quả khế được chọn vừa chín tới, màu da căng mọng để có vị chua thanh nhất. Nếu sợ chua quá, bạn cắt khế thành từng lát mỏng. Sau đó chần qua nước sôi rồi bóp nhẹ để loại bỏ chất chua. Còn những ai thích độ gắt, thử thách thì thái miếng vừa ăn rồi xào cho đến khi chất chua thật đậm đà là được.
Món canh chua của người miền Trung thường nấu với hến. Hến cùng loại với nghêu nhưng nhỏ hơn và rất ngọt. Hến đem về, rửa sạch, luộc chín lấy nước, tách lấy phần thịt để xào với hành. Sau đó đổ nước dùng lên trên, cho khế và ít cà chua vào nấu cùng. Cuối cùng, cho lá ngò gai đã cắt nhỏ vào. Vậy là món canh chua của người miền Trung đã hoàn thành và thực sự bùng nổ nơi cuống họng. Với vị chua gắt của khế, vị đậm đà của rau răm và vị ngọt của khế.
4. Canh chua miền Nam - cách nêm canh chua ngon
Món canh chua miền Nam được biết đến nhiều nhất là canh chua cá lóc hoặc canh chua tôm. Cá lóc nếu lớn thì cắt khúc, nếu nhỏ thì rạch vài đường rồi cắt đôi. Sau đó nấu cho chín rồi cho từ từ các nguyên liệu như bạc hà, dứa, đậu bắp, giá đỗ, cà chua vào. Đừng quên cho một ít ngò om, hành lá và một chút đường cho đậm đà.
Người miền Nam thích ăn ngọt. Vậy nên một bát canh chua đúng chuẩn phải có vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà nhưng không quá gắt. Nếu cho vào bát cơm trắng thì không cần nấu thêm món nào cho ngày đó.
Món canh chua miền Nam không phi hành vì mùi hành sẽ át mất mùi đặc trưng của rau thơm. Cá cũng không cần chiên sơ định hình gì cả, sẽ làm cho món canh bớt thanh vì dầu mỡ và miếng cá cũng không ngọt nguyên bản vì đã rán qua dầu.
5. Lưu ý khi nêm canh chua chuẩn vị
Muốn nêm canh chua ngon nhất, bạn cũng cần phải lưu ý những điều quan trọng sau đây:
Canh chua đặc biệt có vị rất ngon với tỏi phi. Có một số cách nấu khác mà bạn có thể cho thêm sả (kiểu chua như lẩu Thái). Đôi khi nếu bạn muốn canh chua đơn giản mà không ngấy thì có thể không cần đến bước phi tỏi ngay.Nước dùng canh chua cá thì làm như trên. Nếu bạn nấu canh chua tôm thì phải bớt đường, bớt chua.Khi cho muối vào canh chua phải cẩn thận vì muối cũng sẽ góp phần đẩy chua. Làm cho vị của canh đậm hơn.Nếu nồi canh chua nấu với rau xanh (rau muống, mồng tơi ...) thì gia vị chua gần hết, cho vào để giữ màu xanh của cải.
Trên đây là những cách nêm canh chua chuẩn vị theo 3 miền cho bà nội trợ lần đầu vào bếp. Bạn hãy tham khảo và lần lượt ứng dụng, trổ tài ngay nhé! Hy vọng bạn sẽ nấu được tô canh chua ưng ý cho cả gia đình thân yêu cùng thưởng thức. Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!
Các món đặc sản miền Nam Mỗi một vùng đất đều có nét đặc trưng và văn hóa riêng. Khi đến với miền Nam, nét đặc trưng không thể nào quên được là ẩm thực. Nói đến đặc sản miền Nam, có lẽ những du khách tới đây tham quan là những người quan tâm nhất. Bài viết này sẽ chia sẻ một số trong những món ẩm thực...