Món ăn từ dơi đặc sản của dân nhậu miền Tây
Món ăn từ dơi là món đặc sản của dân nhậu miền Tây. Nếu có dịp đến miền Tây, bạn nhất định phải tìm ăn cho được món ăn từ dơi, để tận hưởng mùi thịt dơi thơm ngọt tự nhiên, cảm nhận món ăn đặc sản của miệt sông nước này nhé!
Nhiều thực khách sẽ “khóc thét” khi thấy cách chế biến dơi của người dân miền Tây, nhưng rồi sẽ bị “đốn tim” bởi những món ăn này mang hương vị đậm đà, thịt ngọt, bổ dưỡng và kích thích vị giác.
Món ăn từ dơi – đặc sản của dân nhậu miền Tây
Đôi nét về dơi:
Miền Tây là nơi quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương…
Người dân miệt sông nước chỉ sử dụng hai loại dơi chính là dơi sen và dơi quạ để chế biến món ăn.
Dơi quạ là dơi đen và to con hơn, dơi sen màu lông chuột. Hai loại dơi này đều xấu và hôi nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm và trở thành món nhậu ngon trứ danh của người dân nơi đây.
Cách bắt dơi:
Để bắt được dơi, vào chập tối, người ta dùng lá mì chụm lại thổi, bắt chước tiếng dơi kêu để dẫn dụ chúng đến. Sau khi nghe tiếng dơi mồi kêu, dơi thường tìm đến và sà xuống thấp.
Cứ thế dân săn dơi cứ dùng vợt mà bắt. Càng về đêm, dơi xuống càng nhiều nên việc bắt dơi lúc đó vô cùng dễ dàng.
Video đang HOT
Món ăn từ dơi:
Dơi nhờ ăn toàn trái cây nên thịt rất ngon, ăn rất mát và bổ, có thể chế biến thành nhiều món như: dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt, nướng chao, nướng than tàu…nhưng nhiều người rất thích nhất vẫn là món dơi sen nấu cháo và dơi xào lăn.
Cách chế biến dơi:
Để làm món dơi ngon, thao tác làm thịt dơi phải đúng cách, nếu không thịt dơi sẽ mất đi hương thơm và vị ngọt.
Đặc biệt, khi làm thịt dơi không được rửa nước. Người chế biến nắm cánh dơi, lột da, rồi ngắt phía sau rút hết ruột, thế là xong.
Để nấu cháo, thịt dơi có thể băm nhỏ hoặc cắt miếng, bắc chảo lên khử tỏi cho thơm, rồi để thịt vào xào, vừa chín thì lấy ra cho vào nồi cháo nấu tiếp.
Nêm nếm vừa ngon thì dùng tô đã chuẩn bị sẵn, rau bắp chuối để dưới và múc cháo vào, ăn nóng. Tiêu, ớt, chanh xắt và nước mắm chua ngọt sẵn sàng để tuỳ theo khẩu vị mà người ăn có thể thêm vào. Điểm độc đáo là cháo dơi rất thơm ngọt tự nhiên.
Sau khi sơ chế dơi được chặt thành từng khúc nhỏ, xào với sả, ớt. Miếng thịt dơi xào lăn vừa mềm vừa giòn, ngọt đượm đà, bùi bùi, ngai ngái đặc trưng lẫn trong sả cay, ớt nồng khiến ta vừa ăn vừa hít hà và nhớ mãi.
Theo kinh nghiệm của người dân, dơi càng hôi thì thịt càng đậm đà. Huyết dơi có tính hàn, mát, trong dân gian thường pha huyết dơi với rượu được cho là có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, thị lực kém…
Những món ăn khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam
Tạp chí Rough Guides chuyên về du lịch của Anh đã đưa ra danh sách những món ăn nên thử khi có dịp đến Việt Nam.
Theo Rough Guides, các món ăn Việt Nam mang đến hương vị riêng biệt, khó quên. Chúng hội tụ đủ hương vị từ mặn, ngọt, chua, cay... và còn đặc biệt hơn nhờ có nước mắm. Các món ăn sử dụng nhiều loại thảo mộc tươi và không quá cay do phần sốt ớt thường được phục vụ riêng.
Trang Rough Guides cũng gợi ý một số món ăn mà khách du lịch không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Việt Nam.
Cơm tấm
Món ăn đường phố "độc quyền" ở TP.Hồ Chí Minh được các thực khách phương xa yêu thích. Hiện nay, món này xuất hiện ở nhiều nơi trên khắp Việt Nam. Ban đầu, cơm tấm được cho là món ăn của những nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vào những năm mùa màng thất thu, người dân không có gạo ngon để bán. Do đó, họ dùng gạo vỡ (gạo tấm) để nấu ăn vì có sẵn trong gia đình. Loại gạo này cũng giúp người ăn no lâu. Tới đầu thế kỷ 20, món này trở nên phổ biến ở các tỉnh thành Nam Bộ, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh.
Bánh xèo
Bánh xèo là tên gọi xuất phát từ tiếng xèo xèo khi đổ bột vào chảo nóng. Những chiếc bánh dẹt chiên giòn đầy ắp nhân tôm, thịt, giá đỗ, trứng... cuộn cùng bánh tráng và chấm mắm chua ngọt là món ăn chơi được rất nhiều người Việt và cả du khách nước ngoài ưa thích. Có nguồn gốc ở miền Trung và miền Nam nhưng hiện nay bánh xèo đã phổ biến khắp nơi và không khó để tìm ra hàng bánh ở cả ba miền.
Bánh xèo là món ăn không thể bỏ qua khi đến thăm Việt Nam. Ảnh: LĐO
Cao lầu
Khu vực miền Trung, đặc biệt Hội An (Quảng Nam), là lựa chọn tốt nhất để thưởng thức cao lầu. Tương truyền, một bát cao lầu chính hiệu phải được nấu bằng thứ nước riêng. Điều đó khiến Hội An trở thành nơi tuyệt vời để du khách phương xa thưởng thức món cao lầu chuẩn nhất.
Cao Lầu được xem là món ăn đặc sản của Hội An. Ảnh: LĐO
Bánh mì
Bánh mì là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng nhất Việt Nam. Từ loại bánh mì dài (baguette) của Pháp du nhập vào Việt Nam thế kỷ 19, người Việt đã sáng tạo thêm các loại nhân ăn kèm tạo thành món ăn dân dã nhưng vô cùng ngon miệng, chinh phục thực khách không chỉ trong nước mà còn đông đảo thực khách nước ngoài.
Bánh mì Việt Nam là món ăn nổi tiếng với những du khách nước ngoài. Ảnh: LĐO
Phở
Nhắc đến ẩm thực Việt không thể không nhắc tới phở, món ăn "quốc hồn quốc túy" của dân tộc. Phở có thể ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng được ưa chuộng nhất cho bữa sáng. Một bát phở thường bao gồm sợi phở, nước dùng, thịt bò (tái, chín, gầu...) hoặc gà đi kèm các gia vị tươi như chanh ớt và một số loại rau sống. Có nguồn gốc từ miền Bắc nhưng phở hiện là món ăn phổ biến khắp cả nước.
Bát phở sáng của người Hà Nội. Ảnh: Phương Chi
Chả cá
Món này được cho là có nguồn gốc từ Hà Nội. Đây là món chả có nguyên liệu chính từ cá (thường là cá lăng). Đầu bếp thái miếng cá, đem tẩm ướp rồi rán trong chảo mỡ cùng hành thì là. Ngoài Hà Nội, tạp chí này cũng gợi ý du khách thưởng thức chả cá ở Đà Nẵng. Nhờ vị trí thuận lợi, nguồn hải sản ở đây đặc biệt tươi ngon
2 cách làm mắm cá lóc chưng đơn giản, siêu ngon, hao cơm ai cũng mê Mắm là một món ăn đặc sản của người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở miền Tây nói riêng. Trong đó, mắm cá lóc chưng là một món hấp thơm ngon khiến cho mâm cơm nhà bạn thêm đưa vị và ngon miệng hơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau vào bếp để thực hiện một món ăn...