Món ăn ngăn biến chứng cho người bệnh đái tháo đường
Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn cần được tuân thủ chặt chẽ. Sau đây là một số món ăn giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.
Ảnh minh họa: Internet
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 – 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chạch kho tiêu: cá chạch 8 – 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Video đang HOT
Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.
Ảnh minh họa: Internet
Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.
Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.
Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường…
Canh lá sen, cá chạch: Cá chạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 – 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.
Theo TPO
Hạt dẻ cười tốt cho người bệnh tiểu đường
Theo các nhà khoa học, hạt dẻ cười có nhiều chất béo có lợi giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, đặc biệt tiểu đường tuýp 2, một dạng tiểu đường thường gặp ở những người béo phì.
Theo các nhà khoa học, việc ăn hạt dẻ cười có thể ngăn chặn bệnh đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường tuýp 2
Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha, 54 người ở ngưỡng mắc bệnh tiểu đường đã tuân thủ chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải trong vòng 8 tháng. Họ được chia thành 2 nhóm, giống nhau về lượng calo nạp vào mỗi ngày nhưng chỉ có 1 nhóm ăn 57g hoặc 60 hạt dẻ cười hàng ngày.
Kết quả cho thấy cân nặng của họ không thay đổi nhưng kết quả xét nghiệm máu lại khác nhau. Theo đó, nồng độ đường và insulin trong máu của nhóm ăn hạt dẻ cười giảm - một dấu hiệu cho thấy rằng cơ thể tìm ra cách xử lí lượng đường trong đồ ăn dễ dàng hơn.
Phát hiện này đã được báo cáo trong Hội nghị Châu Âu về Béo phì tại Sofia (Bulgaria).
Theo nhà nghiên cứu Mònica Bulló, Đại học Rovira i Virgili (Tây Ban Nha), các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe trong hạt dẻ cười - như chất béo không bão hòa, chất xơ, chất chống oxi hóa và carotenoid làm cho cơ thể chuyển hóa đường một cách dễ dàng.
Cũng tại hội nghị đó, báo cáo chỉ ra rằng hạt dẻ cười còn làm giảm lượng cholesterole "xấu" là thủ phạm gây ra tắc mạch. Mặc dù mọi người nghĩ các loại hạt thường có hàm lượng chất béo cao, nhưng các chất béo này là chất béo có lợi cho sức khỏe khi ăn một lượng vừa đủ.
"Tôi khuyên mọi người nên ăn thêm các loại hạt, với trường hợp tiểu đường là hạt dẻ cười. Hãy cho thêm một nắm hạt vào chế độ ăn của bạn - không nhất thiết là hàng ngày nhưng bất cứ khi nào bạn có thể", bà Mònica nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để có thể khẳng định được hạt dẻ cười có tác dụng với bệnh tiểu đường.
"Điều chúng ta biết rõ để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất là duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lí bằng cách ăn uống lành mạnh, chế độ ăn kiêng cân bằng và thường xuyên tập thể dục", Bác sĩ Richard Elliot, tổ chức Tiểu đường của Anh nói.
Mặc dù rất nguy hiểm nhưng do không có biểu hiện khi ở giai đoạn tiền tiểu đường nên mọi người sẽ không nhận ra mình đang ở nguy cơ cao cho đến khi quá muộn.
Theo Huyền Trân
Dân Trí
60% bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng Ngày 29.5, tại Hội thảo "Đái tháo đường trong mối quan tâm về y tế toàn cầu" do Bộ Y tế và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Bệnh nhân đái tháo đường gia tăng nhanh chóng ở hầu khắp mọi miền đất nước, đặc biệt tại các thành phố lớn và...