Giảm cân: Uống giấm thay nước, rước thêm bệnh loét dạ dày
Học hỏi kinh nghiệm trên mạng, Nguyễn Thị Nga tin rằng cô có thể giảm cân nhờ mỗi ngày uống hết một chai giấm gạo 500ml. Có giảm một vài cân, nhưng Nga còn được “khuyến mại” thêm bệnh viêm loét dạ dày.
Nga bị xuất huyết dạ dày vì uống dấm giảm béo.
Xuất huyết dạ dày vì uống giấm
Nguyễn Thị Nga sinh năm 1990, tại thành phố Bắc Ninh phải vào bệnh viện Đại học Y cấp cứu vì chứng xuất huyết dạ dày. Kết quả nội soi của Nga bị viêm và loét dạ dày.
Nga cao 1,52 mét nhưng nặng 57kg. Cô luôn mặc cảm vì thân hình quá khổ của mình. Ở tuổi 25 nhưng vì béo quá khiến Nga già hơn tuổi. Nhiều người gặp Nga hỏi cô đã có mấy cháu khiến Nga ngượng chín mặt. Tự ti vì cân nặng, Nga lên nhiều kế hoạch giảm cân nhưng đều thất bại.
Trước đó, Nga đã đi tập yoga và thực hiện ăn kiêng như nhiều người khuyên nhưng vùng đùi và mông vẫn tăng kích cỡ. Nga cho biết cách đây không lâu cô tìm cách giảm cân trên mạng. Nga thấy nhiều người chia sẻ về cách giảm cân nhờ uống giấm thanh để thức ăn nhanh tiêu và axit không thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nga thấy đây là phương pháp vừa rẻ tiền và cô có thể làm được.
Ngay hôm sau, Nga mua 10 chai giấm với giá 60 nghìn đồng về uống dần thay nước lọc. Mỗi lúc ăn cơm xong, Nga lại nhắm mắt, nhắm mũi uống nửa chai. Cô nhớ lại: “Giấm chua lảnh khiến ngày đầu em phải nín thở nhưng vài ngày sau em uống được thoải mái và rất thích nó. Nhờ có uống giấm, em có cảm giác nhanh đói hơn và tuyết đối tin rằng thức ăn không có cơ hội ở dạ dày để hấp thụ vào thành ruột hay các cơ quan khác”.
Video đang HOT
Hơn 10 ngày, Nga giảm cân với những chai giấm. Kết quả đến ngày thứ 11 Nga có biểu hiện đau bụng dữ dội, nôn ra máu và tím tái. Gia đình đưa Nga đi cấp cứu, các bác sĩ kết luận cô bị xuất huyết dạ dày. Khi nhập viện, bác sĩ hỏi Nga có sử dụng các dung dịch như rượu hay các chất có độ kiềm cao, Nga nghĩ ngay đến giấm thanh để giảm cân.
Sau khi đi viện về, ngoài việc giảm được 4 kg, Nga còn được “khuyến mại” thêm các chứng đau dạ dày cứ tái đi tái lại.
Suy nhược cơ thể vì giảm cân ba ngày
Mới đây, bệnh viện Bạch Mai cấp cứu cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể vì nhịn ăn giảm cân. Bệnh nhân tên Nguyễn Thị M. trú tại Thanh Xuân, Hà Nội. Chị M. cho biết, mặc cảm vì thân hình phát tướng nên chị đã tìm hiểu rất nhiều thuốc giảm cân cũng như các cách giảm cân được bạn bè truyền tai nhau.
Chị M. làm theo thực đơn uống giấm và nhịn ăn. Kết quả chỉ ba hôm ăn rau xanh và uống giấm, cơ thể không đủ chất, chị M. bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn tiền đình.
Nhớ đến cảm giác đó, chị M kể: “Tôi bị chóng mặt, chân tay run lên”. Khi chồng chị đi làm về thấy vợ nằm ở ghế với triệu chứng toát mồ hôi, mặt tái xanh, chân tay lạnh toát. Anh đưa vợ vào viện mới biết chị M. bị suy nhược cơ thể, thiếu máu lên não….
Bác sĩ, thạc sĩ Lê Thị Hải – Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết việc giảm cân bằng uống giấm, nhịn ăn không co cơ sơ khoa hoc, không tuân theo chi dân cua bac si. Các chi em tư “truyên” cho nhau nhưng kinh nghiêm giam cân đươc cho la cưc ki hiêu qua. Va hâu qua cuôi cung la anh hương trâm trong đên sưc khoe.
Giảm cân theo cách nhịn ăn, uống giấm… là những phương pháp phản khoa học. Tuy có thể làm chị em giảm một vài cân nhưng lại rất có hại cho cơ thể.
Sơ di chị Nga bị xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày vì chi uống giấm nhiêu. Axit trong dạ dày kết hợp axit cua giấm tàn phá niêm mạc da day. Tư đo gây viêm loét, xuất huyết dạ dày, tá tràng…
Ăn uống không đủ chất, cơ thể mệt mỏi gây suy nhược cơ thể. Nếu muốn giảm cân thật sự phải đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể các phương pháp giảm cân thích hợp vì có trường hợp không hợp với phương pháp này nhưng hợp với phương pháp khác.
Theo Infonet
Công dụng và tác hại của tương ớt
Dùng ớt quá độ và trong một thời gian dài có thể làm hệ thần kinh chết dần. Những hệ thần kinh bị ảnh hưởng: vị giác, cơ quai hàm, và do đó sự cảm nhận về độ cay cũng giảm đi.
Hình minh họa
Tương ớt là thứ nước chấm cay có dạng đặc sệt như nước sốt và có màu đỏ, được làm từ nguyên liệu chính là ớt xay nhuyễn kết hợp với một số gia vị khác.
Đặc tính cay của ớt được quy định bởi một loại chất hóa học không màu và không mùi mang tên capsaicin. Chính nồng độ của capsaicin trong từng loại ớt khác nhau sẽ tương ứng với các cường độ cay khác nhau của từng loại ớt.
Một trong những tác dụng của capsaicin là diệt vi trùng, nên chất này thường được dùng để bảo quản thực phẩm, giữ cho thức ăn lâu hư. Ngoài ra cũng được dùng để bào chế băng hoặc cao dán, nhờ tác dụng làm thông sự bế tắc của máu. Một thử nghiệm của Hàn Quốc cho thấy lượng mỡ của 100 người phụ nữ ăn ớt thường xuyên, được giảm xuống một cách rõ ràng. Theo một khám phá mới nhất, Capsaicin có khả năng giết chết tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.
Capsaicin trong y khoa được liệt kê vào loại độc dược. Nó gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc với da người, đông máu bất thường, phồng rộp da, tiêu chảy (nặng), lâu dài thì tổn thương gan và thận. Tuy nhiên bắt đầu từ lượng nào đó, nó mới tác hại đến cơ thể. Những phủ tạng như ruột, bao tử, hệ hô hấp, da và da nhờn trong khoang miệng mũi sẽ bị thiệt hại, nếu ăn cay quá độ. Dùng ớt quá độ và trong một thời gian dài có thể làm hệ thần kinh chết dần. Những hệ thần kinh bị ảnh hưởng: vị giác, cơ quai hàm, và do đó sự cảm nhận về độ cay cũng giảm đi (lên đô)
Khi ăn cay trong người sẽ tiết ra chất Endorphine (có tác dụng gần giống như thuốc phiện). Ớt càng cay, chất Capsaicin (độc tố) càng nhiều.
Ngoài ra, để sản phẩm có màu đỏ đẹp, một số nhà sản xuất thiếu lương tâm đã pha chế thêm chất sudan (một hóa chất có dạng tinh thể màu nâu đỏ, được sử dụng trong nhuộm màu công nghiệp và bị cấm sử dụng trong thực phẩm). Trên thực tế, tương ớt có thể được làm với cả ớt hỏng hay cà chua thối.
Bên cạnh những tác hại, nghiên cứu do các nhà khoa học tại bang Tasmania, Australia tiến hành, cho thấy trong tương ớt có hai thành phần hữu dụng có thể làm giảm những tác nhân gây ra tiểu đường ở người.
Đối với các bệnh về tim mạch, các nhà nghiên cứu cho biết các hóa chất có trong tương ớt sẽ hỗ trợ giảm thiểu và ngăn chặn sự hình thành các khối mỡ thừa trong các mạch máu, nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tai biến, đảm bảo sự thông thoáng lưu thông máu trong cơ thể.
Capsaicin còn cải thiện tiêu hóa bằng cách kích thích dạ dày tiết, giảm triglycerides (chất béo trung tính), có tác dụng nhuận tràng, giải phóng endorphins (chất sinh hóa làm giảm đau tự nhiên), thông mũi, giảm cao huyết áp, có thể giúp bảo vệ chống lại một số dạng ung thư, ngừa đột qụy, tăng cường tốc độ trao đổi chất, hạ sốt, giảm đau, giúp phòng chống cảm lạnh. Lợi ích sức khỏe :vitamin A, vitamin C, beta-Carotene (là tiền chất của vitamin A)
Trái ngược với suy nghĩ phổ biến rằng người bị loét dạ dày nên tránh thức ăn cay, một báo cáo được công bố trong "Bệnh tiêu hóa và Khoa học" kết luận rằng capsaicin gây tăng lưu lượng máu trong màng nhầy của dạ dày, có thể giúp đỡ trong việc chữa bệnh của mô dạ dày
Theo Bích Châu
Gia đình Online
Làm gì khi bị loét dạ dày? Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau. Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ - Ảnh: Shutterstock Thuốc chống viêm an toàn. Acetaminophen được...