Món ăn người bệnh tiểu đường nên ăn hàng ngày
Những thực phẩm sau đây cực tốt cho người bệnh đái tháo đường. Duy trì chế độ ăn uống cũng là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát và ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Các loại rau:
Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ. Rau nhiều chất xơ như: bông cải xanh, măng tây, cà rốt và rau bina, rau muống, ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, dưa chuột, củ cải trắng, đậu bắp,… nên dùng nhiều rau xanh trong ngày nếu thích, có thể hơn mức 400g (tương đương 2 – 3 bó rau) tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Vì trong nhiều loại rau khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormon giúp cơ thể hấp thụ glucose. Vì vậy, hàng ngày cần ăn một trong các loại rau trên tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá, tôm, thịt nạc:
Thịt nạc không chỉ chứa ít chất béo bão hòa mà còn có một lượng chất đạm dồi dào, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn thịt nạc hàng ngày. Cá bơn, cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, cá ngừ, sò điệp, tôm, sò, thịt gia cầm (bỏ da) và thịt thăn chính là những nguồn protein lý tưởng cho những người bệnh đái tháo đường.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Các loại trái cây ít ngọt:
Hàng ngày bệnh nhân đái tháo đường cần ăn trái cây tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Không nên ép lấy nước uống, chất xơ ở trái cây là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và giảm lượng đường sau khi ăn.
Các loại quả nên ăn là anh đào vì chứa rất nhiều chất anthocyanin với tác dụng kích thích sản xuất insulin; Ổi, bưởi cũng có tác dụng giảm đường huyết.
Ngoài ra, táo, lê, mơ, quả kiwi, dâu tây, lựu, bơ, xoài,… là những loại quả có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ, người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng. Còn một số loại quả có chỉ số đường huyết cao như: chuối, nho, dưa hấu, dứa, cam…người bệnh nên rất hạn chế.
Ảnh minh họa: Internet
Các loại đậu:
Các loại hạt đậu như đậu nành, đậu tương, lạc, đậu hà lan… có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 47%. Đây là còn là loại thực phẩm hữu ích nhất trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vì chúng chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa đơn, protein… giúp ổn định đường huyết. Vì vậy, nên sử dụng thường xuyên giúp ổn định đường huyết.
Để tránh làm tăng đường huyết:
Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn như; Không ăn nhiều hơn 150g mỗi lần, khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ. Uống nhiều nước ngay sau khi ăn trái cây.
Lưu ý:
Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no. Chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm. Không nên thay đổi chế độ ăn cũng như khối lượng của các bữa ăn.
Theo TPO
Món ăn ngăn biến chứng cho người bệnh đái tháo đường
Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn cần được tuân thủ chặt chẽ. Sau đây là một số món ăn giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.
Ảnh minh họa: Internet
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chạch kho tiêu: cá chạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.
Ảnh minh họa: Internet
Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.
Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.
Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường...
Canh lá sen, cá chạch: Cá chạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.
Theo TPO
Ăn bí ngô rất tốt cho người tiểu đường Phần thịt của bí ngô giàu vitamin A, C, kali, axit folic và protein, hạt bí ngô giàu chất sắt và chất béo chống bão hòa. Cho nên bí ngô có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Giàu vitamin C Bí ngô giàu vitamin C để kiểm soát đái tháo đường Cung cấp vitamin C để kiểm soát đái tháo đường. Vitamin C...