Mới thành danh, chưa thành công
27 thành viên EU và 6 thành viên của tổ chức Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã gặp nhau lần đầu tiên và khai sinh khuôn khổ diễn đàn gặp gỡ cấp cao song phương.
Lãnh đạo các nước thành viên EU và thành viên của tổ chức Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tham dự diễn đàn. ẢNH: REUTERS
Các nước thành viên EU và các vương triều Ả Rập vốn hợp tác chặt chẽ từ rất lâu nay rồi. EU phát tích trong thập niên 1950 và GCC ra đời đầu thập niên 1980. Vậy mà mãi đến tận bây giờ, 2 bên mới thiết lập nên khuôn khổ gặp gỡ và đối thoại cấp cao song phương này. Tuy muộn nhưng việc này vẫn là một dấu mốc lịch sử quan trọng đối với cả hai bên.
Video đang HOT
Chỉ có điều việc sự kiện được tổ chức lại là thành công đáng kể duy nhất ở sự kiện. Hai bên gặp nhau ở thủ đô Brussel (Bỉ), nơi đóng trụ sở của EU. Các thành viên của hai bên phát biểu đề cao lẫn nhau, quả quyết sẵn sàng hợp tác với nhau trên những lĩnh vực: thương mại, năng lượng hay ứng phó biến đổi khí hậu trái đất. Nhưng sự bất đồng quan điểm về những vấn đề chính trị thế giới và xung khắc lợi ích cơ bản trong không ít vấn đề đã không được khắc phục. Cho nên mới nói cuộc gặp cấp cao này giữa EU và GCC tạo nên danh cho hai bên nhưng không thể được coi là thành công.
Điển hình và đặc trưng cho sự không đồng thuận giữa hai bên là xung đột Ukraine, xung đột Trung Đông. Hai bên không có được tiếng nói chung nên không thể phối hợp hành động được. Ukraine quá xa đối với GCC và Trung Đông cũng đâu có sát sườn đối với EU như đối với GCC.
Dù vậy, điều không thể phủ nhận được ở sự kiện lịch sử này đối với EU và GCC là cả hai đều hướng tới những tiềm năng to lớn mà hai bên có thể tận lợi được nếu cùng khai phá phục vụ cho lợi ích của từng bên. Triển vọng thành công sau thành danh đâu phải không có.
OPEC lại giảm triển vọng nhu cầu dầu thế giới
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ngày 14.10 đã có lần thứ 3 liên tiếp giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu.
Trong báo cáo được công bố ngày 14.10, OPEC cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2024 sẽ đạt 1,93 triệu thùng/ngày, trong khi dự báo hồi tháng 9 là 2,03 triệu thùng/ngày. Tổ chức này nêu rằng việc sửa đổi đến từ dữ liệu thực tế nhận được kết hợp với giảm kỳ vọng tại một số khu vực, Reuters đưa tin.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp OPEC giảm dự báo triển vọng về nhu cầu dầu toàn cầu, song báo cáo của OPEC vẫn cao hơn dự báo của một số ngân hàng Phố Wall và các công ty giao dịch.
OPEC tiếp tục giảm triển vọng về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu. ẢNH: REUTERS
Mặc dù giá dầu thô phần nào tăng do xung đột Trung Đông, mức 77 USD/thùng vẫn quá thấp đối với một số quốc gia OPEC, theo Bloomberg. Có những quốc gia thành viên bị cho là đã không cắt giảm sản lượng theo yêu cầu.
OPEC cho biết trong khi các biện pháp kích thích của chính phủ các nước sẽ hỗ trợ nhu cầu trong quý 4/2024, việc sử dụng dầu đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế, đồng thời là động thái chuyển sang nhiên liệu sạch hơn.
Trong báo cáo hồi tháng 8, OPEC đề cập mức tiêu thụ dầu diesel tiếp tục giảm do hoạt động kinh tế chậm lại, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng nhà ở. Ngoài ra, các nước dần thay thế nhiên liệu dầu diesel bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho những loại xe tải hạng nặng.
Theo Reuters, với 3 lần hạ triển vọng liên tiếp, OPEC đang dần đi ngược lại với những dự báo lạc quan đã đưa ra trong nhiều tháng đầu năm. Tổ chức này cũng giảm triển vọng nhu cầu dầu trong năm 2025 xuống còn 1,64 triệu thùng/ngày, so với trước đó là 1,74 triệu thùng/ngày.
Ba thành tố chính trong chiến lược cô lập Hezbollah của Israel Ba phần chính trong kế hoạch này của Israel, bao gồm làm giảm dân số ở miền Nam Liban, tấn công vào các vùng ngoại ô Beirut và thắt chặt kiểm soát biên giới. Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban. Ảnh: IRNA/TTXVN Theo tờ Thời báo Jordan (jordantimes.com) ngày 7/10, cuộc xung đột giữa Israel và Hezbollah...