Món ăn bài thuốc phòng thoái hóa khớp gối
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
Ảnh minh họa: Internet
Gặp ở những bệnh nhân đau khớp sau nhiễm mưa, nhiễm lạnh, thời tiết chuyển mùa… Hoặc là do yếu tố thể tạng, cơ địa (nội thương ): do người già lớn tuổi hoặc mắc bệnh lâu ngày làm cho tạng can, tạng thận bị hư suy, khí huyết giảm sút dẫn đến thận hư không chủ được cốt tủy gây đau nhức trong xương – khớp, gối kêu lạo xạo, đi đứng yếu đau. Vì vậy, có thể sử dụng các bài thuốc có tác dụng lưu thông khí huyết, đưa tà khí ra ngoài, bổ khí huyết và bổ can thận, mạnh gân xương để giảm đau và chống tái phát.
Bài 1: Gạo nếp 100g, nam ngũ gia bì 10g. Cách chế biến: Gạo vo sạch, ngũ gia bì rửa sạch rồi ngâm cho 20 phút sắc với 800ml nước. Khi sôi cho nhỏ lửa còn 500ml gạn lấy nước thuốc, thêm nước ngập thuốc tiếp tục sắc lấy nước thuốc lần 2. Cho 2 lần nước thuốc vào nồi cho gạo ninh thành cháo chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Hồng trà 2g, đậu tương 30g. Cách chế biến: Đậu tương ngâm vo sạch cho thêm 5 bát con nước nấu chín, gạn lấy nước, thêm hồng trà, có thể thêm chút gia vị cho vừa (hạn chế nhiều muối). Chia 4 lần uống trong ngày, có thể ăn cả đậu tương. 5 ngày 1 liệu trình.
Video đang HOT
Bài 3: Bí xanh 300g, xương sườn của lợn 150g. Cách chế biến: Ninh sườn nấu với bí xanh, thêm chút gia vị cho vừa nấu canh ăn, ăn cùng với cơm.
Bài 4: Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 100g, quế chi 4g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ thêm quế chi, thêm chút đường, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 5: Ý dĩ nhân 50g, hồng táo 10 quả. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 20 phút cho vào ấm thêm 5 bát nước nấu với ý dĩ nhân ninh nhừ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 6: Gạo tẻ 100g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, bột bạch phục linh 20g. Cách chế biến: Gạo tẻ vo ngâm 15 phút. Xích tiểu đậu rửa sạch cho vào nồi đổ 5 bát nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút cho gạo tẻ, đại táo vào ninh cho thêm nước nấu thành cháo khi nhừ thêm bột phục linh đun sôi. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 7: Đậu xanh 25g, bách hợp 100g, ý dĩ nhân 50g. Cách chế biến: Đậu xanh vo ngâm 15 phút, ý dĩ nhân rửa sạch cho vào nồi cùng với đậu xanh thêm nước nấu thành cháo. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, thêm chút muối rửa sạch để bỏ vị đắng,khi cháo nhừ thêm bách hợp nấu chín khi ăn thêm chút đường. Ngày ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Mỗi bệnh nhân với mỗi mức độ thoái hóa khác nhau nên các vị thuốc cần gia giảm cho phù hợp vì vậy khi sử dụng các bài thuốc trên tốt nhất cần được sự hướng dẫn của lương y uy tín.
Theo SKDS
Cây tầm gửi gạo hỗ trợ điều trị bệnh thận
Theo nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo có catechin, một hợp chất hỗ trợ ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, thận, bàng quang.
Tầm gửi (hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi) là loài cây nhỏ sống ký sinh trên cây khác. Tùy thuộc vào cây chủ mà có nhiều loại tầm gửi khác nhau, mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Theo đó, tầm gửi sống trên cây dẻ có tác dụng giải biểu, trị cảm mạo, đau dạ dày, đòn ngã tổn thương; trên cây dâu (tang ký sinh) giúp bổ can thận, mạnh gân xương, thông kinh lạc, an thai...
Cây tầm gửi gạo.
Trong các loại tầm gửi, thì tầm gửi gạo (tên khoa học là Taxillus chinensis) được sử dụng làm dược liệu từ lâu. Dân gian cho rằng loại thảo dược này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp và đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng tầm gửi gạo là vị thuốc bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt. Trong tài liệu "Từ điển cây thuốc Việt Nam" của Võ Văn Chi, cây vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, khử phong thấp, an thai; thường dùng trị phong thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi, thai động không yên, đau bụng, huyết áp cao.
Theo kinh nghiệm của những người dân thì tầm gửi tốt phải là tầm gửi trên cây gạo tía, còn loại gạo trắng thì không tốt bằng; nếu là loại tươi thì cành phải giòn, lá xanh, bóng còn loại khô có mùi thơm, được nắng, sau khi phơi khô nhưng thân và lá vẫn có màu xanh. Tầm gửi khô được bảo quản trong các lớp nilông buộc kín, ngoài cùng bọc bao tải, được treo lên cao hoặc để ở những nơi khô ráo như gác bếp, tủ chè...
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Tầm gửi cây gạo có mặt trong rất nhiều bài thuốc nam, thuốc bắc. Công dụng mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận), chữa sỏi thận, phù thận... Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc này nên lưu ý dùng kết hợp với các vị thuốc nam khác như mã đề, kim tiền thảo, thổ phục linh... mới phát huy hết tác dụng.
Theo Y học hiện đại, tầm gửi gạo có tác dụng lợi tiểu chống viêm và chữa nhiều bệnh về thận như: đái đục, đái buốt, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mạn tính.
Các nghiên cứu của GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho thấy trong dịch chiết ethanol của tầm gửi gạo chứa những hoạt chất có tác dụng sinh học như trans-phytol, alpha-tocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron. Đa số các thành phần này đều có tác dụng chống oxy hóa, bẫy gốc tự do, bảo vệ màng tế bào. Đặc biệt, catechin là một hợp chất phenol có nhiều trong chè xanh, tác dụng chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ngăn hình thành sỏi canxi, giúp điều trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang.
Ứng dụng các kết quả nghiên cứu trên về dược liệu tầm gửi gạo, công ty THHH Tuệ Linh đã nghiên cứu phối hợp tầm gửi gạo với những dược liệu có tác dụng lợi tiểu, thải độc, chống viêm như mã đề, thổ phục linh, cỏ tranh, kim tiền thảo, cối xay và mần trầu để cho ra đời sản phẩm Dưỡng thận Tuệ Linh giúp cải thiện chức năng sinh lý của thận.
Phương Thảo
Theo VNE
Ai dễ bị đau khớp? Đau khớp là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Người bị bệnh đau khớp, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động...