Món ăn bài thuốc từ con lươn
Con lươn là món ăn đặc sản của người Việt Nam. Con lươn còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với tên thuốc là hoàng thiện, thiện ngư.
Lươn chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D. Theo Y học cổ truyền, lươn tính ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Thịt lươn ngon và bổ, còn là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người thiếu máu, gầy còm mệt mỏi; trẻ em gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau sinh cơ thể hư nhược, khí huyết không điều hòa. Theo y học hiện đại, lươn vàng còn trị được bệnh đái tháo đường và tăng cường trí nhớ.
Bồi bổ cho người già khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt vô lực, sản phụ sau sinh:
Bài 1: lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy, gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, sau khi chín thì bỏ ra ăn.
Bài 2: lươn to vài con, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc sống lưng, dùng muối làm sạch ướp nước tương, gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.
Bài 3: thịt lươn (15g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10 – 20ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.
Lươn hầm sâm quý
Chữa trẻ em suy dinh dưỡng:
Bài 1: thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1 giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.
Bài 2: lươn 1 con to, kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm; kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.
Video đang HOT
Cháo lươn
Chữa mồ hôi tay chân ra nhiều: lươn 1 con làm sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; ý dĩ nhân 20g để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo, ăn nóng.
Chữa thần kinh suy nhược: thịt lươn 250g thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày, dùng nhiều ngày.
Canh cho người đái tháo đường: lươn 200g, bắc sa sâm 10g, bách hợp 10g, gừng, gia vị vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn nhỏ, cho gừng sống vào đun sôi rồi cho sa sâm, bách hợp vào, đun nhỏ lửa trong nửa giờ. Ăn trong bữa cơm.
TS. Nguyễn Tâm Thuận
Theo phunusuckho// Sức khỏe & Đời sống
Không ngờ vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh mà người Việt chỉ dùng làm "rau lợn"
Lương y Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội Đông Y Ba Đình, Hà Nội cho biết bèo cái tía là một vị thuốc quý và một "mỹ phẩm" dành cho chị em phụ nữ.
Nhập bèo cái tía về làm thuốc
Bèo cái được trồng ở khắp các nơi có hồ ao ở nước ta, ở nông thôn cũng như ở thành phố, vì toàn cây được dùng để nuôi lợn. Toàn cây có một chất gây ngứa tan trong nước, chưa xác định được. Tuy nhiên, theo các chuyên gia đông dược thì đây là vị thuốc quý.
Ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Y dược Cổ truyền Bộ Y tế cho biết, bèo cái tía Việt Nam có rất nhiều. Đây đây là vị thuốc quý có thể chữa bệnh ngoài da và phục vụ làm đẹp nhưng nếu muốn làm thuốc thì phải trồng ở vùng nước sạch, đảm bảo, giá thành rất cao. Vì thế hiện nay chúng ta hầu như bỏ qua nguồn nguyên liệu trong nước mà nhập khẩu bèo cái tía từ Trung Quốc về.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết bèo cái (hay còn gọi là bèo ván, bèo tai tượng, bào tía, thủy phù liên, đại phiêu...) được Đông y gọi là phủ bình, có vị cay, tính lạnh, đi vào kinh phế và kinh bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa dị ứng, phát ban, cho ra mồ hôi để giải cảm.
Cây bèo cái (Ảnh minh họa)
Theo Đông y, bèo cái vị cay, tính lạnh, vào các kinh phế và bàng quang, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi để giải cảm), thấu chẩn chỉ dương (làm cho ban chẩn mọc ra ngoài và chống ngứa), lợi thủy tiêu thũng.
Chúng ta có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa hạ, lúc cây có hoa. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Công dụng để chữa mẩn ngứa, eczema, tiêu độc, mụn nhọt, ho, hen suyễn, thông kinh, đái buốt, đái dắt...
Chính nhờ dược tính trên nên bèo cái được xem là vị thuốc giúp làm đẹp. Theo bí kíp dân gian, phụ nữ Nhật đã dùng bèo cái tán mịn làm mặt nạ trắng da. Họ xem bèo cái như loại mỹ phẩm làm đẹp quý và rẻ tiền.
Công thức làm đẹp với bèo cái
Lương y Bùi Hồng Minh trao đổi với phóng viên (Ảnh soha.vn)
Cách 1: Lấy bèo cái về, bỏ hết phần rễ, lá vàng, rửa sạch, phơi khô trong bóng râm rồi tán mịn nhỏ. Sau đó lấy mật ong hòa với bột bèo cái, dung làm mặt nạ, để qua đêm.
Cách 2: Dùng bột bèo cái trộn với chút giấm (nồng độ vừa phải), đắp hỗn hợp này lên mặt để làm trắng, mịn da.
Cách 3: Lấy bèo cái tươi, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm muối rồi giã nát, cho thêm một chút muối và đắp vào chỗ mụn trứng cá, ngày 1 lần và vào trước khi đi ngủ. Cần lấy một lượng vừa phải tùy theo từng vết trứng cá.
Ban đầu đắp sẽ thấy ngứa, sau đó sẽ quen dần. Cách này không chỉ giúp mát da, tiêu độc mà còn trừ ngứa.
Ngoài ra, bèo cái tía còn được sử dụng để chữa các bệnh khác như bệnh hen suyễn, bệnh eczema, viêm xoang và bệnh trĩ.
Để chữa hen suyễn, lương y Minh cho biết chúng ta có thể lấy 100g bèo cái cắt bỏ rễ, lá vàng, rửa sạch, ngâm nước muối loãng (5-10), vớt ra để ráo nước, giã/xay lấy nước, hòa thêm với nước lọc và xirô chanh cho vừa đủ 100ml.
Uống 2 - 3 lần/ngày, 10 ngày sẽ đỡ (mới uống có thể thấy ngứa cổ trong vòng 10 phút, nhưng sau quen dần và hết ngứa).
Để chữa bệnh eczema, tuỳ vào vùng da bị bệnh để có số lượng bèo cái tía. Bèo cái rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp cả nước lẫn cái lên chỗ bị eczema.
Kết hợp uống bèo cái khô 30g, kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, thổ phục linh 15g, ké đầu ngựa (phải sao hết lông) 15g, kinh giới 10g. Uống 1 thang/ngày, liên tục từ 7 - 10 ngày.
Chữa viêm xoang mũi mạn tính: Bèo cái khô 10g, bạch chỉ 5g, hoàng cầm 5g, kim ngân hoa 8g, cam thảo 4g, sắc nước uống 1 thang/ngày thay trà. Uống dài ngày.
Chữa đi tiểu buốt, đái dắt: Bèo cái khô 20g, mã đề 20g, lá cối xay 20g, râu ngô 20g, kim ngân hoa 10g, kim tiền thảo 20g, tỳ giải 10g, đem sắc uống.
Chữa viêm thận cấp tính: Bèo cái khô 60 - 70g, đậu đen (sao lên) 30 - 40g, sắc uống thay trà hàng ngày.
Chữa cảm nóng (cảm phải khí nóng), đầu, mặt sưng, ngứa, mắt đau, khắp mình nổi mẩn ngứa, sưng phù: Bèo cái bỏ rễ, bạc hà, kinh giới, mỗi thứ một nắm tươi (30g) sắc nước uống, xông.
Lương Y Minh cho biết bài thuốc này đã được lược vào danh sách cây thuốc quý ở Việt Nam. Ông Minh cho rằng chúng ta có thể sử dụng nó bằng tự nuôi trồng không cần phải nhập khẩu.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
6 tác dụng đắt giá của cây sả với sức khỏe Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý. Đông y đánh giá cao tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng tuyệt vời khác. Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ...