Món ăn – bài thuốc cực hay giúp trẻ trị viêm phổi, viêm phế quản
Khi trẻ bị ho lâu ngày, viêm phổi, viêm phế quản…, ngoài việc dùng thuốc chữa bệnh, cha mẹ có thể nấu thêm vài món ăn từ phổi lợn (trư phế) giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Các bộ phận của lợn như: thịt, tiết, gan, phổi, thận,… phối hợp với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ phổi lợn để bạn đọc tham khảo và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
Theo y học cổ truyền, phổi lợn (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,… Cách dùng như sau:
Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 – 2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn. Công dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.
Trị ho lâu ngày: Phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.
Canh phổi lợn củ cải.
Video đang HOT
Củ cải.
Viêm phổi: Phổi lợn 1 cái, bạch cập 30g, rượu 150ml. Phổi lợn làm sạch thái miếng, cho vào nồi nấu cùng bạch cập nấu với rượu cho chín, thêm gia vị, ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt cho các trường hợp bị viêm phổi, áp- xe phổi.
Hỗ trợ điều trị lao phổi: Phổi lợn 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi lợn 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng. Công dụng: Giúp bệnh nhân lao phổi tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi thể trạng.
Viêm phế quản mạn tính: Phổi lợn 250g rửa sạch, thái miếng, ma hoàng 10g. Cho vào nồi thêm nước, nấu chín, thêm gia vị, nấu với khi chín hành, gừng, hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.
Hoặc: Phổi lợn 500g, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, một chút rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, cho rượu vang vào đun gần chín, vớt ra, thái miếng; cho tiếp vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, gia vị. Đun to lửa cho sôi rồi hầm nhỏ lửa cho đến khi gạo chín nhừ là được. Ăn thay cơm. Dùng thường xuyên ăn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Công dụng: Bổ tỳ phế, trừ đờm, giảm ho, rất tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Theo Trí Thức Trẻ
Nhiều trẻ nhập viện vì các bệnh viêm não
Từ đầu hè, tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện nhi T.Ư) và Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều trẻ em nhập viện điều trị các bệnh viêm não.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh viêm não, đặc biệt trong mùa hè. Ảnh: T.Hà
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cho biết, hầu hết trẻ được đưa đến viện trong tình trạng bệnh nặng hoặc rất năng.
Nguyên nhân là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm não thường giống với các bệnh sốt do virus thông thường như sốt cao, chưa có biểu hiệu rối loạn tri giác, nên cha mẹ không phát hiện được, cho con điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt...
Vì thế, nhiều trường hợp mắc bệnh không được chữa trị kịp thời hoặc do bệnh nặng dẫn đến biến chứng yếu chi, liệt nửa người, nặng hơn là tàn phế, sống đời sống thực vật, thậm chí tử vong.
Di chứng nặng nề
Trong các bệnh viêm não, nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề phải kể đến viêm não Nhật Bản (VNNB). Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi, gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. Người ta thấy rằng, sau khi mắc bệnh VNNB, cơ thể có miễn dịch vững bền, vì vậy tiêm vắc-xin VNNB có lợi cho trẻ.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư), cho biết, thời gian ủ bệnh của VNNB từ 5-15 ngày. Khoảng thời gian từ 1-6 ngày sau khi bị virus xâm nhập, bệnh nhân có sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn khan (không liên quan bữa ăn của trẻ).
Giai đoạn viêm não cấp tính có biểu hiện sốt cao liên tục 38-40 độ C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, mi mắt. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục, nhưng tỷ lệ có di chứng rất cao. Biến chứng trong bệnh VNNB cũng rất nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản - phổi...
Lây qua đường tiêu hóa
Mùa hè thường gặp nhất vẫn là viêm não do virus đường ruột (Enterovirus). Đây là tình trạng viêm não do Eterovirus 71 xâm nhập vào não từ đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, thức uống có chứa virus gây bệnh. Triệu chứng thường gặp là sốt cao, đau đầu, nôn, co giật, hôn mê, tiêu chảy, xuất hiện các nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân và miệng.
Ngoài gây viêm não, Enterovirus 71 còn gây liệt mềm và để lại di chứng. Bệnh lây qua đường phân-miệng, nên cần giữ vệ sinh trong ăn uống, đặc biệt ở nhà trẻ.
Tấn công trẻ em
Bác sĩ Đào Thiện Hải cho biết, virus Herpes là một trong nhiều tác nhân gây viêm não khá phổ biến. Bệnh xảy ra rải rác, không thành dịch, thường diễn tiến nặng, gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này. Virus xâm nhập cơ thể con người qua đường niêm mạc mũi - hô hấp.
Theo bác sĩ Hải, rối loạn tri giác, sốt và co giật là những dấu hiệu đầu tiên thường được ghi nhận. Trẻ lớn thường có thêm các triệu chứng nhức đầu, thay đổi tính tình. Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác có thể gặp là nôn ói, hay quên. Trên 70% bệnh nhân không điều trị sẽ diễn tiến đến tử vong.
Hiện nay, viêm não do virus Herpes là bệnh viêm não virus duy nhất có thuốc đặc trị, đó là acyclovir. Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất vẫn là ăn uống hợp vệ sinh, giữ sạch mũi họng. Khi thấy trẻ sốt cao, co giật một bên tay hoặc chân, co giật nửa người, cần đưa đi khám ngay.
Theo TPO
4 biến chứng thường gặp khi bé bị cảm lạnh Các biến chứng thường gặp gồm viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có một trong các biểu hiện này. Chất nhầy tích tụ ở mũi và lồng ngực trong đợt cảm là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn. Bình thường, các vi khuẩn này vẫn tồn tại ở...