Mời tư vấn nước ngoài nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc lựa chọn tư vấn nước ngoài tham gia nghiên cứu đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1758/QĐ- TTg ngày 20/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã giao Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) thuộc Bộ Xây dựng làm tư vấn chính để triển khai nghiên cứu lập đồ án.
Viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU – Ile de France (Pháp) được đề xuất tham gia nghiên cứu quy hoạch vùng Thủ đô (ảnh minh họa)
Sau đó, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo cơ quan chức năng gửi Thư mời một số tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng vùng tham gia nghiên cứu 2 nội dung: Dự báo, xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội và kịch bản phát triển vùng Thủ đô; và Quy hoạch giao thông vùng Thủ đô.
Đến nay, đã có 3 tổ chức tư vấn nước ngoài gửi hồ sơ xin tham gia gồm Viện Quy hoạch phát triển đô thị vùng IAU-Ile de France (Pháp), Công ty EGIS (Pháp) và Công ty Hansen Partnership (Australia).
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, đánh giá điều kiện năng lực của các tổ chức tư vấn, Bộ Xây dựng thấy Viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU – Ile de France (Pháp) là tổ chức có đủ điều kiện năng lực chuyên môn và kinh nghiệm ở Việt Nam để tham gia nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cùng với Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Video đang HOT
Viện IAU cũng là đơn vị tư vấn đã thực hiện đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Paris (phê duyệt năm 2011) và từng tham gia nghiên cứu Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội (năm 2006).
Theo Dantri
Cần... 100 triệu m2 đường mới đủ cho xe lưu thông!
Nếu đem tất cả các loại phương tiện giao thông hiện có của thành phố ra chất trên đường thì sẽ chiếm khoảng diện tích là 55 triệu m2. Khi tất cả lượng xe này vận động, thành phố cần gần 100 triệu m2 mặt đường.
Đường đã không đủ để chất xe
Theo tính toán của UBND TP, hiện thành phố chỉ có 27,3 triệu m2 diện tích mặt đường. Trong khi đó, nếu đem tất cả các loại phương tiện giao thông hiện có của thành phố (hơn 5,5 triệu mô tô và hơn 500 ngàn ô tô) ra chất trên đường thì sẽ chiếm khoảng diện tích là 55 triệu m2 (gấp 2 lần diện tích mặt đường hiện có).
Điều đó có nghĩa là diện tích đường của TPHCM hiện đã không đủ để chất lượng xe hiện có. Chưa kể, theo tính toán của UBND TP, khi tất cả lượng xe này vận động thì thành phố cần diện tích gần 100 triệu m2 mặt đường thì mới có thể lưu thông, gấp 4 lần diện tích mặt đường hiện có. Điều này là hoàn toàn không thể thực hiện được trong tình hình phát triển hạ tầng trong vài chục năm tới.
Nếu tất cả xe của thành phố đề ra đường thì không thể nào nhúc nhích được
Do đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung nghiên cứu, triển khai sớm các biện pháp kinh tế, hành chính với lộ trình phù hợp nhằm hạn chế sự phát triển phương tiện giao thông cá nhân. Cũng theo ông Hứa Ngọc Thuận, định hướng này là "phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố".
Động thái gần đây nhất là trong Kế hoạch kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông 2013, UBND TP tiếp tục giao cho các cơ quan liên quan thực hiện Báo cáo kết quả thẩm định nghiên cứu khả thi của Đề tài quản lý các phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe (COE).
Theo hình thức này, mỗi người dân muốn mua xe phải đấu giá để sở hữu COE. Cứ 2 tháng 1 lần, cơ quan quản lý sẽ tổ chức đấu giá COE với số lượng hạn chế dựa trên trên cơ sở cân đối số xe hiện có, đảm bảo cho tổng lượng xe không tăng đột biến. Hình thức này vừa giúp hạn chế sự phát triển quá nhanh của phương tiện cá nhân, ngân sách nhà nước lại có thêm một khoản thu đáng kể đầu tư cho hạ tầng giao thông.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia giao thông đều không ủng hộ áp dụng COE tại Việt Nam. Dù vậy, TPHCM vẫn tiếp tục nghiên cứu triển khai giải pháp này. Sau khi đề tài hoàn thành, UBND TP sẽ trình HĐND TP xem xét. Nếu được HĐND TP thông qua, UBND TP sẽ đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm tại TPHCM.
Xe buýt vẫn đóng vai trò chủ đạo
Đồng bộ với việc hạn chế xe cá nhân, TPHCM cũng định hướng sẽ phát triển giao thông thành phố trong 10 năm tới là phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) theo hướng hiện đại, liên thông giữa các phương thức vận tải hành khách đô thị. Trong đó, trong tương lai gần thì xe buýt vẫn là hình thức chủ đạo.
Xe buýt vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống VTHKCC của thành phố trong 10 năm tới
TPHCM khởi động kế hoạch thay đổi hình ảnh và mở rộng hệ thống VTHKCC bằng ôtô khách (xe buýt) từ năm 2002. Sau 10 năm phát triển, xe buýt chỉ mới đáp ứng được 10,6% nhu cầu đi lại của người dân thành phố nhưng đã tiêu tốn hết 6.800 tỷ đồng ngân sách để trợ giá. Từ con số trợ giá 39,6 tỷ đồng năm 2002 đã tăng gấp 37 lần sau 10 năm, lên mức 1.461 tỷ đồng vào năm 2012. Và trong tương lai, ngân sách trợ giá cho xe buýt sẽ còn tăng theo từng năm.
Tuy nhiên, theo định hướng của thành phố thì ngân sách sẽ vẫn phải tiếp tục trợ giá để phát triển hệ thống xe buýt. Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết: "Giai đoạn 2015 - 2020, xe buýt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong VTHKCC. Vận tải đường sắt đô thị (metro - PV) của thành phố sẽ từng bước được hình thành vào giai đoạn 2021 - 2025".
Theo ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải thì thành phố phải trợ giá cho xe buýt vì nếu không thì giá vé sẽ rất cao, hành khách sẽ không đi xe buýt mà sử dụng các loại phương tiện khác (như xe máy cá nhân), khiến mục tiêu phát triển VTHKCC, hạn chế xe cá nhân của thành phố khó thực hiện, khó hạn chế ùn tắc giao thông.
Mới đây, UBND TPHCM cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển VTHKCC bằng xe buýt giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn thành phố. Mục tiêu là giai đoạn 2012 - 2020, VTHKCC bằng xe buýt đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của TP trong việc khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ông Dương Hồng Thanh cũng cho biết, thành phố đã có kế hoạch thay thế xe buýt cũ bằng 1.680 xe buýt mới đạt tiêu chuẩn như sàn xe buýt thấp để thuận lợi cho hành khách lên xuống, cửa xe buýt phải rộng hơn và xe đạt tiêu chuẩn giảm khí thải...
Theo Dantri
Thu hồi ngay các dự án "treo" làm khổ dân Chiều 10-4, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP về quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội. Đoàn giám sát kiến nghị TP xử lý mạnh mẽ hơn với các dự án "treo" ảnh hưởng tới đời sống người dân. Một dự án treo, bỏ hoang đất gây lãng phí tại...