Món ăn, nước uống thanh nhiệt, giải độc
Những ngày nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần uể oải, khát nước, có thể vã mồ hôi, tiểu tiện sẻn đỏ…
Mùa hè cũng làm chức năng tiêu hóa suy giảm, do thử nhiệt kèm theo thấp khí ảnh hưởng đến khí cơ, xuất hiện các chứng tiêu chảy hay táo bón, nôn ói hay đầy bụng… ể có sức khỏe tốt trong những ngày này, bạn có thể chế biến một số món ăn thanh nhiệt giải thử, giải độc sau.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay 50-100 g, gạo tẻ 100 g. Nấu cháo cho ăn thường ngày. Dùng tốt cho người mắc bệnh mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa, trúng độc do ăn uống.
Cháo đậu xanh lá sen: Đậu xanh 50 g, lá sen 1/2 cái, gạo tẻ 50 g. Đậu xanh rửa sạch, xay vỡ; lá sen rửa sạch thái nhỏ; nấu với gạo thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Món này bổ dưỡng, thanh nhiệt, giải độc trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.
Nước kim ngân hoa cúc rất tốt cho người sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát, đái tháo đường.
Cháo đậu xanh sắn dây: Đậu xanh 50 g, bột sắn dây 30 g, gạo tẻ 50 g. Đậu xanh rửa sạch, xay vỡ; nấu với gạo thành cháo, cháo chín hòa bột sắn vào, khuấy đều, đun sôi lại là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Món ăn thanh nhiệt giải thử, giải độc, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho người tăng huyết áp, rối loạn lipit máu và thiểu năng tuần hoàn não.
Cháo hạt sen kim ngân: Kim ngân hoa 30 g, gạo tẻ 60 g, hạt sen 30 g. Kim ngân sắc lấy nước, nấu với gạo tẻ và hạt sen thành cháo, thêm chút đường hay muối. Dùng cho người tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, sốt virut, sưng hạch phát ban.
Canh đậu: Đậu xanh 50-100 g. Xay vỡ nhưng để cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn, ăn để chữa say nắng, say nóng (giải thử).
Video đang HOT
Canh quả lô căn ẩm: Trám 10 g (đập vụn), rễ sậy (lô căn) 30 g, cùng đem sắc 30 phút. Dùng tốt cho người cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Thích hợp cho người đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Nước kim ngân, hoa cúc: Kim ngân hoa, cúc hoa, mỗi vị 10 – 12 g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban, mẩn ngứa dị ứng.
Ngân hoa bạc hà ẩm: Kim ngân hoa 30 g, bạc hà 10 g, lô căn tươi 60 g. Sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút, lọc lấy nước pha thêm đường cho uống. Dùng tốt cho người cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch…
Kim ngân hoa ẩm: Kim ngân hoa 30 g, nấu sắc lấy nước, thêm đường liều lượng tuỳ ý, đun sôi, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho người mắc hội chứng lỵ cấp có sốt nóng, đầy bụng, nôn thổ, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.
Chè tam đậu ẩm: Đậu xanh 100 g, xích tiểu đậu 100 g, đậu đen 100 g. Rửa sạch, nấu chín nhừ. Khi ăn thêm đường phèn vừa ăn. Món này rất tốt cho trẻ kém ăn, ngủ không yên giấc, da mặt xanh vàng, rôm sảy đầy người.
Nước vỏ đậu xanh: Vỏ đậu xanh 100-200 g. Sắc kỹ lấy nước đặc cho uống. Chống say nắng say nóng.
Theo Lương y Thảo Nguyên/Báo Sức Khỏe Đời Sống
5 lí do khiến bạn nên thường xuyên ăn mướp đắng
Mướp đắng có rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như tốt cho người bị bệnh dạ dày, giúp tiêu hóa dễ dàng hay ngăn ngừa ung thư.
Ảnh minh họa
Ngăn ngừa ung thư tuyến tụy
Khổ qua có khả năng hạn chế sự chuyển hóa glucose của tế bào ung thư tuyến tụy, từ đó triệt tiêu nguồn năng lượng của tế bào ung thư và thậm chí có thể tiêu diệt chúng, theo kết quả nghiên cứu mới của Đại học Colorado, Mỹ.
Tiến sĩ Rajesh Agarwal, lãnh đạo chương trình ngăn ngừa và kiểm soát ung thư tại trung tâm ung thư CU đồng thời là giáo sư trường Đại học Khoa học Dược phẩm Skaggs cho biết, từ 3 năm trước, những nhà nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của chiết xuất khổ qua lên các tế bào ung thư vú chỉ trong một đĩa nuôi cấy tế bào Petri. Những nghiên cứu này ngày càng đạt được nhiều kết quả khả quan.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khổ qua, một loại quả mà người dân châu Á hay sử dụng cho bữa ăn của mình, nhận thấy rằng nó có tác dụng hữu hiệu ngăn chặn việc chuyển hóa glucose của các tế bào ung thư tuyến tụy, hạn chế nguồn năng lượng và từ đó tiêu diệt chúng.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Mướp đắng có chứa phytonutrient, Polypeptide-P- một insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó có tác dụng hạ đường huyết để cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể. Chính điều này giúp đỡ trong việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách giảm lượng đường trong máu.
Thanh nhiệt
Ngày hè nóng bức, thân nhiệt tăng cao, các thực phẩm hàn như mướp đắng có giá trị thổi hơi mát từ sâu bên trong. Mướp đắng còn có thể làm mát là vì mướp đắng có rất nhiều nước. Lượng nước trong mướp đắng khoảng 90%.
Lượng nước đó sẽ giúp bạn thải nhiệt nhanh cho bớt nóng bức. Mướp đắng lại không có nhiều kcal, ăn vào bạn sẽ không bị sinh nhiệt thêm.
Giải độc
Mướp đắng có công dụng giải độc rất tốt, nhất là những thể độc do nóng bức từ trong nóng ra. Các dạng nhiễm độc do gan không đủ khả năng chuyển hóa. Sở dĩ mướp đắng có tác dụng này là vì: mướp đắng có rất nhiều nước, nước có công dụng chuyển chất độc tới thận để thải ra ngoài.
Mướp đắng lại có tính hàn, bớt sinh nhiệt, giảm nhiễm độc do nóng trong. Mướp đắng còn có tác dụng mạnh gan, nên tăng khả năng thanh thải cho cơ thể. Mướp đắng còn có kháng sinh tự nhiên, nên có khả năng tiêu diệt các mầm bệnh gây độc.
Cải thiện thị lực
Mướp đắng chứa beta-carotene rất hữu ích trong việc giảm nhiễm trùng mắt để cải thiện thị lực. Cải thiện khả năng miễn dịch: Mướp đắng được biết đến với mức độ miễn dịch cơ thể rất tốt.
Bạn có thể đun sôi mướp đắng trong nước rồi ăn hàng ngày để chống nhiễm trùng và tránh nhiều bệnh. Bởi mướp đắng rất giàu vitamin C và là một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
Chữa rối loạn hô hấp
Các bệnh liên quan đến rối loạn hô hấp như cảm lạnh, ho, hen suyễn thì nước ép mướp đắng hoặc mướp đắng tươi sống chữa trị rất hiệu quả. Hãy tạo cho mình thói quen uống nước ép mướp đắng mỗi buổi sáng trước khi ăn để có hiệu quả tốt nhất.
Theo B.T/Báo Lao Động
6 cách giải độc đơn giản khi bị ngộ độc thực phẩm Nếu bạn đang có các triệu chứng nôn mửa nhẹ, sốt hay tiêu chảy thì bạn có thể thử một số cách chữa trị tại nhà phổ biến để chống chọi với tình trạng ngộ độc thực phẩm. 1. Gừng Một tách trà gừng có thể làm dịu các triệu chứng đó và ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Cũng có thể ngậm...