Món ăn nhà nghèo làm từ thức ăn thừa nay là đặc sản vạn người mê
Mùa hè nắng nóng chẳng thiết gì ăn uống, nhiều người chỉ cần một đĩa cơm cháy cùng bát kho quẹt thơm ngon.Với người Việt Nam, cơm cháy kho quẹt là một món ăn vô cùng dân dã.
Món ăn này có nguồn gốc thôn quê, từ những ngày đói kém, thiếu thốn mà “phát minh” ra cơm cháy kho quẹt. Ấy thế mà giờ đây, món ăn này còn được nhiều nhà hàng cho vào thực đơn.
Chẳng phải tự nhiên mà món cơm cháy kho quẹt giản dị này lại trở thành đặc sản được nhiều người yêu thích. Miếng cơm cháy giòn rụm chấm với kho quẹt mặn mà, cay cay, thơm thơm cùng chút thịt kho, tôm khô bùi bùi, thêm cốc nước trà đá hay râu ngô mát lạnh trở thành món nhâm nhi lý tưởng trong những ngày hè oi bức.
Video đang HOT
Kho quẹt là món chấm yêu thích được “nhà nghèo” sáng tạo nên. Chút nước thịt, tôm, cá còn sót lại của bữa ăn hôm trước có thể thêm ớt, tiêu, hành,… rồi kho lên sền sệt. Đem thứ này rưới lên cơm cháy hay chấm với rau củ luộc cũng tạo nên hương vị đặc sắc. Kho quẹt chứa đủ vị ngậy – ngọt – mặn – cay yêu thích của người miền Tây. Với những người dân vùng sông nước nơi đây, cơm cháy kho quẹt gắn liền với tuổi thơ tuy gian khó nhưng êm ả, hạnh phúc. Món ăn này thể hiện sức sáng tạo của người Việt Nam, dù trong hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc nhưng vẫn biết cách nêm nếm sao cho bữa ăn đạm bạc có màu sắc, hương vị hơn.
Để phần cơm cháy ngon thì phải là cơm được nấu trong nồi gang hoặc nhôm. Cơm cháy khi này sẽ vàng ruộm, giòn tan mà không bị khô cứng. Giờ đây người ta dùng cơm đã nấu đem chiên áp chảo để có được cơm cháy bán trong nhà hàng. Gạo dẻo sau khi nấu chín rồi để thật nguội. Sau đó, cơm nguội sẽ được cho vào chảo đã đổ ngập dầu. Để cơm cháy được vàng ươm, giòn tan trong miệng thì người đầu bếp thường ấn cơm xuống đáy chảo trong lúc chiên, cơm sẽ được ép thành miếng mỏng, dẹp và giòn tan. Trong lúc chiên cơm cháy thì nên để lửa nhỏ, chiên trong khoảng 10 phút là cơm cháy giòn, có thể vớt ra được.
Giờ đây, cơm cháy kho quẹt trở thành một thức đặc sản ngon lành đậm đà mà ai cũng thích mê. Miếng cháy giòn tan quyện cùng nước kho quẹt sánh nâu vàng, có vị béo ngậy của tóp mỡ, có vị đậm của thịt, có cái ngọt ngào của tôm khô thực sự rất tuyệt. Thậm chí, ngay cả những ai ngại ăn rau củ cũng trở nên hào hứng hơn hẳn với món rau củ luộc chấm kho quẹt đậm đà. Nhiều người còn mê món kho quẹt đến mức chỉ cần rưới kho quẹt với cơm nóng hay cơm nguội đều có thể ăn sạch 2 – 3 bát cơm.
Món cơm cháy kho quẹt cũng được thực khách khắp nơi biết đến như một món đặc sản đặc trưng của ẩm thực miền Tây. Mỗi suất cơm cháy chỉ có giá từ 25.000 đồng nhưng đủ khiến cái bụng đói của thực khách mê đắm.
Bản đồ ẩm thực: Bê thui Cầu Mống, đặc sản trứ danh đất Quảng Nam
Trong hành trình khám phá ẩm thực vùng miền, trên con đường thiên lý Bắc - Nam (quốc lộ 1A), chúng tôi đến địa danh Cầu Mống, thuộc xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. Nơi đây có món đặc sản bê thui nổi tiếng cả nước, đã "quyến rũ" nhiều du khách phải dừng chân thưởng thức.
Theo những bậc cao niên nơi đây, bê thui Cầu Mống xuất hiện từ những năm 1960, và nổi tiếng từ đấy đến giờ. Ở đây, những quán bê thui nằm ngay mặt tiền của quốc lộ 1A, nên không quá khó khăn để du khách tìm thấy. Có rất nhiều quán bê thui mở ra, nhưng nếu muốn ăn ngon, thì thực khách thường lựa chọn quán Bảy Lép, quán Mười... Càng về sau thì quán Mười sửa chữa nhiều lên, nâng cao chất lượng nên thu hút khách khá nhiều.
Bê thui ở Cầu Mống ngon là bởi bí quyết lâu đời của những chủ quán nơi đây cộng với nguồn bê dồi dào hằng ngày được ăn, vỗ béo bằng ngọn mía, thân cây bắp (ngô) tươi non của các bãi biền hạ lưu sông Thu Bồn mang nặng phù sa tưới tắm nên thịt bê có độ ngọt và hương vị đặc biệt hơn bê thui những nơi khác.
Vô quán, khách có thể xem nhân viên xắt thịt trong phòng kính máy lạnh nên rất vệ sinh. Một chị trong quán bê thui tại khu vực Cầu Mống vừa xắt thịt bê thui với màu hồng đào vừa cho hay, bê chọn thui thường là bê có cân nặng 25-30kg. Đặc biệt, trước khi làm thịt, chừng nửa tháng, bê thường được "vỗ ngọt" bằng ngọn mía với mục đích để cho thịt của bê khi thui xong có vị ngọt và có mùi thơm dễ chịu.
Bê non sau khi cắt tiết, cạo lông rồi mổ bụng, lấy hết bộ lòng ra, dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân để hai đầu thanh sắt lên lò than, bắt đầu thui. Thỉnh thoảng dùng que sắt có mũi nhọn châm đều lên da để thoát nước, lấy vải lau sạch, rồi tiếp tục thui mọi bằng than hoa.
Chỉ có bí quyết thui bê ở Cầu Mống là thịt bê đạt chuẩn phải có màu đỏ hồng nhưng không sống, da vàng ruộm nhưng không dai cũng không bị hôi mùi khói, thịt bê mới vừa chín tới, không quá chín và tái rất vừa ăn. Hiện nay, có hàng trăm quán bê thui nhưng bê thui khu vực Cầu Mống là có tiếng thơm, ngon hơn cả.
Một cô gái xắt thịt ở quán Mười cho hay, muốn có thịt ngon phải chọn con bò tơ và béo. Sau khi mổ bò, người ta thui bò bằng than củi. Khi thui xong, xẻ và xắt thịt sao cho đẹp và vừa ăn, đây là tay nghề của người xắt thịt.
Quán này, ngày thường tiêu thụ khoảng 10 con bê thui, ngày lễ tiêu thụ khoảng 15 con bê thui. Riêng bê thui Cầu Mống không chỉ ở địa phương và những vùng lân cận mà đã được nâng lên thành đặc sản trong và ngoài tỉnh.
Đa số các quán bán bê thui khu vực Cầu Mống có 3 món chính là bê thui thái mỏng cuốn bánh tráng rau sống, bún xáo bê, xáo bò ăn kèm bánh tráng nướng... Giá dao động 100.000 - 300.000 đồng/người ăn.
Lại thêm, bê thui Cầu Mống ăn kèm với rau sống với xà lách, húng, dưa leo, chuối chát xắt lát mỏng, diếp cá và một số rau thơm khác ở vùng rau Trà Quế (Hội An) tươi rói; đĩa thịt bò tái với sớ thịt mịn màng có màu hồng đào trông rất hấp dẫn, cộng thêm chén mắm nêm xứ Quảng thơm lừng.
Mắm cái là mắm cá cơm hay cá nục nguyên chất chế biến từ những làng chài ven biển Hội An đem về gạn ép xác, lọc lấy nước thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng, mè rang sao cho vừa nồng, mặn, ngọt, vừa cay xốc đến tận mũi để vừa ăn vừa hít hà.
Bê thui Cầu Mống ăn kèm với bánh tráng nướng giòn rụm rất thú vị. Người ăn thong thả gắp lát thịt tái kẹp rau sống chấm với nước mắm nêm và cắn miếng bánh tráng giòn tan. Khi ăn vào, thực khách cảm nhận được hương vị ngọt ngào, thơm ngon của thịt bò, mùi thơm đặc trưng của mắm nêm xứ Quảng, mùi cay cay của ớt, mùi hăng hăng của các loại rau và gia vị, tất cả sẽ tạo thành hương vị quyến rũ đặc trưng của món bê thui Cầu Mống giúp kích thích thêm thị giác, vị giác, khứu giác khó quên.
Trong khi thực khách chờ thưởng thức món bê thui, các thôn nữ với đôi tay lăng xăng bưng thịt, miệng nở nụ cười duyên và khuyến mãi câu ca:
Cách làm Nem (ốc) móng tay chuẩn vị đặc sản, thơm ngon cực dễ làm Nem móng tay là món ăn vô cùng quen thuộc với mọi người dân Nam Định hoặc với khách du lịch có dịp ghé thăm mảnh đất xinh đẹp này. Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách làm Nem móng tay thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé! Nem móng tay chính là món ăn đặc sản...