Món ăn đặc sản ở Tây Bắc Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Món ăn đặc sản ở Tây Bắc là vô cùng phong phú và mang đậm nét đặc trưng riêng. Với mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo, đặc sắc riêng trong nếp sống văn hóa và ẩm thực
Trong bài viết bên dưới đây mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu sơ lược về các món ăn đặc sản ở Tây Bắc . Hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới !
1. Ẩm thực Tây Bắc mang đặc trưng của các dân tộc thiểu số
Có khá là nhiều dân tộc ít người sinh sống tại vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo, đặc sắc riêng trong nếp sống văn hóa và ẩm thực. Người Tày nổi tiếng với thắng cố. Người H’Mông nổi tiếng với món mèn mèn. Pa pỉnh tộp của người Thái,.. Thế nhưng, có lẽ món ăn mà dân tộc nào cũng có là thắng cố, các món ăn làm từ thịt trâu, cá suối,..
Mảnh đất Tây Bắc đại nghìn không chỉ đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số mà còn có nét ẩm thực vô cùng độc đáo.
2. Nguyên liệu chế biến nhiều loại – Món ăn đặc sản ở Tây Bắc
Mắc khén là một trong những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho con người Tây Bắc. Nếu như đã có dịp thưởng thức các món ăn có dùng mắc khén làm gia vị, chắc chắn bạn sẽ không quên được hương vị đặc trưng của nó. Mắc khén được dùng trong hầu hết các món ăn của đồng bào Tây Bắc. Thiếu mắc khén dường như bữa cơm bớt ngon, cái bụng bớt thèm.
Ngoài mắc khén thì hạt dổi cũng là một loại gia vị đặc trưng của Tây Bắc. Người ta thường sử dụng hạt dổi để tẩm ướp các món nướng như gà, thịt, sườn,..
Ngoài ra, chúng còn được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt. Thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy. Nước chấm sử dụng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay dễ dàng nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Tây Bắc còn nổi tiếng với các loại măng rừng từ vầu, nứa, trúc, mai. những loại gạo đặc sản Tây Bắc như Gạo Bắc Hương Điện Biên, gạo Tám Điện Biên, gạo Séng Cù ( Bát Xát Lào Cai), gạo Tả Cù (Mường Tè Lai Châu), nếp Nương Điện biên, nếp Tú Lệ…
3. Những món đặc sản Tây Bắc ngon nỏi tiếng nhất – Món ăn đặc sản ở Tây Bắc
Video đang HOT
Thịt trâu gác bếp là một trong những món ăn đặc trưng của Điện Biên. Thịt trâu gác bếp được chế biến từ thịt trâu tươi ngon, một khi sơ chế được tẩm ướp với gia vị như sả, ớt, tỏi, gừng, mắc kén giã nát; để thịt thật ngấm rồi bắt đầu đem xiên vào các que và sấy khô từ từ trên than củi.
Thịt chín vừa tới hơi dai dai mà lại không quá khô vẫn còn giữ được vị ngọt của thịt chính là nét lôi cuốn của món ăn.
Thịt khô gác bếp – món ăn đặc trưng của người Điện Biên (Ảnh: ST)
Lạp xưởng hun khói là món ăn đặc sản Tây Bắc rất được du khách yêu thích bởi hương vị đậm đà khác hẳn ở những nơi khác. Được chế biến kỳ công theo phương thức truyền thống, lạp xưởng Tây Bắc hoàn toàn không chứa phụ gia, tất cả nguyên liệu chế biến đều lấy từ núi rừng ở đây.
Lạp xưởng hun khói (Ảnh: ST)
3. Hạt mắc kén – Món ăn đặc sản ở Tây Bắc
Tuy chỉ là một loại gia vị tuy nhiên hạt mắc kén lại là thứ đặc sản gắn liền với hương vị Tây Bắc. Mắc kén không chỉ được yêu thích bởi người Tây Bắc mà cả những thực khách ghé qua. Dần dần, mắc kén đã trở thành cái hồn của ẩm thực Tây Bắc.
Hạt mắc kén – đặc sản Tây Bắc (Ảnh: ST)
Nhộng ong rừng chỉ có vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm (vào mùa sinh sản của ong rừng). Chính vì vậy mà món ăn càng trở nên quý hiếm hơn. Nếu đi đúng dịp bạn nhớ thưởng thức món nhộng ong rừng xào thơm ngon này. Vị béo ngậy của ong và mùi thơm của những loại gia vị sẽ khiến bạn yêu thích ngay.
Nhộng ong rừng – một trong những món đặc sản Tây Bắc nổi tiếng (Ảnh: ST)
5. Táo mèo khô
Táo mèo khô không chỉ là một món đặc sản Tây Bắc mà nó còn là một vị thuốc Đông Y rất tốt, sử dụng để bồi bổ sức khỏe. Táo mèo khô được chế biến theo nhiều cách tuy nhiên có lẽ hầm canh và ngâm rượu là hai cách thông dụng nhất.
Táo mèo khô – đặc sản Tây Bắc (Ảnh: ST)
6. Sâu chít Điện Biên
Sâu chít là đặc sản chỉ riêng Tây Bắc mới có. Những con sâu chít căng mọng, béo tròn sau khi được lấy ra từ thân cây đem thả trong rượu nhạt (loại rượu giúp cho sâu không bị biến chất) có thể được đem đi ngâm rượu, nấu cháo hay chế biến thành nhiều món ngon; dùng để bồi bổ cơ thể rất tốt.
Tạm kết :
Bài viết trên đây mình vừa giới thiệu sơ lược tới các bạn một vài món ăn đặc sản ở Tây Bắc. Cũng như tìm hiểu về văn hóa ẩm thực phong phú và gần gũi với thiên nhiên ở nơi đây. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về văn hóa ở vùng núi cao Tây Bắc này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !
Ẩm thực thịt trâu món ngon của sự tinh tế
Nếu như trước kia, con trâu chỉ cung cấp cho nhà nông sức kéo thì vài năm gần đây, thịt trâu còn là nguồn nguyên liệu để chế biến nên những món ăn đặc sắc tạo nên sự phong phú trong kho tàng ẩm thực của người Việt.
Món ngon đổi vị
Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội những nhà quản lý đồ uống và ẩm thực Việt Nam nhận định: "Trước kia, món thịt trâu ít được biết đến do con trâu là đầu cơ nghiệp, ít được sử dụng làm thực phẩm. Đến nay, thịt trâu đã được dùng để chế biến nên nhiều món ăn. Trước kia, quê tôi tại khu vực thị trấn Lim (Bắc Ninh) có những chợ tập trung buôn bán trâu bò và được làm thịt. Thớ thịt trâu sau khi giết mổ vẫn giật giật nên được gọi là thịt trâu giật, đó còn gọi là thịt tươi được chế biến nhiều món, đơn giản là thịt luộc chấm mắm, tiếp đến được chế biến thành các món xào với các loại rau theo từng vùng miền. Tại vùng đồng bằng, dễ ăn nhất là các món xào với rau muống, hành tỏi, cần tây, khế; còn khu vực Tây Bắc xào, nấu với lá lồm (lá giang). Bên cạnh đó, thịt trâu còn nấu cà ri, nhúng mẻ..."
Thịt trâu được chế biến nhiều món bổ dưỡng cho sức khỏe.
"Thịt trâu có đặc tính hàn nên khi chế biến, các đầu bếp thường cho gia vị nóng như ớt, tỏi để cân bằng vị. Bên cạnh đó, thịt trâu có giá trị dinh dưỡng tương đương như thịt bò. Thịt trâu có hàm lượng chất sắt cao hơn, nhưng lại ít mỡ hơn thịt bò. Trong thịt trâu chỉ có 1,6 - 5,6% mỡ so với thịt bò là 10 - 22%. Có lẽ đó là lý do gần đây, thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng", ông Quỳnh nói thêm.
Ở nhà hàng Trâu vườn quán (phố Nguyễn Văn Tuyết, Hà Nội), ông Trần Mạnh Linh, quản lý nhà hàng cho biết: Nhà hàng có khoảng 30 món về thịt trâu, nhưng hấp dẫn khách nhất là món nộm trâu mầm và món trâu cháy tỏi, trâu nướng tảng. Nguồn hàng nhập chính từ Bắc Giang.
Bếp trưởng Cao Văn Dương của nhà hàng chia sẻ kinh nghiệm: Để nấu món thịt trâu ngon, quan trọng nhất là chọn thịt trâu ngon. Khi nhập nguyên liệu phải kiểm tra rất kỹ, phải là thịt trâu tươi, không bơm nước. Khâu chọn nguyên liệu thịt trâu chuẩn chiếm 50% thành công của món ăn. Nấu ngon sẽ phụ thuộc vào gia vị khi chế biến từng món.
Khách nhâm nhi có thể chọn món trâu xé vốn là thịt trâu già hơn được tẩm gia vị mắc khén và hạt dổi. "Khác với thịt trâu sấy khô của đồng bào miền núi, thịt trâu xé sau khi tẩm ướp gia vị được sấy ở mức độ nhất định nhưng vẫn đảm bảo độ tươi để người dùng cảm nhận hương vị thịt trâu", anh Dương cho biết.
Theo đánh giá của Sở Du lịch Hà Nội, trên địa bàn có khá nhiều quán thịt trâu gắn với tên từng vùng miền, tạo nên một sự đa dạng về ẩm thực hấp dẫn du khách.
Đặc sản Tây Bắc
Nhắc đến thịt trâu, nhiều người nhớ ngay đến món thịt trâu sấy khô, hay còn gọi là thịt trâu gác bếp của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Thịt trâu sấy khô, đặc sản vùng Tây Bắc.
Anh Hoàng Việt, dân tộc Thái, sống tại Lai Châu, chủ một doanh nghiệp du lịch cho biết: Do thời tiết lạnh và cần thực phẩm để qua mùa đông nên đồng bào nơi đây thường dùng thịt trâu, thịt bò, thịt lợn sấy khô treo gác bếp. Tuy nhiên, đồng bào Thái hay dùng thịt trâu bởi thịt trâu sấy khô nhanh, không ngậy. Đây cũng là món truyền thống không thể thiếu tại mỗi mâm cỗ đãi khách ngày Tết của người Thái. Nếu ai đã từng đến các vùng Tây Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... trong dịp Tết, trên mâm cỗ đãi khách ngày Tết của người Thái bao giờ cũng có đĩa thịt trâu khô xé nhỏ ở giữa mâm cơm, kèm theo gói xôi nếp mời khách.
Ngày nay, do điều kiện sống nâng lên, thịt trâu khô gác bếp không chỉ là món ăn đặc trưng của người Thái, mà còn trở nên phổ biến đối với người dân Tây Bắc. Món ăn như thực phẩm khô dự trữ trong ngày mưa gió giá rét dần dần được thực khách miền xuôi khi tới miền núi lại đâm nghiền.
Anh Việt chia sẻ, để làm món thịt trâu sấy khô phải là thịt đùi sau của trâu đực, từ 5 tuổi trở lên, trung bình mỗi tạ thịt trâu được khoảng 30 kg thịt để sấy, người làm thường lựa ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 - 8 cm, dầy 2 - 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp thịt trâu khá đa dạng: Muối, đường, mỳ chính, ớt hiểm, hạt dổi, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi).
Nhìn bên ngoài, thịt trâu gác bếp Tây Bắc màu nâu sẫm, bên trong có màu đỏ tự nhiên. Khi xé nhỏ, miếng thịt trâu sấy tỏa ra một mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Lúc ăn, miệng thấy vị ngọt của thịt đọng lại và chút cay nồng của tiêu ớt, chút thơm lạ của mắc khén.
Bên cạnh thịt trâu sấy, thịt trâu còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng được du khách ưa thích như thịt trâu tẩm gia vị dổi, mắc khén nướng lá chuối, thịt trâu nướng ống tre...
Thịt trâu là nguyên liệu chính để chế biến nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, trở thành đặc sản được nhiều người ưa thích.
Thịt gác bếp: Đậm đà khói bếp núi rừng Nhắc đến những món đặc sản vùng núi phía Bắc chắc hẳn ai cũng mê mẩn món thịt gác bếp độc đáo, thơm vị củi bếp núi rừng vùng cao Tây Bắc. Cứ mỗi lần có dịp ghé thăm vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực khách phương xa lại bị quyến rũ bởi mùi thơm nức mũi bay ra từ những ngôi...