Mọi vụ bức cung, nhục hình đều xảy ra trong giai đoạn tạm giam, tạm giữ (!?)
Đây là nhận định của Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong khi nêu ý kiến về dự thảo luật Tạm giam, tạm giữ tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 27/2. Ông Phong khuyến cáo, cần kiểm soát chặt giai đoạn quan trọng mấu chốt trong giai đoạn tố tụng hình sự này…
Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý: “Dù biện pháp tạm giữ, tạm giam chỉ hạn chế 6 quyền của cá nhân nhưng thực tế nhiều quyền khác cũng không thực hiện được”.
Dự thảo luật Luật Tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an chủ trì soạn thảo nhận sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra – UB Tư pháp của Quốc hội về sự cần thiết ban hành để khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, nhất là tình trạng chết, bức cung, nhục hình, vi phạm quyền con người xảy ra ở nhà tạm giữ, trại tạm giam trong thời gian qua, đồng thời phúc đáp yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp trong tình hình mới.
Một vấn đề UB Tư pháp yêu cầu xác định rõ hơn là về mô hình hệ thống các cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam. Cơ quan thẩm tra đặt vấn đề, cần tách việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam ra khỏi cơ quan điều tra hình sự để bảo đảm tính khách quan trong công tác giam giữ, tránh tình trạng chết, bức cung, nhục hình và các hình thức khác vi phạm quyền của người bị tạm giữ, tạm giam xảy ra trong thời gian qua.
Theo đó, UB Tư pháp nhận định, cần tổ chức mô hình quản lý trại tạm giam, nhà tạm giữ theo hệ thống dọc do Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp thuộc Bộ Công an quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ như đối với hệ thống trại giam hiện nay, bảo đảm minh bạch, rõ trách nhiệm giữa quản lý tạm giữ, tạm giam và cơ quan điều tra, có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan này trong việc chấp hành pháp luật tạm giữ, tạm giam, nhất là bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người bị tạm giữ, tạm giam.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng ghi nhận những ý kiến đề nghị giữ mô hình quản lý nhà tạm giam, tạm giữ như hiện nay (Công an cấp tỉnh quản lý Trại tạm giam, Công an cấp huyện quản lý nhà tạm giữ để bảo đảm phục vụ kịp thời, thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án).
Thực tiễn tổ chức hệ thống nhà tạm giữ, trại tạm giam cho thấy, mỗi tỉnh có 1 trại tạm giam và mỗi huyện có 1 nhà tạm giữ. Qua giám sát, khảo sát, UB Tư pháp cảnh báo, có những trại tạm giam, nhà tạm giữ luôn trong tình trạng quá tải, nhưng cũng có trại tạm giam, nhà tạm giữ lại không có đủ số lượng theo quy mô xây dựng, giam giữ. Do đó, Dự án Luật cần nghiên cứu xây dựng mô hình hoàn thiện hơn để sử dụng trại tạm giam, nhà tạm giữ, khắc phục được tình trạng bất cập này.
Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến đề nghị, dự án Luật cần quy định rõ cả về quyền hạn và trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của các chủ thể thực hiện quản lý đối với người bị tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam.
Giữ quy định cùm chân – duy trì một hình thức nhục hình?
Bàn về nội dung này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý đặt vấn đề, quản lý chặt chẽ hoạt động tạm giữ, tạm giam để chống hiện tượng nhục hình, bức cung nhưng bất cập đầu tiên là nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn đang lẫn lộn trong việc thực hiện cả chức năng tạm giữ, tạm giam.
Video đang HOT
Theo nguyên tắc người bị tạm giữ, tạm giam vẫn chưa bị kết tội, vẫn là một người bình thường mà bị hạn chế quyền tự do là rất nghiêm trọng. Ông Lý lập luận, dù quy định việc tạm giữ, tạm giam chỉ han chế 6 quyền của cá nhân nhưng thực tế nhiều quyền khác như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… đều khó thực hiện được.
Chủ nhiệm Phan Trung Lý cũng khuyến cáo cân nhắc quy định về hình thức cùm chân người bị tạm giam, tạm giữ vì đây là hình thức tác động rất nặng nề đến quyền con người.
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong khuyến cáo, cùm chân cũng là một hình thức dùng nhục hình.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh tiếp cận ở góc độ khác. Theo ông Khánh, quyền im lặng là quyền cơ bản, quan trọng nhất đối với người bị tạm giam, tạm giữ nhưng thực tế những người này mới chỉ được đảm bảo một số quyền rất đơn giản như quyền được thăm thân, tiếp xúc với luật sư còn rất nhiều quyền công dân, dân sự khác đều không được thực hiện.
Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong khái quát: “Có thể khẳng định mọi vụ bức cung, nhục hình đều xảy ra trong thời điểm cá nhân bị tạm giữ (có thời hạn tối đa 9 ngày), các vụ thông cung, nhục hình thì xảy ra trong thời gian tạm giam. Trong giai đoạn này, thẩm quyền của VKS cần được khẳng định để đảm bảo cơ chế kiểm soát chế độ tạm giam, tạm giữ, bảo vệ quyền con người”.
Ông Phong nêu phân tích, cách chống bức cung, nhục hình, xâm phạm quyền con người tốt nhất trong lĩnh vực này là hạn chế tối đa các trường hợp tạm giam, tạm giữ con người. Ông Phong gợi ý kinh nghiệm của người nhiều nước cho phép quy đổi số ngày tạm giữ, tạm giam sang hình thức bảo lãnh bằng tiền, quản chế không giam giữ…
Riêng về quy định cùm chân, Phó Viện trưởng VKSND nhận xét, đây đã là một hình thức nhục hình nên ông Phong thẳng thắn đề nghị đưa ra khỏi quy định trong dự thảo luật.
Giải trình thêm về quy định này, Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, cơ quan soạn thảo dự luật đã nghiên cứu các quy định của thế giới, ghi nhận nhiều nước hiện vẫn áp dụng hình phạt cùm chân, xiềng chân. Thực tế, tướng Vương chỉ rõ, có rất nhiều đối tượng phạm tội manh động, liều lĩnh, như sát thủ Lê Văn Luyện – đối tượng giết người man rợ và nghiện ma túy, nhiều người phạm tội khác vừa hiếp dâm vừa giết người rất dã man, khi bị bắt giữ rất hung hãn, dùng mọi thủ đoạn để bỏ trốn… Những đối tượng này, theo tướng Vương, cần duy trì quy định hình thức cùm chân.
P.Thảo
Theo Dantri
Vụ "5 công an dùng nhục hình": Phức tạp nên phải cẩn trọng
Đó là đánh giá của Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyên Hải Phong tại buổi làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Phú Yên xung quanh vụ 5 công dùng nhục hình dẫn đến cái chết của anh Ngô Thanh Kiều xảy ra ngày 13/5/2012.
Ngày 14/4, đoàn công tác của TAND Tối cao (do Chánh Tòa Hình sự Nguyễn Bá Thân dẫn đầu) và Viện KSND Tối cao (do Phó viện trưởng Nguyễn Hải Phong dẫn đầu) đang có mặt tại Phú Yên để làm việc xung quanh vụ án "5 công an dùng nhục hình" dẫn đến cái chết của nạn nhân Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên).
Đây là vụ án nghiêm trọng không chỉ dư luận địa phương mà dư luận cả nước rất quan tâm.
Các bị cáo nguyên là cán bộ công an bị tuyên án
Kết thúc buổi làm việc, một cán bộ trong đoàn cho rằng: Đây là một vụ việc phức tạp nên phải thận trọng, lắng nghe nhiều chiều, sau đó sẽ báo cáo Chủ tịch nước. Khi nào có thông tin Đoàn công tác sẽ mời báo chí họp báo. Quan điểm Đoàn công tác là phải làm hết mình vì trách nhiệm trước toàn thể nhân dân.
Trước đó, đại diện TAND Tối cao cho biết, Đoàn công tác của TAND Tối cao vào Phú Yên trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với TAND tỉnh Phú Yên hướng dẫn giải quyết vụ án theo đúng tinh thần pháp luật.
Trong đó, TAND Tối cao sẽ xem xét vụ án xét xử có đúng pháp luật hay chưa, có bỏ lọt tội phạm hay không,...? Nếu xác định có người phạm tội cần phải khởi tố vụ án, Tòa án sẽ khởi tố vụ án hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền và Viện kiểm sát tiếp tục xem xét vụ án, xét xử đúng quy định của pháp luật.
TAND Tối cao sẽ chỉ đạo TAND tỉnh Phú Yên giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nếu trường hợp bỏ lọt tội phạm hoặc cần hủy bản án sơ thẩm thì phải hủy để điều tra lại. Nếu phát hiện người phạm tội mới thì phải khởi tố.
Trong diễn biến mới, chiều cùng ngày, gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều cho biết đã nhận được bản án (xét xử ngày 3/4 vừa qua) của TAND TP Tuy Hòa, do Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Lý Thơ Hiền ký.
Bản án ghi "Việc dùng nhục hình là do cấp dưới tự ý thực hiện nên không có căn cứ chấp nhận đề nghị xử lý ông Lê Đức Hoàn (Phó công an TP Tuy Hòa) về tội Dùng nhục hình"; ông Hoàn có dấu hiệu của tội "Bắt, giữ người trái pháp luật" nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, VKSND TP.Tuy Hòa không truy tố nên HĐXX không xét"; ông Hoàn "có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, VKSND TP.Tuy Hòa không truy tố nên HĐXX không xét",...
Bản án quá nhẹ "bỏ lọt tội", gia đình nạn nhân kháng cáo kêu oan
Như Dân trí đã thông tin, Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) là nghi phạm trong vụ trộm cắp tài sản. Khoảng 3h15 ngày 13/5/2012, một đoàn cán bộ 7 người ở Công an TP Tuy Hòa, Công an huyện Tây Hòa và công an xã Hòa Đồng đến còng tay, bắt anh Kiều đưa về công an xã, dù không có lệnh bắt.
Đến sáng cùng ngày, anh Kiều được giải về trụ sở Công an TP Tuy Hòa. Tại đây, trong quá trình lấy lời khai của anh Kiều, một số cán bộ công an tỉnh Phú Yên và Công an TP Tuy Hòa đã dùng dùi cui thay nhau đánh vào người, vào đầu Kiều.
Tối cùng ngày, anh Kiều đã tử vong. Theo kết luận giám định pháp y cho biết anh Kiều có 72 vết thương trên cơ thể và chết do chấn thương sọ não.
Cơ quan điều tra của Viện KSND Tối cao đã tiến hành điều tra và chuyển cho Viện KSND TP Tuy Hòa truy tố 5 bị can gồm: Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - Công an Phú Yên); 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy thuộc Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra, cùng công tác tại Công an TP Tuy Hòa) về tội dùng nhục hình.
Từ ngày 26/3 đến 3/4/2014, TAND TP Tuy Hòa đã xét xử sơ thẩm và tuyên bị cáo Thành 5 năm tù, bị cáo Quyền 2 năm tù, bị cáo Mẫn 1 năm 6 tháng tù, 2 bị cáo Quang và Huy từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù treo.
Tuy nhiên, gia đình người bị hại cho rằng bản án quá nhẹ đối với các bị cáo. Vụ án đã bỏ lọt người, lọt tội... nên gia đình đã làm đơn kháng cáo, đề nghị xử lý các bị cáo đúng tội danh, đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn ba tội "bắt giữ người trái pháp luật", "dùng nhục hình" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngay cả bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, người phải chịu hình phạt cao nhất so với 4 bị cáo còn lại cũng kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không đánh ông Kiều.
Doãn Công
Theo Dantri
Tết sớm cho phạm nhân Nhân dịp đón xuân mới Ất Mùi 2015, ngày 12/2/2015, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An tổ chức ăn Tết cho các phạm nhân đang học tập, cải tạo tại đây. Việc tổ chức cho phạm nhân ăn Tết nhằm thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật, đồng thời CBCS Trại tạm giam nhất là cán...