Món ăn đơn giản hỗ trợ chuyện phòng the
Quý ông chỉ cần chú ý chế độ ăn uống của mình là đã có thể làm nên “kỳ tích” trong chuyện chăn gối.
Ảnh minh họa
Cháo tôm sú, rau hẹ (hoặc hoa hẹ): Rau hẹ gọi là cửu thái, có tác dụng bổ thận, làm mạnh dương sự, dùng để trị mộng tinh, khí hư, đau bụng kinh, đau lưng, mỏi gối… Tôm sú 100g, rau hẹ 50g, hành tím 5 củ, hạt tiêu sọ 10g, gạo tẻ 50g, gia vị các loại. Tôm làm sạch, ướp gia vị. Rau hẹ và hành rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo, khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều rồi cho hẹ, hành vào, quậy đều và nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng. Tuần ăn 2 – 3 lần.
Câu kỷ tử, hoa hẹ, gan heo: Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ can, thận, ích tinh, tráng dương, tăng cường miễn dịch, nâng cao chuyển hóa, có tính kích thích. Câu kỷ tử 20g, hoa hẹ 50g, gan heo 100g, gia vị hành khô, hành hoa, gừng, xì dầu, hạt tiêu, đường, dầu vừng. Hoa hẹ rửa sạch, cắt khúc 5cm, câu kỷ tử rửa sạch, gừng thái chỉ, hành hoa rửa sạch cắt khúc, gan rửa sạch, thái mỏng, ướp với tiêu, muối. Đun sôi dầu, phi thơm hành khô, cho gan vào xào chín, sau đó cho câu kỷ tử, hoa hẹ, hành, gừng xào cho đến khi chín hẳn thì nêm xì dầu, đường và một ít dầu vừng, ăn nóng. Cách ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 1 tháng.
Nhộng tằm xào hoa hẹ: Nhộng tằm có nguyên khí đầy đủ và thận khí vượng, có khả năng chữa suy nhược cơ thể, liệt dương. Hoa hẹ bổ thận, trị mộng tinh, tiểu són… Kết hợp hai món ăn này với nhau sẽ có tác dụng tốt cho sức khoẻ, nhất là với tạng thận. Nhộng tằm 200g, hoa hẹ 10g, nước mắm, dầu ăn vừa đủ. Nhộng tằm rửa sạch cho vào nồi, nêm nước mắm vừa đủ, đun nhỏ lửa cho tới khi khô, cho dầu ăn vào, nấu lửa lớn và cho hoa hẹ đã rửa sạch vào. Sau đó bắc nồi xuống, dùng nóng.
Canh lươn, đậu đen, hà thủ ô: Lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí huyết, can thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, đau lưng, cơ thể suy nhược… Món ăn này có tác dụng ích can thận, chống lão suy, bạc tóc, đau lưng, làm sáng mắt, rất có ích cho người can thận yếu, dương sự bất cử. Lươn 90g, đậu đen 90g, hà thủ ô chế 9g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ vài quả. Lươn làm sạch, bỏ ruột, để nguyên con. Đậu đen ngâm nước cho nở, rửa sạch. Hà thủ ô, gừng tươi, táo đỏ đều rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu lửa lớn cho sôi rồi để lửa nhỏ ninh trong 3 giờ. Nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng.
Video đang HOT
Gà trống hầm câu kỷ: Món ăn này thích hợp với trường hợp suy sinh dục (rối loạn cương dương) do thận dương hư, có các triệu chứng như lưng, gối lạnh đau, mỏi nhừ, miệng khô, hoa mắt, chóng mặt. Gà trống tơ 1 con, câu kỷ tử 20g, hoàng tinh 20g, gia vị các loại. Gà làm thịt, rửa sạch, cho vào nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ. Cho 2 vị thuốc trên vào hầm nhừ. Ăn 1 – 2 lần/tuần.
Ngài tằm đực hấp tôm, trứng gà: Ngài tằm đực có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh, dùng trị các chứng suy sinh dục, di tinh, hoạt tinh. Người ta chỉ dùng những con ngài tằm đực khoẻ mạnh, vừa mới ở kén chui ra, để làm vị thuốc bổ thận, tráng dương cho nam giới. Ngài tằm đực 7 con, bỏ chân bỏ cánh, sao vàng thơm, giã thành bột mịn. Tôm đất tươi 3 – 5 con, rửa sạch, bóc vỏ, giã nát. Hai thứ hòa cùng với 2 cái lòng đỏ trứng gà, thêm một ít lá hẹ, trộn thật đều rồi đem hấp chín. Dùng ăn ngay khi còn nóng.
Theo Lương y Ngự Bình
Kiến Thức
10 món cháo giúp quý ông thêm sung sức
Liệt dương (hay còn gọi là bất lực) luôn được xem là cơn ác mộng với đàn ông. Có rất nhiều lý do khiến cho nam giới bị rối loạn chức năng cương dương (gọi tắt là RLCNC). Sau đây là một số món ăn - thuốc để các "bà xã" có thể tham khảo chế biến giúp chồng lấy lại phong độ.
Cháo tắc kè tươi: tắc kè sống (còn đủ đuôi) 5 con, gạo tẻ 200 - 300g. Tắc kè làm sạch dùng rửa lại bằng rượu, bỏ đầu, băm vụn, thêm rượu, dầu ăn, muối, hành sống, bột tiêu; ướp đậy kín để 20 phút. Gạo tẻ nấu cháo chín nhừ. Cho tắc kè đã ướp vào, khuấy đều, đậy vung, đun sôi 5 - 10 phút là được. Tác dụng bổ thận định suyễn, ích tinh tráng dương. Dùng cho các trường hợp hen suyễn, di tinh liệt dương, thiểu năng dục tính.
Cháo nhục dung thịt dê: nhục thung dung 10 - 15g, thịt dê 80g, gạo tẻ 100g. Nhục thung dung hãm sắc lấy nước; thịt dê băm nhỏ, nấu với gạo thành cháo với nước nhục dung. Khi cháo chín nhừ cho thêm hành tươi thái lát, gừng tươi đập dập băm nhỏ và các gia vị thích hợp khác, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thận dương hư, di tinh liệt dương...
Cháo nhục dung thịt dê
Cháo thỏ ty tử: thỏ ty tử 30 - 60g, gạo tẻ 100g. Thỏ ty tử sắc hãm lấy nước, bỏ bã. Gạo nấu cháo với nước sắc thỏ ty tử thêm nước cho vừa đủ; khi cháo được thêm đường. Dùng cho các trường hợp thận hư, đau lưng liệt dương di tinh, di niệu.
Cháo sơn thù: sơn thù du 20g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, khi cháo chín nhừ thêm đường trắng khuấy tan đều. Dùng cho các trường hợp ù tai hoa mắt chóng mặt di tinh di niệu, tự hãn.
Cháo hải mã: cá ngựa 2 - 6 con, gạo tẻ 60 - 80g. Nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp liệt dương.
Cháo hải cẩu thận: hải cẩu thận 30g, gạo tẻ 50g. Hải cẩu thận thái lát, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ; khi cháo được thêm mắm muối gia vị. Cho ăn vào bữa điểm tâm sáng. Dùng cho các trường hợp liệt dương, vô sinh.
Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, kê 200 - 300g. Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái nhỏ, đem nấu với kê thành cháo. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu đảo đều. Cho ăn khi đói. Dùng cho người suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương...
Cháo chim sẻ
Cháo hẹ: hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Trước tiên nấu cháo gạo tẻ, cháo được cho hẹ, muối khuấy đều. Dùng cho bệnh nhân liệt dương di tinh.
Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, di tinh di niệu.
Cháo thận hươu: thận hươu 1 đôi, nhục thung dung 60g, gạo tẻ 200g. Thận hươu bỏ màng mỡ thái nhỏ; nhục thung dung tẩm rượu để qua 1 đêm, cạo bỏ các nếp vỏ, cắt lát. Đem gạo nấu cháo, khi cháo chín cho lộc hươu, nhục thung dung, hành, muối tiêu, gia vị tiếp tục nấu chín nhừ. Tác dụng bổ nguyên dương ích khí tăng lực. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu năng dục tính.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Mộng tinh có phải là bệnh? Nhiều nam giới ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi dậy thì, ban đêm thường ngủ mê và xuất tinh. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không, có phải là bệnh lý không? Hiện tượng xuất tinh không chủ định trong lúc ngủ là biểu hiện của mộng tinh. Mộng tinh là cơ chế tự giải phóng tinh dịch. Tinh...