Môi trường Sonadezi (SZE): Năm 2020, lợi nhuận đạt hơn 35 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5%
CTCP Môi trường Sonadezi (mã SZE – UPCoM) vừa công bố Báo cáo tài chính quý IV/2020 (chưa kiểm toán).
Ảnh Internet
Theo đó, doanh thu quý IV/2020 đạt 122,4 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ so với năm 2019. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng nhẹ, đạt 8,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 5,8 tỷ đồng, giảm 15%.
Lũy kế cả năm 2020, SZE đạt doanh thu 391,3 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế đạt 35,15 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5%.
So với kế hoạch kinh doanh đã đề ra là doanh thu 398,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 32,5 tỷ đồng, năm qua, Công ty đã hoàn thành 98,27% mục tiêu doanh thu và vượt 8,15% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, tiền và tương đương tiền của SZE là 92,9 tỷ đồng, tăng 72% so với đầu năm; khoản phải thu ngắn hạn khách hàng là 84,8 tỷ đồng, giảm 18,3%; chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 132,3 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 355,5 tỷ đồng.
SZE là công ty dịch vụ môi trường đô thị lớn ở Việt Nam, vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cổ đông chi phối chiếm 64% là Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp Sonadezi (mã SNZ) và 1 cổ đông lớn nắm 13% là cổ đông chiến lược CTCP Đầu tư xây dựng BMT.
SZE hoạt động trong các lĩnh vực vệ sinh công nghiệp, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải, duy tu bảo dưỡng mương cống thoát nước, chăm sóc công viên cây xanh; thi công các công trình điện chiếu sáng, điện trang trí, dịch vụ tang lễ, quản lý nghĩa trang…
Video đang HOT
Theo tài liệu ĐHCĐ 2020, trong năm 2019 công ty đã đẩy mạnh tinh gọn bộ máy, ví dụ hợp nhất xí nghiệp Quản lý công viên, xí nghiệp cây xanh hoa kiểng, xí nghiệp công trình giao thông để thành lập Xí nghiệp dịch vụ đô thị.
Đáng chú ý dự án khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp 21,7 ha tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai (bắt đầu thực hiện từ 2013) đã điều chỉnh tổng mức đầu tư thành 474 tỷ đồng. Đến nay, dự án về cơ bản hoàn thành và quý IV/2020 đã bắt đầu đưa nhà máy vào hoạt động thử nghiệm. Tổng giá trị đầu tư trong năm 2020 của dự án này là khoảng 245 tỷ đồng.
SZE đang nắm trong tay hàng triệu m2 đất vàng có vị trí đẹp ở thành phố Biên Hòa như: 6.091 m2 ở 12 Huỳnh Văn Nghệ – TP Biên Hòa, Đồng Nai; 4800 m2 ở Văn phòng xí nghiệp môi trường Biên Hòa tại phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai; 3.074 m2 ở văn phòng xí nghiệp môi trường Vĩnh Cửu ở thị trấn Vĩnh Cửu, 20.382 m2 ở văn phòng đội cây xanh hoa kiểng tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai; 152.500 m2 ở phân xưởng xử lý chất thải tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai; 55.678 m2 ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa, Đồng Nai…
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (27/1): NT2, HBC và VHC
Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đối với một số cổ phiếu trước phiên giao dịch ngày 27/1, bao gồm: NT2, HBC và VHC.
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (27/1): NT2, HBC và VHC
MBS: Khuyến nghị nắm giữ NT2, giá mục tiêu 27.300 đồng/cổ phiếu
MBS cho biết, NT2 vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu 1.330 tỷ đồng giảm 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên nhờ biên lợi nhuận gộp tăng từ 15,5% lên 21,3% và chi phí tài chính được tiết giảm, lãi ròng quý IV vẫn đạt 203 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ 2019.
Lũy kế năm 2020, NT2 đat 6.082 tỷ đồng doanh thu, giảm 21% so với năm trước và hoàn thành 85% kế hoach năm. Nhờ chi phí lãi vay giảm manh và biên lợi nhuận gôp tăng khá lên 14,7% từ mức 12,7% năm ngoái, mức giảm cua lợi nhuận sau thuế năm thấp hơn mức giảm doanh thu.
Theo đo, lãi ròng cuối kỳ đat 625 tỷ đồng, giảm 17% cùng kỳ nhưng vượt 20% kế hoach năm.
MBS dự phóng lợi nhuận năm 2021 sẽ tăng 12% so với năm trước và kì vọng sản lượng điện thương phẩm cua NT2 sẽ phục hồi manh mẽ va tăng trương 15% CK ơ mức 5.010 triệu kWh đến từ nhu cầu phụ tải điện tăng manh nhờ kinh tế phục hồi và sự bổ sung nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng Đai Nguyệt.
Cụ thể, MBS điều chỉnh tăng 11% sản lượng khí bổ sung từ mỏ Sao Vang Đai Nguyệt kể từ năm 2021, giảm thiểu rui ro thiếu khí. Doanh thu va lợi nhuận sau thuế trong 2021 được dự phóng lần lượt đat 7.442 tỷ (tăng 22% cùng kỳ) và 700 tỷ (tăng 12% cùng kỳ).
Sự phục hồi đến từ việc giá bán điện trên thị trường canh tranh dự kiến tăng trương 10% CK do nhu cầu phụ tải, cùng với chi phí nhiên liệu đầu vào (khí và dầu DO) được kì vọng sẽ chưa thể phục hồi nhanh trong 2021. Ngoài ra, NT2 sẽ tất toán hết các khoản vay dài han trong 6 tháng đầu 2021, dẫn đến việc dòng tiền trơ nên ổn định va đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cao, dự kiến ít nhất 22% kể từ năm 2021.
Bên cạnh đó, với khả năng duy trì tỷ suất cổ tức 8%-10%/năm trong bối cảnh lãi suất tiếp tục được ha cùng với việc nhu cầu phụ tải điện được dự báo phục hồi manh trong năm 2021 va giá nhiên liệu đầu vao đang ơ mức thấp, MBS đánh giá tiềm năng cua NT2 hấp dẫn trong trung và dài han.
Trên cơ sở phân tích, MBS khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu NT2, giá mục tiêu 27.300 đồng/cổ phiếu.
BSC: Chốt lãi HBC ở mức 22.900 đồng, cắt lỗ nếu ngưỡng 14.700 đồng/cổ phiếu bị xuyên thủng
Theo BSC, điểm nhấn kĩ thuật của HBC bao gồm xu hướng tăng giá trong hiện tại, chỉ báo xu hướng MACD xuất hiện Golden Cross, chỉ báo RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua, đường MA: EMA12 ở trên EMA26.
BSC nhận định, HBC đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi có nhịp điều chỉnh về vùng giá hỗ trợ 15.000 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản tăng cao trong phiên 26/1 đã giúp cổ phiếu đóng cửa
ở mức 18.900 đồng/cổ phiếu tăng gần 6% so với phiên trước đó. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.
Thêm vào đó chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cùng với đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu sẽ tiếp tục củng cố đà tăng. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HBC nằm tại khu vực xung quanh 15.000 đồng/cổ phiếu.
BSC cho rằng mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 22.900 đồng/cổ phiếu, cắt lỗ nếu ngưỡng 14.700 đồng/cổ phiếu bị xuyên thủng.
VCSC: Khuyến nghị mua VHC, giá mục tiêu 60.600 đồng/cổ phiếu
VCSC cho biết, VHC vừa công bố tăng cổ phần tại Sa Giang (SGC) lên 51,29% sau khi thâu tóm 48,89% cổ phần từ SCIC. Theo ban lãnh đạo, VHC đã thanh toán 370 tỷ đồng cho lượng cổ phần của SCIC, tương ứng với P/E trượt 28,6 lần cho SGC, theo ước tính của VCSC.
VCSC nhận định, SGC là công ty hàng đầu mảng bánh phồng tôm của Việt Nam với thị phần hiện tại 80%. Trong năm 2020, SGC đạt 311 tỷ đồng doanh thu và 31 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số so với lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu 705 tỷ đồng của VHC.
Bánh phồng tôm chiếm 80% doanh thu của SGC năm 2020. Ngoài ra, 51% doanh thu của SGC đến từ xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Mỹ và EU. Theo VHC, ngoài tham gia vào thị trường bánh phồng tôm, thương vụ thâu tóm này có thể giúp VHC thâm nhập tốt hơn vào mảng kinh doanh bán lẻ tại thị trường nước ngoài khi tận dụng hệ thống phân phối sẵn có của SGC.
Trong khi đó, ngày 25/1/2021, VHC công bố sẽ hợp tác chiến lược với công ty công nghệ sinh học thịt nhân tạo Avant Meats (Avant) và VHC đã mua cổ pần thiểu số tại Avant. Ban lãnh đạo cho biết VHC sẽ hợp tác với Avant để thương mại hóa sản phẩm protein cá nuôi cây nhân tạo của Avant cho thực phẩm và thực phẩm chức năng.
Theo thông cáo báo chí của Avant, công ty được thành lập năm 2018 này phát triển các công nghệ sản xuất protein cá được nuôi cấy từ tế bào trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm đáng chú ý của Avant bao gồm phi lê cá, bong bóng cá và hải sâm nuôi cấy nhân tạo.
Trên cơ sở đó, VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho VHC với giá mục tiêu 60.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng mức sinh lời 44,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,4%, dựa theo giá đóng cửa phiên 25/1.
Công ty thịt lợn lãi kỷ lục 1.400 tỷ đồng Nhờ giá thịt lợn năm 2020 tăng mạnh so với các năm trước, Dabaco lần đầu ghi nhận doanh thu vượt mốc 10.000 tỷ đồng và thu về khoản lợi nhuận ròng 1.400 tỷ đồng. Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2020 với doanh thu và...