Món ăn giải nhiệt mùa hè
Việc lựa chọn các loại thực phẩm và món ăn có công dụng thanh nhiệt giải thử, bổ khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát là rất cần thiết.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mùa hè thời tiết nóng nực, quá trình chuyển hóa của cơ thể vượng thịnh, mồ hôi vã ra nhiều để điều hòa thân nhiệt nhưng cũng khiến cho cơ thể dễ mỏi mệt, mất nước và điện giải, dễ lâm vào tình trạng “tích nhiệt”, điều mà y học cổ truyền gọi là “hao khí thương tân” do tác động phối hợp của hai nhân tố là Nhiệt (nóng) và Thử (nắng). Việc lựa chọn các loại thực phẩm và món ăn có công dụng thanh nhiệt giải thử, bổ khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát là rất cần thiết. Dưới đây, xin được giới thiệu hai món ăn giải nhiệt bổ dưỡng mùa hè để độc giả tham khảo.
Canh bầu trứng vịt lộn: Bầu 1 quả (500g), trứng vịt lộn 2 quả, hành hoa 2 cây, rau răm 1 mớ nhỏ, nước mắm, bột canh, mì chính lượng vừa đủ.
Canh bầu trứng vịt lộn, món ăn giải nhiệt mùa hè. Ảnh: MH
Chọn loại bầu non, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, bào mỏng bỏ ruột hoặc cắt thành miếng chừng 3cm x 2cm. Đun sôi 1500ml nước, đập trứng vịt lộn, nấu chín rồi cho bầu vào đun tiếp một lát sao cho bầu chín tới mà không nhão, nêm gia vị vừa đủ, bỏ hành răm là được.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, quả bầu, còn gọi là biển bạc, hồ qua, trường hồ…, vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải thử, chỉ khát, là một trong những loại thực phẩm đặc biệt thích hợp trong những ngày hè nóng bức đối với những người hay có cảm giác phiền nhiệt, môi khô họng khát, hay bị mụn nhọt hoặc mắc các chứng bệnh có triệu chứng phù thũng. Trứng vịt lộn vị ngọt, tính mát, có công dụng tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ dưỡng vị, ích trí sáng mắt, rất giàu chất đạm và vitamin A, có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Bầu và trứng vịt lộn phối hợp với nhau tạo nên công năng thanh nhiệt giải thử, tư âm dưỡng huyết, chỉ khát lợi niệu của món canh độc đáo và hấp dẫn này.
Mướp nhồi thịt hấp món ăn giải nhiệt mùa hè
Mướp hương 2 quả nhỏ (chừng 300g), thịt lợn xay 150g, tôm nõn tươi 50g, nấm hương hoặc mộc nhĩ 3 tai, hành hoa 2 cây, mỡ nước hay dầu ăn 2 thìa, bột canh, hạt tiêu, mì chính vừa đủ. Chọn loại mướp quả nhỏ da sù sì như rộm gai, cuống còn ướt nhựa là mướp non mới hái, gọt bỏ vỏ và cuống, rửa sạch, cắt khúc chừng 3cm, khoét bỏ bớt ruột. Hành hoa và nấm hương thái nhỏ trộn với thịt xay và tôm nõn thái hạt lựu, nêm đủ bột canh, mì chính, hạt tiêu làm nhân nhồi vào miếng mướp rồi xếp vào đĩa sâu, rưới mỡ nước, đem hấp cách thủy chừng 15 – 20 phút là chín, lấy ra rắc hạt tiêu, chấm nước mắm chanh ớt.
Video đang HOT
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mướp, còn gọi là ty qua, thủy qua…, vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lương huyết, hóa đàm giải độc, an thai thông nhũ, là một trong những loại thực phẩm đặc biệt thích hợp trong những ngày hè nóng bức và đối với những người hay có cảm giác phiền nhiệt, môi khô họng khát, những người bị ho khạc đờm nhiều, mắc bệnh trĩ, khí hư, táo bón, mụn nhọt, phụ nữ sau sinh sữa không thông… Thịt lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ hư tư âm, dưỡng huyết nhuận táo tôm nõn vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ, hai loại thực phẩm này phối hợp với mướp tạo nên công dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết bổ huyết, tráng dương thông nhũ độc đáo của món ăn này.
Theo SK&ĐS
Thay đổi bất thường trên da, coi chừng bệnh nguy hiểm
Một số thay đổi về màu da và hiện tượng da phát ban có thể hé lộ những vấn đề về sức khỏe của bạn.
Làn da bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, điều hòa thân nhiệt, tiếp nhận thông tin từ những kích thích bên ngoài... Do đó, khi sức khỏe của bạn có vấn đề, làn da sẽ có những thay đổi bất thường.
1. Da hơi vàng, lòng bàn tay, bàn chân màu da cam
Điều này có thể là kết quả của việc tuyến giáp không hoạt động hiệu quả - hay còn gọi là bệnh thiểu năng tuyến giáp, làm tăng mức beta-carotene trong máu. Beta-carotene là một chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả, thường được tuyến giáp chuyển hóa. Khi tuyến giáp suy yếu thì không thể chuyển hóa vitamin nhanh chóng, do đó gây ra sự tích tụ beta-carotene.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể có làn da như thế này khi áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, chỉ ăn cà rốt, nước ép cà rốt, khoai lang và bí.
2. Da phát ban khi tiếp xúc với ánh Mặt Trời
Một vài người bị dị ứng với ánh nắng, nhưng những trường hợp như vậy không nhiều. Cách giải thích hợp lý hơn khi da phát ban, ngứa ngáy, nhìn như bị bệnh chàm là do bệnh nhân đã uống một số loại thuốc, khiến cơ thể mẫn cảm với ánh Mặt Trời.
Hiện tượng phát ban sẽ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng, bao gồm cả cẳng tay, cổ và khuôn mặt. Một trong những loại thuốc hay gây ra hiện tượng này là thuốc lợi tiểu thiazide (Hydrodiuril, Dyazide). Những loại thuốc này cũng được dùng để điều trị giai đoạn đầu cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.
3. Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay
Những đường đen dài sẫm màu trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân có thể là triệu chứng của suy thượng thận, rối loạn nội tiết. Bệnh này còn được gọi là bệnh Addison. Hai người nổi tiếng mắc căn bệnh này là Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà văn Jane Austen. Khi mắc bệnh sẽ có hiện tượng tăng sắc tố da, hiện tượng này có thể thấy được ở quanh nếp gấp da, các vết sẹo, môi và các điểm chịu áp lực (như đầu gối hay khớp ngón tay)
4. Tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm ở chân
Khi bạn thấy những tĩnh mạch lớn màu xanh sẫm nổi ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay dưới da chân, có thể bạn đang bị bệnh giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch có thể gây đau, gây chuột rút và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Giãn tĩnh mạch khác tĩnh mạch hình mạng nhện. Tĩnh mạch hình mạng nhện là hiện tượng những đường tĩnh mạch nhỏ (màu đỏ hoặc xanh) xuất hiện với những đoạn ngắn, chằng chịt. Còn khi bị giãn tĩnh mạch, tĩnh mạch nổi lên thường lớn hơn, màu tối hơn và có dạng xoắn.
5. Đốm nâu trên cẳng chân
Phần trước cẳng chân thường hay bị va đập vào nhiều thứ. Với những người bị bệnh tiểu đường, sự tổn thương những mao mạch và mạch máu nhỏ sẽ khiến da xuất hiện những đốm màu nâu, được gọi là bệnh da tiểu đường. Những đốm nâu hình bầu dục hoặc hình tròn có thể sần sùi, phần lớn bị đóng vảy (dù đó không phải vết thương hở) nhưng không hề gây đau đớn.
6. Da liên tục nổi mề đay, nổi mụn gây ngứa ngáy
Viêm da dạng mụn rộp - xuất hiện nhiều vết phồng rộp nhỏ và ngứa dữ dội ở cẳng tay gần khuỷu, đầu gối, mông, lưng, mặt hoặc da đầu có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac. Bệnh Celiac là một bệnh đường tiêu hóa do dị ứng gluten trong thức ăn. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh Celiac phải tuân thủ chế độ ăn không có gluten.
7. Vết "bầm" màu tím
Thoạt trông nhìn như một vết bầm tím, nhưng những vết này lại tồn tại trong một thời gian dài. Đó là triệu chứng của ban xuất huyết hoặc bị rò mạch máu dưới da. Những căn bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh rối loạn chảy máu cho tới bệnh scurvy (bệnh do thiếu vitamin C).
Những người trên 65 tuổi thường mắc căn bệnh này hơn do người già có làn da mỏng manh, dễ bị tác động bởi ánh sáng Mặt Trời và mạch máu cũng dần yếu đi.
8. Không nổi ban nhưng ngứa dữ dội
Ngứa ngáy ở nhiều nơi có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu không có sự thay đổi nào khác trên da thì có thể bạn đang có triệu chứng của bệnh ung thư hạch bạch huyết.
Hai dạng chính của ung thư hạch bạch huyết là bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Do đó, bệnh này còn được gọi là "bệnh ngứa Hodgkin". Một triệu chứng phổ biến của bệnh Hodgkin và u lympho không Hodgkin là sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc ở háng. (Lưu ý rằng các hạch bạch huyết có thể sưng lên vì nhiễm trùng thông thường)
9. Da xanh xao, móng tay, móng chân màu xanh nhạt
Da và lòng bàn tay xanh xao hơn bình thường là biểu hiện của việc thiếu máu nặng. Thiếu máu có thể là kết quả của việc thiếu sắt hoặc mất máu mãn tính (do bệnh của ruột hoặc do viêm loét). Thiếu máu do thiếu sắt đôi lúc xảy ra ở những người trên 70 tuổi - những người không ăn đủ các bữa ăn giàu dinh dưỡng do mất hứng thú ăn uống vì trầm cảm và các vấn đề sức khỏe khác.
Không chỉ có một làn da nhợt nhạt, những bệnh nhân thiếu máu còn có móng tay, chân xanh nhạt. Các triệu chứng khác gồm có nhanh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt và hơi thở ngắn.
10. Da ngứa ngáy và nổi ban ở một bên mặt hay cơ thể
Đây có thể là triệu chứng của bệnh zona. Căn bệnh này do virus gây ra bệnh thủy đậu gây nên. Trong 8 trên 10 người mắc bệnh thủy đậu, loại virus này rút về dây thần kinh cảm giác và trú ở đó. Tuy nhiên, sự căng thẳng, nhiễm trùng, hệ miễn dịch bị lão hóa và một số loại thuốc (như thuốc sử dụng trong hóa trị liệu hoặc sau khi phẫu thuật cấy ghép) khiến cho loại virus này tái hoạt động, từ đó sinh ra bệnh zona.
Nguyễn Ngọc Khanh
Theo Caring, Bee
Những thực phẩm hạ nhiệt mùa hè! Cùng với nước, các thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn tránh xa nhiệt, nóng... Rong biển Rong biển có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể. Không chỉ vậy, các chất dinh dưỡng trong rong biển còn hỗ trợ làm giảm huyết áp, do đó có lợi cho người mắc bệnh tim mạch trong mùa hè. Bạn cso thể dùng rong biển...