Món ăn vặt chỉ nhìn đã rợn người nhưng rất phổ biến ở Zimbabwe
Một số người có thể rùng mình khi nghĩ đến việc ăn một con sâu lúc nhúc, mềm oặt trong miệng, nhưng người dân ở Zimbabwe lại nói rằng những con sâu bướm được nấu chín kỹ là một món ăn cực kỳ tuyệt vời.
Sâu bướm ở Zimbabwe được gọi là “amancimbi”, chúng thường được bán ở hầu hết các siêu thị và thường có giá cao hơn những loại thực phẩm khác. Những con sâu bướm này thuộc loài Gonimbrasia belina, thường được gọi là bướm đêm Hoàng đế. Nó còn có tên là “sâu mopane”, vì thường ăn lá cây mopane, loại cây mọc nhiều vào mùa hè và chỉ có thể tìm thấy ở một số quốc gia Nam Phi.
Không có tài liệu lịch sử nào về món sâu bướm ở Zimbabwe. Tuy nhiên, trong hang Pomongwe ở Zimbabwe, người ta phát hiện ra rất nhiều sâu bướm khô được cho là đã gần 6000 năm tuổi.
Các nhà thám hiểm châu Âu và những người định cư đầu tiên đến miền nam châu Phi vào thế kỷ 19 đã ghi lại việc thu thập, tiêu thụ sâu bướm, nhiều người nói thêm rằng họ thấy món ăn này thật sự rất kinh dị.
Theo hiệp hội lương thực và nông nghiệp (FAO), sâu bướm mopane là một trong những sản phẩm tài nguyên lâm nghiệp nổi tiếng và có giá trị kinh tế quan trọng trong khu vực rừng rậm ở miền nam Zimbabwe, Botswana và miền bắc Nam Phi.
Người ta ước tính có 9.5 tỷ ấu trùng sâu bướm mopane được thu hoạch hàng năm ở Nam Phi, 20.000km2 rừng cây mopane trị giá 85 triệu USD.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sâu bướm mopane không chỉ tốt cho việc ăn theo quan điểm dinh dưỡng vì chứa nhiều protein, mà chúng còn có thể là chìa khóa để duy trì sự cân bằng sinh thái.
Sâu bướm thường được thu hoạch trong mùa mưa, sau đó chúng được làm sạch, phơi khô để bảo quản và sẵn sàng tiêu thụ trong suốt cả năm.
Video đang HOT
Những con sâu khô và giòn được xem như một món ăn nhẹ, hoặc chúng có thể được nấu trong nước sốt, thêm vào cháo ngô. Hầu hết mọi người thích chiên chúng với sự kết hợp của cà chua, tỏi, đậu phộng, ớt và hành tây.
Sâu bướm mopane cũng có thể được thêm vào món hầm, luộc để làm mềm thịt hơn hoặc đơn giản là ăn sống. Khi chúng còn tươi, chúng ít dai hơn, có hương vị đặc biệt không bị pha lẫn bởi các thành phần khác.
Theo Dân Việt
Thú vị như người phương Tây, bảo trứng bách thảo "đáng sợ" nhưng cũng có những món đặc sản gây hoang mang không kém
Điều bí ẩn này chắc chỉ có thể lý giải bằng sự khác biệt và đa dạng trong văn hoá của các nước thôi nhỉ, hãy cùng khám phá những món ăn "chất chơi" của bạn bè quốc tế sau đây nhé.
Đã bao nhiêu lần chúng ta thấy các người bạn quốc tế phía bên kia bán cầu cảm thấy "hoang mang" trước nhiều món ăn châu Á, nhất là các món ăn lên men, để lâu như trứng bách thảo, huyết lợn, mắm tôm... hay các món ăn liên quan đến tính nhân đạo hãy còn nhiều bình luận trái chiều như trứng vịt lộn. Vì lý do này mà trứng vịt lộn còn được đưa vào danh sách những món ăn kinh dị nhất thế giới bởi báo nước ngoài.
Một phản ứng thường thấy của người nước ngoài khi ăn trứng bắc thảo. Nguồn ảnh: The Bell Life.
Tuy nhiên điều chúng ta không nhận ra là ở nhiều nước phương Tây, cũng có các món đặc sản gây e dè không kém:
Bánh pancake huyết lợn (Phần Lan & Thuỵ Điển)
Pancake thì ai cũng biết, huyết cũng là một món ăn ngon đối với một số người. Tuy nhiên pancake làm từ bột mì, bơ mà trộn với huyết thì... hơi khó tưởng tượng nhỉ? Ấy thế mà món này được xem là món ăn bổ dưỡng giàu chất sắt của Phần Lan và Thuỵ Điển, có tên là Bloodplttar hoặc Veriohukainen.
Món bánh này được làm từ sữa tươi, bột mì rye, mật mía đen, hành, bơ và... huyết lợn. Huyết lợn ở dạng lỏng được cho vào cùng với các nguyên liệu còn lại và trộn như pancake bình thường, sau khi làm chín thì thường ăn cùng với mứt dâu lingon.
Canard à la presse (Pháp)
Tên Việt hoá của món này là vịt bóp, nhưng cái tên này không đủ để mô tả món ăn này. Thoạt nhìn đây là món vịt bình thường, tuy nhiên cách làm mới khiến nhiều người phải suy nghĩ. Một con vịt vừa đủ trưởng thành, còn trẻ và mập mạp sẽ được giết chết bằng cách... chèn cho nghẹt thở. Cách này được cho là giúp giữ máu trong thịt không bị thất thoát, song nhiều nhà nhân đạo cũng cho rằng quá trình này gây đau đớn tột cùng cho chú vịt. Cách này trong tiếng Anh có tên asphyxiate, từ này cũng dùng để mô tả hành động chèn cho nghẹt thở của các thế võ trong quân đội. Cũng như món trứng vịt lộn khiến nhiều người phương Tây "sợ hãi" thì món này cũng không được nhiều nhà quyền lợi động vật đánh giá cao. Sau đó, xác vịt sẽ được cho vào một dụng cụ đặc biệt, và đầu bếp sẽ dùng sức ép để chắt ra máu. Phần máu này hoà lẫn với vụn thịt và các bộ phận khác và được dùng để chế biến các món ăn khác.
Tuy nhiên, dù có thế nào thì cũng không thể chối bỏ rằng món vịt bóp này chính là một trong những tinh hoa ẩm thực Pháp, với cách chế biến được đánh giá là giúp thịt vịt mềm và ngon ngọt hơn.
Hákarl (Iceland)
Những tưởng các món lên men phải khiến nhiều người phương Tây "chạy dài" do mùi hương, tuy nhiên ở Iceland lại nổi tiếng với món thịt cá mập "ỉu" (rotten sharks). Xác cá mập được chôn dưới đất và nén bằng những hòn đá để ép ra các chất độc trong cơ thể cá. Sau khi đã ép hết độc thì những xác này sẽ được treo lên phơi khô.
Cá mập Greenland với chất kịch độc trong cơ thể.
Phải làm như vậy là do thịt cá mập Greenland - đặc sản của Iceland được biết là có hàm lượngd dộc tố cao trong cơ thể. Được biết quá trình thải độc này mất đến... vài tháng.
Casu Marzu (Ý & Pháp)
Món phô mai giòi thì quá nổi tiếng, đến mức ai không hảo phô mai cũng phải biết. Đơn giản vì nó... có giòi. Ta đã từng thấy nhiều người nước ngoài "giật mình thon thót" với các món đun dừa chấm mắm còn ngoe nguẩy, song món phô mai độc đáo này lại khá phổ biến với nhiều người sành ăn phô mai.
Theo như quyển sách hướng dẫn ăn các món ăn "kinh dị" nhất thế giới của Mark Frauenfelder, vẫn có sự lựa chọn cho những người không ưa côn trùng sống. Những người này có thể chụp một lớp màn nilon bọc quanh món phô mai này, khiến các con côn trùng phải nhảy "tí tách" vì thiếu dưỡng khí, chờ cho chúng chết đi rồi... thưởng thức.
Surstrmming (Thuỵ Điển)
Hay còn gọi là món cá trích Baltic, cá trích lên men, là một món ăn truyền thống của Thuỵ Điển, thường được đánh bắt ở vùng Biển Bắc trước mùa sinh sản. Đây tưởng chừng là một món cá ngâm muối bình thường, tuy nhiên lại đặc biệt ở chỗ lượng muối được dùng. Lượng muối được dùng để bảo quản món cá này là rất ít, chỉ vừa đủ để không thối rữa. Quá trình lên men của món cá này mất ít nhất 6 tháng, mang lại cho thành phẩm một mùi hương mạnh mẽ, có vị chua nồng. Được biết, nhiều người bản địa đôi khi cũng không chịu nổi mùi hương này.
Theo Trí thức trẻ
Phóng viên Lonely Planet kể chuyện ăn nhện rán, sâu khô Các phóng viên, biên tập viên của chuyên trang du lịch nổi tiếng Lonely Planet đã chia sẻ những trải nghiệm ẩm thực kỳ quặc và khó quên của mình trong các chuyến trải nghiệm. Nhện rán, Campuchia: Trong nhiều năm chu du, Matt Phillips không thể quên một khay thức ăn được bày ở Skuon, Campuchia. Đó là những con nhện tarantula...