Món ăn bài thuốc từ nấm mèo
Có một số cách chế biến nấm mèo thành những món ăn bài thuốc hay, dùng chữa bệnh phụ nữ và một số bệnh thường gặp khác, theo hướng dẫn của lương y Như Tá.
Nấm mèo – Ảnh: K.Vy
Chữa kinh nguyệt không đều, cao huyết áp…: Dùng 5 gr nấm mèo, 5 quả đại táo, 100 gr gạo tẻ loại ngon, một ít đường phèn. Cách làm: Ngâm nấm mèo với nước ấm cho nở ra rồi rửa sạch bụi, cát; đại táo bỏ hạt. Đem cả hai nấu cháo với gạo, khi chín cho thêm đường phèn, dùng hết trong ngày. Món này có công dụng tư âm nhuận phế, kiện tỳ chỉ huyết, bổ não cường tim và kháng ung – thích hợp cho những người bị ho lâu ngày cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, bệnh mạch vành tim, xơ vữa động mạch…
Trường hợp xuất huyết ở tử cung (dạ con), ngoài điều trị có thể dùng thêm món ăn chế biến từ nấm mèo như sau: 200 gr nấm mèo, 100 gr hồng táo, 250 gr đường phèn. Nấm mèo ngâm nước rửa sạch rồi đem hầm với hồng táo cùng 2 lít nước, hầm cho thật mềm rồi gia thêm đường phèn, tắt bếp. Chia làm 7 phần, mỗi ngày dùng 1 phần, dùng vào sáng và chiều. Món này có công dụng bổ thận chỉ huyết, thích hợp cho phụ nữ bị tình trạng xuất huyết tử cung, cơ năng thuộc thể thận hư.
Trường hợp phụ nữ xuất huyết tử cung có kèm theo cao huyết áp thì có thể dùng 30 gr nấm mèo, 20 gr đường đỏ. Nấm mèo ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu nhừ rồi cho đường đỏ vào, đánh nhuyễn, chia làm 2 lần dùng trong ngày. Món này có công dụng lương huyết chỉ huyết, giáng hỏa.
Trường hợp bị xuất huyết tử cung cũng có thể dùng nấm mèo đem sấy khô, nghiền thành bột, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 10 gr, pha nước chín dùng cùng với đường đỏ.
Trường hợp phụ nữ bị thiếu máu, có thể dùng cách sau: Lấy 15 gr nấm mèo, 30 quả hồng táo. Rửa sạch nguyên liệu rồi đem hầm thật nhừ, dùng hết trong ngày. Món này có công dụng dưỡng huyết điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu và cả phụ nữ bị băng lậu và khí hư.
Video đang HOT
Với người có bệnh lý động mạch vành có thể dùng 6 gr nấm mèo, 50 gr thịt heo nạc, phật thủ 9 gr, ý dĩ 20 gr. Nấm mèo ngâm nước ấm, rửa sạch; thịt heo rửa sạch cắt miếng; phật thủ thái phiến. Đem tất cả nấu canh, nêm nếm gia vị, dùng trong ngày. Món này có công dụng hoạt huyết hóa ứ.
Trường hợp đi tiểu nhiều lần có thể dùng 30 gr nấm mèo, 1 cái bao tử heo. Nấm mèo ngâm nước ấm, rửa sạch; bao tử heo làm sạch. Cả hai đem nấu chín, nêm nếm gia vị, dùng trong ngày, dùng liên tục 3 – 5 ngày.
Những người bị tình trạng viêm phế quản mãn tính có thể dùng 20 gr nấm mèo (ngâm nước ấm, rửa sạch) đem nấu với 20 gr đường phèn để lấy nước dùng trong ngày; hoặc có thể cũng nguyên liệu trên đem nấu cháo với gạo nếp và hạt sen.
Để phòng bệnh cao huyết áp thì dùng nấm mèo 5 gr, đậu phụ 200 gr, hai thứ đem nấu canh dùng thường xuyên; hoặc dùng 6 gr nấm mèo nấu với đường phèn lấy nước uống trước khi đi ngủ.
Trường hợp hay bị táo bón, một ngày dùng từ 10 – 20 gr nấm mèo trong món ăn. Nhưng với người hay đại tiện lỏng mãn tính do viêm đại tràng, hoặc viêm dạ dày mãn tính thì không nên dùng nấm mèo đen.
Để phòng bệnh tiểu đường thì dùng nấm mèo và vị thuốc biển đậu lượng bằng nhau đem sấy khô tán bột, mỗi ngày dùng 9 gr bột này pha với nước chín.
Khánh Vy
Theo Thanhnien
Cháo thuốc cho sản phụ thiếu sữa, tắc sữa
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được...
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được... Nếu không chữa ngay thì ứ kết càng ngày càng nhiều, bầu vú ngày càng đau tức, vú sưng phát sốt. Phép chữa là sơ can giải uất, thông lạc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Tiêu dao thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, trần bì 6g, bạc hà 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, sinh khương 2g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sài hồ 8g, trần bì 6g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 8g, bạch thược 12g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, xuyên sơn giáp 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:
- Mỗi ngày nên dùng 5 móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5 - 6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc ninh lấy nước uống trong 3 - 4 ngày sẽ nhiều sữa.
- Không dùng các vị mạch nha, sơn tra, thần khúc là những vị làm mất sữa.
Món ăn cho chị em khi bị thiếu sữa, tắc sữa:
- Cháo chân lợn: chân lợn 1 - 2 cái (phần móng là chủ yếu), thông thảo 3 - 5g, rễ sậy tươi 10 - 15g, gạo tẻ 100g, hành trắng 2 củ. Thông thảo, rễ sậy sắc lấy nước, bỏ bã; chân giò nấu lấy nước cốt. Đem nước cốt chân giò và nước sắc dược liệu cùng nấu gạo tẻ thành cháo, khi cháo được cho thêm hành củ đã giã giập hoặc thái lát, cho ăn nóng.
- Thông nhũ thang: thông thảo 8g, chân lợn 2 cái, xuyên khung 6g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g. Xuyên sơn giáp được nướng phồng trên chảo, chân lợn làm sạch chặt khúc. Tất cả hầm chín nhừ, lấy nước bỏ bã thuốc, thêm gia vị cho ăn. Kết hợp dùng nước hành nấu rửa, vuốt nhẹ núm vú theo chiều nan hoa nhiều lần.
- Vừng đen ăn với chân giò hầm: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 - 15g kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
BS. Đào Minh
Sức khỏe & Đời sống
Các món hải sản 'tăng cường sinh lực' phái mạnh So huyết, hàu hay cầu gai... đều là những món ăn có tác dụng bổ dương theo quan niệm dân gian, được phái mạnh ưa thích. 1. Hàu Đứng đầu trong danh sách này là hàu. Đây là loại hải sản mà theo quan niệm dân gian có tác dụng "tăng cường sinh lực" cho phái mạnh. Hàu thường được chế biến thành...