Món ăn thuốc chữa ra mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới bị.
Ảnh minh họa
Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Nguyên nhân theo Đông y là do âm hư, không nuôi dưỡng tốt phần lý nên lúc ngủ mồ hôi toát ra. Sau đây là một số món ăn thuốc chữa trị.
C háo phù tiểu mạch: gạo tẻ ngon 50g, bột phù tiểu mạch 20g. Gạo vo sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo gần chín thì cho bột phù tiểu mạch vào đun tiếp. Ăn nóng vào sáng và tối. Tác dụng bổ tỳ vị giảm sốt, chữa đổ mồ hôi trộm, viêm gan mạn tính.
Cháo thục địa: gạo tẻ ngon 50g, thục địa 30g. Thục địa đập vụn gói trong túi vải, cho vào nồi, đổ nước ngâm một lúc rồi đun sôi sau đun nhỏ lửa, bỏ túi vải bọc bên ngoài, đổ gạo đã vo sạch vào cùng nấu cháo.
Mỗi ngày ăn 1 bát vào buổi sáng lúc đói, mỗi đợt 10 ngày. Tác dụng: bổ thận dương, bổ can huyết, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều.
Cháo cá thu: cá thu 250g, gạo tẻ ngon 100g; hành lá bột gia vị, tiêu bột vừa đủ, gừng 10g, rượu 10g muối 10g. Cá mổ bỏ ruột, rửa sạch, để trong bát, cho thêm gừng hành muối, hấp chín. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo loãng, cuối cùng cho thịt cá, bột ngọt tiêu bột là được.
Chia ăn trong ngày theo bữa. Tác dụng: bổ khí, chữa các chứng đổ mồ hôi trộm, liệt dương, vàng da bí tiểu.
Cháo cá quả: cá quả 1 con 200g, bột gạo tẻ ngon 50g, bột ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị.
Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước ngọt, cho bột gạo, bột ngũ vị vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Cháo chín cho bột ngọt, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.
Canh trai: trai đồng 200g, lá hẹ 50g, bột gia vị vừa đủ. Rửa sạch trai, hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra; ruột trai làm sạch thái nhỏ, ướp gia vị, xào ngấm mắm muối; rau hẹ rửa sạch thái vừa miếng.
Đun sôi nước trai, thả rau hẹ, thịt trai vào, canh sôi lại là được. Ăn uống ngày 1 lần, liền 5 ngày.
Canh lá dâu thịt nạc: lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm nước, đun sôi, cho lá dâu vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
Đây là lí do nhà nào cũng nên có ít nhất 1 cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Loại cây này còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.
Trong Y học cổ truyền, cây đinh lăng được coi là một vị thuốc quý có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh. Danh Y Hãi Thượng Lãn Ông gọi đinh lăng chính là sâm của người nghèo, bởi cây rất dễ tìm mà lại có nhiều tác dụng quý được công nhận bởi nhiều nghiên cứu.
Theo thông tin đăng tải trên báo Khoa học và Phát triển, theo nghiên cứu của GS. Ngô Ứng Long (học viện Quân y), rễ đinh lăng chứa rất nhiều chất saponin giống như ở nhân sâm, các vitamin B1, B2, B6, C và 20 acid amin cần thiết cho cơ thể.
Còn theo TS. Nguyễn Thị Kim Hương (trung tâm sâm và dược liệu TPHCM), rễ đinh lăng có thể tăng cường thể lực, kích thích các hoạt động của não bộ, giải tỏa lo âu, mệt mỏi, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kích thích miễn dịch.
Trồng cây đinh lăng thích nhất là có thể dùng cả 2 phần, lá để ăn, rễ dùng làm thuốc. Thường, những cây trồng từ 3 năm trở lên mới mang đến những bài thuốc hữu hiệu.
Công dụng của cây đinh lăng
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng:
Chữa lành vết thương
Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
Lợi sữa
Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.
Ngoài ra, cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.
Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
Chống co giật ở trẻ em
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm.
Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ.
Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất.
Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
Thải độc cho người ốm dậy, phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm.
Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Chữa mất ngủ
Chữa mất ngủ từ đinh lăng là một phương pháp được lưu truyền trong dân gian từ cả ngàn đời nay.
Nếu bị chứng mất ngủ kéo dài, tinh thần uể oải và thiếu tập trung, hãy dùng 24g lá đinh lăng, 20g Tang Diệp, 20g lá Vông, 12g tâm sen, 16g Liên Nhục. Sau đó đổ vào 400ml nước và sắc lấy 150ml. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể sao vàng hạ thổ lá đinh lăng để làm gối, cách này sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu hơn và khi thức dậy tinh thần luôn sảng khoái.
Chữa sưng đau cơ khớp
Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
- Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, vì sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 - 5 tuổi trở lên.
- Người bị bệnh gan không nên sử dụng cây đinh lăng.
- Phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng.
- Người bệnh khi sử dụng cây đinh lăng cần hỏi ý kiến của thầy thuốc.
* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Theo www.giadinhmoi.vn
Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương Những món ăn dưới đây được coi là "thần dược" cho trẻ mắc bệnh còi xương cải thiện tình hình. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu...