Món ăn chữa bệnh thiếu máu hiệu quả nhất
Bệnh thiếu máu thường gây chóng mặt, mệt mỏi ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của bạn. Những món ăn sau sẽ có lợi rất nhiều cho bệnh thiếu máu của bạn đó.
Biểu hiện bệnh của người thiếu máu
Đa phần những người mắc bệnh thiếu máu có những biểu hiện cơ bản như: thường xuyên bị hoa mắt, da xanh xao, người luôn mệt mỏi, tim đập nhanh hơn bình thường, ngủ không yên giấc, làm việc không tập trung, ăn uống không còn ngon miệng.
Về lâu dài, bệnh thiếu máu có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như bệnh tim mạch, đột quỵ. Nó còn trực tiếp gây ra tình trạng tử vong nếu không nhanh chóng có phương pháp điều trị phù hợp. Theo quan niệm của Đông y thì bệnh thiếu máu bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thang thì cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy nên, các món ăn cho người thiếu máu là cần thiết cũng như phải được chế biến đúng cách.
Bao tử heo nửa cái, gạo nếp đỏ 100g, rượu vàng, gừng, hành. Bao tử heo làm sạch, rồi cùng gạo nếp đỏ cho vào nồi, dùng nước vừa đủ để nấu cháo, khi cháo nhừ cho thêm ít rượu, gừng, hành là được.
Cháo gan heo, ngũ hương:
Ngũ hương 50, gan heo 100g, gạo nếp đỏ (nếp cẩm) 100g. Gan heo thái nhỏ, trộn một ít xì dầu, muối, gia vị. Gạo vo sạch cho vào nồi nấu cháo, khi cháo nhừ cho gan heo vào, quậy đều, đun sôi là được. Ngày ăn 1 lần thay cơm.
Video đang HOT
Thịt dê nấu quy, địa:
Đương quy 15g, sinh địa hoàng 15g, gừng khô 10g, thịt dê 250g, nước tương, muối, đường, men rượu làm gia vị. Thịt dê rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi trộn đều với các thứ kê ở trên, nước vừa đủ, đun sôi rồi nhỏ lửa hầm nhừ, cho mì chính là được. Ngày ăn 1 lần, với cơm.
Gà hầm hoàng kỳ
Nguyên liệu: Gà mái tơ, Đương quy 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Đẳng sâm 20g, Đại táo 10 quả, Gừng tươi 15g.
Cách chế biến: gà làm sạch, bỏ nội tạng. các vị thuốc rửa sạch, gừng giã nát nhồi vào bụng gà. Sau đó cho vào nồi rồi đem hầm nhỏ lửa. Khoảng 2 tiếng sau thấy gà chín mềm thì nêm nếm gia vị, chia ra nhiều lần để ăn trong ngày.
Công dụng: bổ tỳ khí và phế khí, bổ huyết, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào máu. Thường dùng cho người bị hoa mắt, khó thở, giọng nói yếu, sắc mặt và niêm mạc nhợt nhạt.
Cháo gan lợn
Nguyên liệu: Gan lợn 100g, Gạo nếp 50g, Vỏ lụa hạt lạc 50g,Gừng tươi, Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: gan lợn rửa sạch thái miếng vừa ăn, gừng thái lát. Gạo nếp và vỏ lạc vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo. Khi thấy cháo nhừ thì cho tiếp gan lợn và gừng vào. Sau 10 phút bạn nêm gia vị, ăn nóng.
Công dụng: bổ gan, dưỡng huyết, bổ máu, kích thích tiêu hóa, tốt cho dạ dày, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Đây là món ăn chữa thiếu máu rất hiệu quả đặc biệt là với những người bị thiếu máu thể huyết hư (hoa mắt chóng mặt, móng tay và lưỡi trắng nhợt, kinh nguyệt lượng ít hay hồi hộp tức ngực,..).
Theo www.phunutoday.vn
12 triệu người Việt mang gene bệnh Thalassemia dễ truyền sang con
Thalassemia là bệnh lý di truyền phổ biến hơn cả Down, cứ 1.000 người thì có 100 người mang gene mà không biết.
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu, có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Hiện chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu chữa triệu chứng - truyền máu và thải sắt. Đây là bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ.
Kết quả khảo sát tình trạng mang gene bệnh Thalassemia trên cả nước gần đây, Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Người bị bệnh và mang gene bệnh có ở tất cả các tỉnh thành, dân tộc.
Vợ chồng chị Quý ở Bắc Giang đều mang gene bệnh Thalassemia nên hai con sinh ra đều mắc bệnh. Ảnh: Quỳnh Anh.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, mỗi năm có thêm 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh này (ở các mức độ khác nhau). Trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng và khoảng 800 trẻ không thể chào đời do phù thai.
Ước tính cả nước có trên 20.000 bệnh nhân, 44% trẻ dưới 15 tuổi, hằng ngày đều có trẻ bị bệnh ra đời. Việc theo dõi, điều trị không tốt nên tuổi thọ bệnh nhân không cao. Chỉ 50% bệnh nhân được tiếp cận điều trị, nhiều người từ khi phát hiện bệnh chỉ đến viện một lần.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương hiện quản lý gần 3.000 bệnh nhân tại 20 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Số lượt người được tư vấn về bệnh ngày càng tăng.
Hậu quả bệnh để lại vô cùng lớn. 75% bệnh nhân bị thấp bé nhẹ cân, 23% bị viêm gan do phải truyền máu suốt đời. Có những trẻ đã 17 tuổi nhưng không dậy thì được, chỉ như một đứa trẻ con, tiến sĩ Hà cho biết.
Chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Như vậy, mỗi năm cần có trên 2.000 tỷ đồng để tất cả bệnh nhân có thể được điều trị (tối thiểu) và cần có khoảng 500.000 đơn vị máu an toàn.
"Chi phí phòng bệnh thấp hơn rất nhiều so với chi phí chữa bệnh, chênh nhau đến 8 lần. Có quốc gia tính toán chi phí phòng bệnh cho 1.000 người bằng phí chữa bệnh chỉ cho một bệnh nhân", tiến sĩ Hà phân tích.
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ bị bệnh. Nếu hai người mang gene bệnh lấy nhau thì 50% con sinh ra mang gene này; 25% trẻ bị bệnh ở mức độ nặng, phải truyền máu và điều trị bằng thuốc cả đời; chỉ có 25% trẻ chào đời khỏe mạnh. Vấn đề là nhiều người có thể mang gene di truyền bệnh này mà không biết. Họ thường không có biểu hiện gì đặc biệt hoặc chỉ thiếu máu nhẹ.
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương nhấn mạnh, thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống và tương lai của giống nòi. Phòng bệnh là biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện gene bệnh trong giai đoạn tiền hôn nhân và tiền thai sản.
Theo ông, cần xây dựng và triển khai chương trình Thalassemia Quốc gia. Chương trình này sẽ góp phần kiểm soát bệnh, khống chế sự phát triển của nguồn gene bệnh, hạn chế trẻ sinh ra bị bệnh cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam.
Tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học di truyền, căn bệnh di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Bệnh chia thành nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, mức độ rất nặng có biểu hiện phù thai từ khi còn trong bụng mẹ (những trường hợp này thường gây hỏng thai trước khi sinh). Mức độ nặng có biểu hiện thiếu máu nặng khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Mức độ trung bình thường có biểu hiện thiếu máu rõ khi trẻ 4 - 6 tuổi. Mức độ nhẹ, triệu chứng máu thường rất kín đáo, người bệnh thường chỉ được phát hiện khi có kèm theo bệnh lý khác như nhiễm trùng, phẫu thuật, có thai... Thể ẩn không có biểu hiện gì khác biệt, không thiếu máu (thậm chí có thể hiến máu được).
Để không sinh ra trẻ bị bệnh thalassemia, hai người cùng mang gene bệnh thì không nên kết hôn với nhau; nếu kết hôn thì cần phải chẩn đoán trước sinh.
Nam Phương
Theo vnexpress.net
Đỏ mặt khi uống bia dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm! Đỏ mặt khi uống rượu bia thường gặp ở rất nhiều người. Đa số mọi người đều cho rằng hiện tượng này xảy ra ở những người nhóm máu O, nhưng thực tế đỏ mặt khi uống rượu bia có thể còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh đáng sợ. Vậy đỏ mặt khi uống bia báo hiệu bệnh gì? Tại sao có hiện...