Món ăn được coi là đặc sản miền Tây, nhà có cỗ hôm sau mới được ăn
Đây là món ăn mà một du khách sẽ khó có dịp thưởng thức, nhưng đối với những người con miền Tây thì là thứ đặc sản cứ đi xa là nhớ về.
Ảnh: Youtube Phung Nguyen family & spa
Mỗi vùng miền sẽ có thật nhiều món đặc sản khác nhau, chúng phục vụ cho những du khách khi tới để thưởng thức thử, hay mua về làm quà cho bạn bè và người thân.
Tuy nhiên ở miền Tây Nam Bộ, còn có một món được coi là đặc sản vô cùng đặc biệt. Món ăn này du khách du lịch không dễ dàng có thể được ăn thử, nhưng đối với những người con xa xứ lâu ngày thì sẽ luôn luôn nhớ về.
Nó cũng có cái tên vô cùng lạ tai, xà bần. Vậy món ăn này là gì mà lại “hiếm có”, nhưng lại khiến người ta lại phải thương nhớ như thế?
Ý nghĩa ban đầu của cái tên xà bần
Theo phương ngữ, khẩu ngữ dân gian thì “Xà Bần” là danh từ dùng để chỉ đồ phế thải từ các công trình xây dựng như gạch ngói, vôi vữa, gỗ đá, thùng xếp, vật liệu hỗn hợp… Thường thì xà bần được sinh ra trong quá trình sửa chữa hoặc khi phá hủy các công trình cũ để xây mới.
Người ta cũng phân xà bần thành nhiều loại khác nhau, trong đó xà bần có thành phần vật liệu đồng nhất và sạch, như gạch vỡ, bê tông vụn, vào loại chất lượng, hàng xịn, có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác như làm nền nhà.
Video đang HOT
Xà bần vốn là cái tên được sử dụng phổ biến trong xây dựng. (Ảnh minh họa)
Còn loại xà bần hỗn hợp nhiều tạp, gồm nhiều vật liệu lẫn lộn như đá gạch lộn với gỗ, đất thì khó tái sử dụng. Người ta gọi loại này là “nhiều rác”.
Món ăn mang tên xà bần, được coi là đặc sản
Tưởng như chỉ có ý nghĩa trong xây dựng là thế, những cái tên xà bần lại gắn liền với cả một món ăn. Đây không chỉ là món ăn thông thường, mà còn là món được coi là đặc sản vùng Tây Nam Bộ.
Thành phần của món xà bần miền Tây không cố định, bởi nó phụ thuộc vào loại món ăn và số lượng thức ăn thừa.
Theo lời một số người miền Tây miêu tả, mỗi khi gia đình có cỗ, những thức ăn thừa, từ thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm hay các loại rau củ, đều được giữ lại phục vụ cho việc nấu xà bần.
Mâm cỗ với đầy đủ các món ăn, đôi khi sẽ có thức ăn thừa, nếu bỏ đi vô tình gây lãng phí. (Ảnh minh họa)
Và người miền Tây đã nghĩ ra cách để “tái sinh” thức ăn thừa, đó là nấu thành xà bần. (Ảnh minh họa)
Ngày hôm sau, tất cả những thức ăn thừa đó sẽ được cho chung vào chiếc nồi lớn, tùy theo số lượng thức ăn, cho thêm nước lọc hoặc nước canh, nước hầm xương nếu có, nêm nếm cùng một chút gia vị, rồi đun sôi. Và thế là nồi xà bần ra đời.
Nghe có vẻ như là một nồi thức ăn hổ lốn, toàn là thức ăn thừa, nhưng hương vị của nó lại rất ngon, không hề gây cảm giác ngán, một số người miền Tây chia sẻ.
Xà bần sau khi nấu xong thường được ăn với cơm trắng nóng hổi, nếu muốn có thể chuẩn bị thêm đĩa rau gồm đọt keo hay lá me non chấm nước hầm xà bần để ăn kèm.
Tuy nhiên, không phải món ăn nào cũng có thể cho cùng vào với nhau để nấu xà bần. Chúng vẫn phải đảm bảo hòa hợp với nhau, để tạo nên hương vị ngon miệng, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một ví dụ điển hình đó là cá. Cá có xương, thịt dễ bị róc khi nấu nhiều lần, nên rất hạn chế để nấu xà bần.
Chính cách chế biến, cùng cái tên đặc biệt, nên xà bần được coi là đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Những người con miền Tây xa xứ lâu năm thường tâm sự, sơn hào hải vị không nhớ, chỉ nhớ hương vị xà bần quê hương.
Ngoài những ngày có cỗ, người miền Tây cũng thường nấu xà bần vào những ngày Tết. Việc làm này vừa giúp tiêu thụ thức ăn thừa, vừa giúp tiết kiệm, không bỏ phí thức ăn.
Đúng là ẩm thực Việt Nam còn rất nhiều món ăn hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không phải ai cũng biết và đã khám phá ra. Mỗi chuyến đi tới một vùng miền, một địa phương, lại là những trải nghiệm mới mẻ, và cách nhận biết dễ nhất chính là qua ẩm thực.
Tuy nhiên, du khách khi tới miền Tây sẽ rất hiếm có cơ hội được thử ăn xà bần, bởi nó không phải món ăn được bán rộng rãi. Thay vào đó, sao bạn không thử tận dụng thức ăn thừa nhà mình, và chế biến một nồi xà bần thật ngon miệng cho cả gia đình?
Món đặc sản nức tiếng miền Tây, chỉ có 1 mùa trong năm
Những người nói món ăn này là cám lợn đã phải nhanh chóng lên tiếng xin lỗi. Vừa qua, một kênh TikTok tại Nghệ An đã đăng tải một video với nội dung đoán đặc sản của người miền Tây.
Một người trong nhóm này đã đoán món ăn đó là "cám lợn", khiến cho cư dân mạng vô cùng bức xúc. Sau khi nhận phải chỉ trích, nhóm này đã xóa video và lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên sự việc này vẫn bị nhiều TikToker khác chia sẻ.
Vậy món ăn mà nhóm người này đoán là "cám lợn" là gì? Đó là một đặc sản nức tiếng miền Tây mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức: canh chua cá linh bông điên điển.
Đặc sản này chỉ có một mùa trong năm, đó là mùa nước nổi. Đây là mùa cá linh sinh sôi phát triển mạnh mẽ nhất. Cá linh có kích thước tương đối nhỏ, chỉ to khoảng bằng 1 ngón tay, những con to thì bằng chừng 2 ngón tay. Dù hình dáng nhỏ xíu, không được nhiều thịt như các loại cá khác nhưng lại mang hương vị rất đặc biệt, chỉ miền Tây mới có. Cá linh cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon như kho tương, kho sả ớt, đặc biệt là nấu canh chua.
Cũng như cá linh, bông điên điển cũng là một nguyên liệu dân dã quen thuộc với đời sống của người miền Tây. Bông điên điển không chỉ là một loại cây được bà con trồng với mục đích chống sạt lở đất và được trồng theo bờ kênh, đê... nó còn là ký ức tuổi thơ gắn bó với nhiều thế hệ.
Cá linh và bông điên điển kết hợp cùng nhau trong bát canh chua thì quả thực là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây vào mùa nước nổi. Cái ngon độc đáo của món cá linh bông điên điển này là sự kết hợp giữa vị chua của me, hay chanh, quất, vài trái ớt, ít cọng rau ôm... cái ngòn ngọt của bông điên điển và vị béo của cá linh đem đến hương vị tự nhiên, không phải từ loại gia vị nào khác.
Mỗi năm, cứ vào mùa nước nổi, người dân miền Tây lại có cơ hội thưởng thức những bát canh chua cá linh bông điên điển tuyệt ngon. Du khách khắp nơi đổ về cũng thường tranh thủ nếm thử món ăn này. Nếu có cơ hội ghé thăm miền Tây vào mùa nước nổi, đừng quên tìm đến món đặc sản dân dã nhưng mang đậm văn hóa của người miền Tây này nhé!
Loại cây lá rụng đầy không ai nhặt lại là đặc sản chỉ có ở miền Tây, giá 90.000 đồng/kg Muốn thưởng thức loại lá này cũng không phải dễ bởi không phải nơi nào cũng tìm mua được. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có một loại cây thân gỗ mà người dân thường trồng trong vườn nhà để lấy bóng mát. Hơn nữa, người dân còn thường hái lá của loại cây này để sử dụng như một loại...