Món ăn bổ từ thịt ngỗng
Những món ăn từ ngỗng tốt cho sức khỏe đặc biệt với người gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể…
Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,… Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn bồi bổ chữa bệnh từ thịt ngỗng.
Trường hợp bị đau bụng, chậm tiêu, đầy hơi: Dùng thịt ngỗng 300g hầm nhừ lấy nước, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Cơ thể suy nhược, mất ngủ: Thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
Món ăn từ thịt ngỗng tốt cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể,…
Dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi ở người bệnh hen, đái tháo đường: Thịt ngỗng 500g, thịt lợn nạc 100g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Ăn ngày một lần vào bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Video đang HOT
Dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, dùng trong các trường hợp người gầy yếu, tâm thể mỏi mệt, tóc khô, bạc sớm: Thịt ngỗng 500g, khoai tây 150g, long nhãn 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng, ướp gia vị; khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng, đổ thịt ngỗng vào đảo qua, thêm nước đun chín, sau đó cho khoai tây, long nhãn vào hầm cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm là dùng được. Ăn ngày 1 lần trong bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Bổ tỳ vị nhuận táo, trừ khát, người mệt mỏi ăn ít, gầy yếu: Thịt ngỗng 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 20g, táo tàu 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Khi dùng bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống canh hầm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5 – 7 ngày.
Dưỡng huyết, bổ huyết, bổ thận: Thịt ngỗng 500g, cẩu khởi tử 30g, quả dâu 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, cẩu khởi tử và quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm gia vị ninh nhừ. Ăn ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.
Theo Eva
6 thực phẩm không ăn với trứng
Trứng không nên nấu với bột ngọt là điều ai cũng biết. Nhưng trứng không thể nấu với đường, chưa chắc bạn đã biết.
1. Đường
Trứng sau khi được nấu chín, axit amin trong trứng và đường sẽ kết hợp với nhau hình thành chất Glycosyl lysine - phá vỡ các thành phần axit amin trong trứng. Hơn nữa, hợp chất này khó hấp thụ, tính độc, có thể làm đông máu, gây nguy hại cho cơ thể.
2. Hồng
Ăn hồng sau khi ăn trứng rất dễ bị trúng độc thực phẩm, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính với các dấu hiệu chủ yếu như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.
Nếu lỡ ăn hồng sau khi ăn trứng, bạn nên uống ngay một cốc nước muối pha loãng (200 ml nước và 20 gram muối). Nếu uống xong vẫn chưa thấy buồn nôn, bạn có thể uống nhiều lần để nôn hết chất độc hại trong cơ thể. Hoặc bạn cũng có thể dùng gừng tươi nghiền nát hòa với nước ấm để uống. Trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể uống thuốc nhuận tràng để đào thải chất độc một cách nhanh nhất.
Ảnh minh họa
3. Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
4. Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
5. Thuốc tiêu viêm
Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng. Bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Một số bệnh viêm khác như viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, không có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ thuốc (xét ở góc độ Tây y).
6. Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Theo VnExpress
Trầm cảm sau sinh: Vì đâu nên nỗi? Trầm cảm sau sinh là tình trạng thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, lo lắng sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh này còn lo sợ con mình bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Nguyên nhân và hệ luỵ Nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh là do việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên....