Món ăn thuốc từ cá chim
Chim, thu, nụ, đé là 4 loại cá quý được đánh bắt trên biển, có giá trị dinh dưỡng cao (tứ quý ngư). Trong đó cá chim là đặc sản hàng đầu.
Chim, thu, nụ, đé là 4 loại cá quý được đánh bắt trên biển, có giá trị dinh dưỡng cao (tứ quý ngư). Trong đó cá chim là đặc sản hàng đầu. Trong 100g thịt cá chim trắng có: 75,2g nước; 19,4g protid; 5,4g lipid; 1,1g tro; 15mg calci; 0,6mg sắt; 185mg phospho; 145mg natri; 263mg kali; các vitamin C, PP, B1, B2,…; cung cấp 126kcalo. Trong 100g cá chim đen có 76,3g nước; 19,8g protid; 2,5g lipid; 1,3g tro; 43mg calci; 204mg phospho; 0,6mg sắt; 94mg natri; 196mg kali; các vitamin; cung cấp 102kcalo. Cá chim được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn, đồng thời cũng cho giá trị chữa bệnh cao.
Cá chim trắng là đặc sản quý, giàu dinh dưỡng và có giá trị chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền, cá chim còn gọi là xương ngư, bình ngư, thoa phiến ngư…, tên khoa học: Stomateoides argenteus Euphrasen. Vị ngọt mặn, tính hơi ôn; vào tỳ và thận. Có tác dụng kiện tỳ dưỡng huyết, bổ vị, cố tinh, nhu lợi cân cốt. Dùng cho các trường hợp ăn kém, suy nhược, hồi hộp đánh trống ngực (tâm quí), đau đầu hoa mắt chóng mặt; mất ngủ, ngủ kém, quên lẫn, đau nhức, mỏi mệt, tê bại vùng cổ, thắt lưng và tay chân. Liều dùng hằng ngày: 200 – 250g dưới nhiều cách chế biến như nấu, hầm, xào, om, chiên rán.
Canh cá chim hạt dẻ: cá chim 250g, hạt dẻ 15 – 30 hạt. Cá chim làm sạch, hạt dẻ đập bỏ vỏ, thêm gia vị vừa ăn; nấu canh. Dùng cho các trường hợp phong thấp, thoái hóa xương khớp, đau lưng mỏi gối, đau nhức, yếu mỏi tay chân.
Canh ngài tằm cá chim: cá chim 250g, ngài tằm 20 con. Cá chim làm sạch, thêm gia vị vừa ăn; nấu canh. Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, di tinh tảo tiết.
Video đang HOT
Canh xương ngư nhị bạch: cá chim 250g, bạch truật 15g, bạch thược 15g. Sắc thuốc lấy nước bỏ bã; cá chim làm sạch, cắt khúc, cho vào nước thuốc, nấu canh, thêm gia vị vừa ăn. Dùng cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do tỳ vị hư nhược, thiếu máu do huyết hư thiểu dưỡng.
Canh cá chim đậu trắng: cá chim 250g, đậu trắng hạt to 30g. Cá chim rửa sạch, cắt khúc lớn, cho đậu, gừng tươi đập giập, nấu canh; thêm hành sống và gia vị vừa đủ. Dùng cho các trường hợp tiêu hóa kém, chán ăn, người gày yếu.
Cá chim hầm sâm qui thục hoài sơn: cá chim 250g, đảng sâm 15g, đương qui 15g, thục địa 15g, sơn dược 20g. Dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; cá chim rửa sạch, cắt khúc cho vào hầm. Dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm do huyết hư, hồi hộp mất ngủ, suy nhược mỏi mệt.
Kiêng kỵ: Người có mỡ máu cao, tăng huyết áp, bệnh mạch vành cần thận trọng, không nên ăn nhiều.
Bên cạnh loài trên, một số loài cá cũng gọi là cá chim: cá chim gai, cùng họ cá chim trắng (Psenopssis anomona); cá chim đen: cỡ nhỏ, có lớp “vảy” đen bọc ngoài (Formio niger); cá chim Ấn Độ thuộc họ cá chim 2 vây Momeidea (Psenes indieus). Và hiện nay, có loại cá chim nước ngọt (Colossoma brachypomum), nguồn gốc Nam Mỹ.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Bài thuốc hay giúp chàng tự tin lâm trận
Theo Đông y, nguyên nhân là do cơ thể suy nhược (tâm tỳ bị tổn thương làm tinh khí hao kiệt); do rối loạn thần kinh chức năng (thận hư gây bại tinh huyết); do viêm nhiễm lâu ngày; sỏi niệu quản... Sau đây là một số bài thuốc hỗ trợ trị bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Liệt dương do suy nhược cơ thể (tâm, tỳ hư): người bệnh da xanh, ăn kém ngủ ít, di tinh liệt dương; rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Phép chữa: ôn bổ tâm tỳ. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, trâu cổ 8g, sa nhân 6g, hoàng tinh 12g, cám nếp 12g, cao ban long 8g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Quy tỳ thang: bạch truật 4g, nhân sâm 4g, chích huỳnh kỳ 4g, phục thần 4g, đương quy 4g, toan táo nhân 4g, viễn chí 2g, mộc hương 2g, chích thảo 4g, long nhãn nhục 5 quả, táo tàu 4 quả, gừng sống 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 ngày nghỉ 10 ngày, uống liên tiếp trong 3 tháng.
Liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: người bệnh sắc mặt trắng, đau lưng, ù tai, mỏi gối, mắt mờ, ăn kém, sợ lạnh, tay chân lạnh, ngủ ít, di tinh, liệt dương, hồi hộp, mạch trầm tế nhược. Phép chữa: ôn bổ hạ nguyên, an thần. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm: đảng sâm 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 8g, sơn thù 9g, kỷ tử 12g, chích thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Ban long hoàn: thục địa 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 12g, bá tử nhân 12g, phục linh 12g, lộc giác giao 20g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-30 viên.
Bài 3: bố chính sâm 12g, hoài sơn 12g, sâm cau 8g, trâu cổ 12g, cam thảo nam 8g, kỷ tử 12g, cáp giới 8g, ngũ gia bì 8g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộc 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Liệt dương do viêm nhiễm: hay gặp trong sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang mạn tính. Người bệnh có triệu chứng liệt dương, khát nước, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch nhu sác. Phép chữa: tư âm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: vỏ núc nác 12g, ý dĩ 12g, mạch môn 12g, kỷ tử 12g, thục địa 12g, trâu cổ 8g, huyết đằng 12g, hà thủ ô 12g, phá cố chỉ 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoàng bá nam 20g, ý dĩ 16g, trâu cổ 16g; mạc môn, kỷ tử, thục địa, ích trí nhân, ô dược, ngưu tất mỗi vị 12g; tỳ giải 24g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 20 thang.
Theo SKDS
Bí quyết dân gian chữa bệnh trĩ bằng thịt lươn Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua...