Món ăn ngon làm từ gạo nếp
Những hạt gạo nếp trắng tròn, thơm hương, có thể chế biến thành nhiều món như cơm nếp, xôi, bánh chưng, các món chè, ngâm rượu cần…
Bột gạo nếp còn được dùng để làm các món bánh như bánh nếp, bánh dày, bánh rán, bánh gai bánh cốm. Bánh gio, bánh giò, bánh nếp cũng đều được làm từ gạo nếp. Gạo nếp xay ra thành bột, rồi được bàn tay của những nghệ nhân ẩm thực là chính các bà, các mẹ, khéo léo nhào nặn, rồi thêm nhân, gói lá, để hấp thành những chiếc bánh xinh, ngon mà lại rất khác nhau. Trong cái tiết trời ẩm ương của mùa xuân, sắp nóng của mùa hè, có lẽ nên nhớ đến một món ngon từ gạo nếp mà chỉ đến tháng 3 âm lịch người ta mới có dịp ăn, đó là bánh trôi, bánh chay.
Bình dị bánh trôi bánh chay.
Trước đây, đến ngày này các bà, các mẹ lại nhộn nhịp chuẩn bị nào gạo nếp, đỗ xanh, cân đường kính, trăm đường phên, đôi lạng vừng hạt, bột đao và không quên một lọ nước hoa bưởi hay dầu chuối. Gạo ngâm rồi xay, để ráo từ tối hôm trước đến sáng mùng 3 bột ráo nước và nặn thành từng loại bánh. Ngâm gạo từ đêm hôm trước, thứ nếp cái hoa vàng óng ả, rồi xay. Bột bánh phải xay bột nước, nghĩa là vừa xay vừa thêm chút nước mưa trong veo. Bột nước treo lên cho đến khi bớt nước. Dỡ miếng bột ra mâm phải trắng tinh, mặt bột phải mịn như lụa mộc.
Sau đó là công đoạn nặn bánh. Gói lớp nhân đơn sơ trong lần áo bột cũng đơn sơ, rồi thả vào nồi nước đang sôi chờ sẵn. Bánh nổi lên là chín. Vớt ra nhớ thả ngay vào chậu nước lạnh, không thì bánh vỡ nước. Bánh trôi, chay theo “kiểu Việt Nam” thơm vị bùi của đỗ, dẻo thơm của nếp, cùng mùi thơm của hoa bưởi lẫn với bột sắn dây. Bánh đẹp hơn với những hạt vừng rang vàng ươm, rắc chút dừa nạo lên trên.
Với mong muốn giữ gìn và phát huy những tinh hoa của kho tàng ẩm thực Việt, mỗi tháng, Quán Ăn Ngon sẽ mang đến cho thực khách những món ăn đậm chất Việt trong chuỗi chương trình “Món ngon mỗi tháng”. Tháng 3 này, thực đơn của “Món ngon mỗi tháng” chính là bánh trôi, bánh chay. Ngoài ra, quán còn đưa đến cho thực khách một thức ăn ngon khác cũng từ gạo nếp là cơm lam gà nướng. Đây là món ăn đặc sản chỉ có ở trên những vùng núi cao, cũng từ nguyên liệu của trời đất, nay có mặt ở ngay giữa lòng Hà Nội.
Cơm lam nướng trong ống thơm vị gạo nếp mới.
Video đang HOT
Nguyên liệu để làm cơm lam ngoài gạo nếp, ống nứa (tre), lá chuối, có thể còn có dừa nạo, nước cốt dừa, vừng trộn lẫn với gạo trước khi nướng. Lấy gạo bỏ vào một chiếc ống giang một đầu hở, sau đó dùng lá chuối bịt kín lại rồi đốt. Ống giang dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn giang bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.
Đốt lên một đống lửa, chờ thật đượm, sau đó đặt lên trên một chiếc kiềng và xếp các ống lam trên đó. Trong khi nấu không quên xoay đi xoay lại những chiếc ống Lam như khi nướng ngô. Khoảng một tiếng đồng hồ thì ăn được. Thực tế, theo kinh nghiệm của những người dân tộc, khi nghe mùi thơm từ ống lam bay ra là biết cơm chín hay chưa, mà không cần mở nắp. Khi cơm chín, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài ống cơm thật khéo léo, cho đến khi bao bọc phần ruột cơm chỉ là một lớp lạt giang mỏng. Xắt mỗi ống ra thành năm hay bảy khúc. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp lạt giang bên ngoài. Cơm lam ăn cùng với gà nướng rất ngon.
Hệ thống Quán Ăn Ngon tại Hà Nội hiện có 4 địa chỉ:
- 18 Phan Bội Châu – ĐT: 04 3942 8162 – 04 3942 8163
- 25T2 Trung Hòa Nhân Chính – ĐT: 04 3556 0866 – 04 3556 0867
- 34 Phan Đình Phùng – ĐT: 04 3734 9777
- B2 Vincom Royal City – ĐT: 04 6664 0066
Theo MNMN
Món ngon từ thịt cừu và những mẹo nhỏ nên biết
Bếp trưởng nhà hàng Ba Con Cừu - nướng và lẩu cừu Mông Cổ - anh Trần Thanh Tuấn với hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành ẩm thực sẽ chia sẻ vài mẹo nhỏ khi sơ chế thịt cừu và bí quyết chế biến các món ngon từ cừu.
Thịt cừu từ lâu được xem là thực phẩm quý nhưng không nhiều người biết cách chế biến đúng cách sao cho vừa ngon, vừa giữ được trọn vẹn hương vị đặc trưng của loại thịt này.
Bí quyết đầu tiên nằm ở khâu chọn thịt. Thịt được chọn phải có kết cấu mịn, có độ đàn hồi cao, sờ qua cảm nhận được độ dẻo. Mỡ cừu là phần tạo ra mùi vị hăng nên bạn không nên chọn loại thịt có quá nhiều mỡ, đặc biệt thịt cừu đã chuyển sang thâm tím và mỡ có màu vàng thì không nên mua.
Anh Trần Thanh Tuấn - Bếp trưởng giàu kinh nghiệm của nhà hàng "Ba Con Cừu - nướng và lẩu cừu Mông Cổ".
Thịt cừu có mùi thơm đặc trưng, trong trường hợp bạn không quen với mùi cừu, chúng ta có thể sử dụng rượu sake và gừng để khử bớt mùi. Ngoài ra, sử dụng cách này còn giúp thịt mềm và nhanh thấm gia vị hơn. Với rượu sake, bạn có thể rưới trực tiếp lên thịt cừu sau đó bóp nhẹ hoặc ngâm thịt cừu trong rượu khoảng 15 phút sau đó xả sạch lại bằng nước.
Để khử mùi bằng gừng, bạn chỉ cần nướng chín một củ gừng, cạo sạch lớp vỏ đen cháy bên ngoài, sau đó giã nhuyễn và rắc lên thịt. Mùi của thịt cừu sẽ nhẹ đi rất nhiều và mùi thơm của gừng sẽ tạo nên vị độc đáo cho thịt cừu.
Thịt cừu có mùi thơm đặc trưng, trong trường hợp bạn không quen với mùi cừu, có thể sử dụng rượu sake và gừng để khử bớt mùi.
Một trong những cách chế biến cừu được ưa chuộng chính là lẩu cừu bổ dưỡng. Một nồi lẩu cừu đúng "chất" cần kết hợp với nhiều loại thảo mộc giàu dinh dưỡng như: táo Tàu, kỷ tử, thảo quả, nhãn khô... Ngoài ra, thịt cừu bỏ lẩu cần phải được cắt thật mỏng để khi nhúng vào lẩu, thịt cừu vừa chín tới đã có thể thấm đều gia vị, vị ngọt của nước dùng len lỏi vào từng thớ thịt khiến thịt thơm mềm và vẫn giữ được vị ngọt riêng chỉ có ở thịt cừu. Các thịt viên cừu bỏ lẩu vừa thơm vừa dai, cũng đóng vai trò chủ đạo để nước dùng lẩu thêm đậm đà. Nhằm dung hòa nồi lẩu cừu bổ dưỡng, bạn cần cho thêm các loại rau xanh như: cải thìa, cải thảo, cải cúc, bắp mỹ, nấm, đậu phụ... để nước dùng thêm phần thanh ngọt. Món lẩu cần dùng kèm với mỳ ramen, sợi mì sáng bóng, dai dai rất thích hợp để dùng kèm với lẩu cừu.
Đặc biệt, để trải nghiệm trọn vẹn hương vị thơm ngon của lẩu cừu, bạn nên làm theo đúng quy tắc sau: đun sôi nước lẩu, nhúng thịt viên và đậu phụ vào trước, sau đó mới châm thêm nước lẩu rồi mới thêm rau, nấm và mỳ vào. Thịt cừu bỏ lẩu chỉ nên nhúng vừa chín tái. Vị ngọt của nước dùng sẽ ngấm vào các nguyên liệu khác và mùi thơm của thịt cừu sẽ đọng lại lâu hơn.
Mùi thơm đặc trưng của thịt cừu hòa cùng vị ngọt thanh của nước lẩu do các nguyên liệu mang lại sẽ tạo ra một trải nghiệm vị giác bất ngờ, đầy thơm ngon.
Bạn có thể ghé qua nhà hàng Ba Con Cừu để trải nghiệm hương vị thơm ngon của món lẩu cừu bổ dưỡng trước khi bắt tay chế biến món ngon cho cả nhà. Ngoài lẩu cừu, nhà hàng còn nổi tiếng với nhiều món nướng theo phong cách Mông Cổ khác như: đùi cừu nướng, thịt xiên nướng Shashlik, cừu nướng đá... Hiện, nhà hàng có chương trình ưu đãi: "Tặng đùi cừu nướng đặc biệt trị giá 149.000 đồng cho tất cả khách hàng từ hôm nay đến hết 30/4. Chương trình áp dụng tại Ba Con Cừu TP HCM.
Chi tiết chương trình ưu đãi xem tại đây. Tìm hiểu thêm về nhà hàng tại website:www.baconcuu.com.vn hoặc Facebook: www.facebook.com/BaConCuu. Hotline: 19006622.
Hệ thống nhà hàng:
- 106A Cao Thắng, quận 3, TP HCM - (08) 3.834 1119.
- 48 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 10, TP HCM - (08) 3.938 1085.
- 200 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM - (08) 3.517 4969.
Theo VNE
Văn hóa nước ngô, mía nướng thú vị ở vỉa hè Hàng Cót Trà chanh, trà đá, hướng dương tưởng như "thống trị" mọi ngõ phố Hà Nội nhưng đến đây, nó bất ngờ bị "xóa sổ" bởi một văn hóa bình dị mà ngọt ngào hơn - nước ngô, mía nướng. Tôi vô tình phát hiện ra văn hóa ẩm thực này trong một buổi tối se lạnh, khi tản bộ qua con phố Hàng...