Món ăn đẩy lui bệnh
Ăn đúng món khi bị bệnh có thể hỗ trợ tốt hệ miễn dịch của cơ thể, giúp đánh tan bệnh tật một cách tốt nhất mà không bị phản ứng phụ.
Súp gà, trà nóng… có thể giúp người bệnh mau khỏe lại – Ảnh: Hạ Huy – Đ.N.Thạch
Khi bị bệnh, cơ thể cần thêm nhiều calorie hơn để duy trì hoạt động như bình thường, vì ăn ít hơn có thể cản trở cơ thể tự lành. Một số mẹo ăn uống để giúp đẩy lui cảm cúm là phải uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Sau đây là những món ăn có thể hỗ trợ tốt cho cơ thể.
Súp gà
Dược thiện trị cảm được lưu truyền trong dân gian lâu nay chính là súp gà. Theo phân tích về mặt khoa học, gà chứa chất a xít amino gọi là cysteine bổ sung cho màng nhầy bên trong phổi, còn súp nóng giữ khoang mũi ẩm ướt, ngăn chặn tình trạng mất nước và chống viêm nhiễm cổ họng. Bên cạnh đó, những thành phần khác có thể khơi thông đường hô hấp và giúp cơ thể mau hết bệnh.
Trà nóng
Thức uống ấm có thể làm dịu cổ họng bị đau và làm thông mũi, nên loại như trà xanh chứa nhiều chất chống ô xy hóa là thức uống lý tưởng để giữ nước trong khi giúp mũi bớt nghẹt. Nếu không thích trà, nước chanh ấm cũng có công dụng tương tự.
Trái cây họ cam quýt
Video đang HOT
Lâu nay ai nấy đều cho rằng vitamin C có thể trị được bệnh cảm thông thường, nhưng vẫn chưa có nhiều chứng cứ khoa học ủng hộ giả thuyết này. Tuy nhiên, trong khi trái cây họ cam quýt có thể không trị hết hoàn toàn bệnh cảm, lớp màng mỏng trắng bao quanh cam, chanh, bưởi và quýt chứa flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ lành bệnh.
Kem que tự làm
Giữ nước trong khi bị cảm có thể giúp giảm tình trạng nghẹt mũi. Thông thường nếu ăn trái cây hoặc uống nước là cách tốt hơn để duy trì lượng nước trong cơ thể, kem que được xem là món ăn ưa thích và đặc biệt ngon miệng hơn nếu tự làm. Món giải khát này có thể được làm từ nước ép nguyên chất như dừa, cam, dâu tây hoặc sô cô la và va ni.
Thức ăn cay
Ăn cay có thể khiến nước mắt nước mũi chảy ròng ròng, nhưng đây cũng là cách giảm nghẹt mũi, thông cổ họng hiệu quả. Nên chọn ớt, tiêu hoặc wasabi nếu cần thông mũi.
Trong trường hợp bụng có vấn đề, chuối là sự lựa chọn dễ dàng để trị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Loại trái cây dễ tiêu hóa còn có chức năng giảm nhiệt độ cơ thể, bổ sung chất điện phân bị thất thoát. Ngoài ra, gừng được chứng minh có khả năng ngăn chặn nôn mửa. Uống nước trà gừng giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và giảm cơn đau bụng.
Tụ Yên
Theo TNO
Những lưu ý khi cho con tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản
Hiện nhiều tỉnh, thành đang tiến hành tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ em, vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đưa ra để có cách xử trí, chăm sóc trẻ cho đúng.
Vắc-xin viêm não Nhật Bản nên được tiêm phòng vào thời gian:
- Đối với trẻ em dưới 5 tuổi: nên tiêm cho trẻ khi được 12-15 tháng tuổi, theo lịch tiêm đủ 3 mũi của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có thể tiêm nhắc sau 5 năm kể từ mũi tiêm thứ 3.
- Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản thì tiêm ngay càng sớm càng tốt, theo lịch tiêm đủ 3 mũi cơ bản. Mũi tiêm nhắc sau 5 năm.
- Đối với người lớn: nếu chưa từng tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản nên tiêm ngay, theo lịch tiêm 3 mũi cơ bản. Nếu đã từng tiêm liều cơ bản thì chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi.
Nên tổ chức tiêm trước mùa bệnh khoảng 1 tháng vì kháng thể bảo vệ bước đầu chỉ được tạo thành khoảng 3 tuần sau khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản liều 2, và kháng thể bảo vệ cơ bản chỉ có sớm nhất 1 tuần sau vác xin mũi thứ 3.
Những đối tượng nên dùng vắc-xin viêm não Nhật Bản:
- Khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh VNNB lưu hành.
Ảnh minh họa. (Nguồn: VTVonline)
Những trường hợp không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:
- Những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc-xin viêm não Nhật Bản lần tiêm trước.
- Những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.
- Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính.
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.
- Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS.
Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản:
Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, một tỷ lệ nhất định người tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có thể bị tác dụng phụ, cụ thể:
-Tại chỗ tiêm: có thể bị đau, xưng, đỏ. Thường gặp ở 5 - 10% người được tiêm.
- Một số rất ít có thể có phản ứng toàn thân như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Các phản ứng phụ nêu trên xuất hiện khoảng vài giờ sau khi tiêm và thường tự hết sau 1-2 ngày. Phản ứng phụ thường gặp ở mũi tiêm thứ 2 hoặc thứ 3 hơn là ở mũi tiêm thứ 1.
- Một tỷ lệ cực nhỏ (1 trường hợp trên 1 triệu mũi tiêm) có thể gặp choáng (sốc) sau khi tiêm trong vòng vài giờ, cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí cấp cứu.
Phản ứng phụ có thể được hạn chế nếu thực hiện các mũi tiêm đúng thời gian, liều lượng, đường tiêm và việc khám, hỏi kỹ tình trạng của trẻ trước khi tiêm cũng như theo dõi tiếp, cho trẻ nghỉ ngơi sau khi tiêm trong vòng 30 phút.
Theo Vnmedia
Ăn uống nâng cao trí nhớ Thí sinh sắp bước vào các kỳ thi; những người lao động trí óc lâu dài, những người cảm thấy mình mau quên... đều cần có chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường trí nhớ. Hoài sơn, ba kích, hạt sen - Ảnh: K.Vy Một số món đơn giản, dễ chế biến mà bạn có thể thường dùng như sau: -...