Mỗi tháng tiêu hết có 10 triệu mà vẫn bị chồng bĩu môi chê bai, mẹ chồng cằn nhằn cho rằng hoang phí
Thế nhưng khi tôi đưa cho chồng cầm sổ sách giấy tờ thì anh lại bảo: “Anh không mặc váy”.
Tôi thấy khó sống với mẹ chồng và chồng quá, chẳng lẽ tôi lại để chồng tay hòm chìa khóa thì có ra thế nào không nhỉ? Chứ tôi đã tằn tiện, mỗi tháng tiêu hết có 10 triệu rồi mà chồng vẫn cho rằng tôi hoang phí, mẹ chồng vẫn bóng gió bảo tôi không biết vun vén cửa nhà, không biết lo lắng tiết kiệm chi tiêu. Thật không thể sống nổi mất.
Vợ chồng tôi đang sống ở một căn chung cư được mua bởi 800 triệu tiền của hai vợ chồng tiết kiệm được và 600 triệu của hai bên gia đình cho. Thế nên vợ chồng tôi không có áp lực về việc phải trả nợ hay tích góp tiền mua nhà. Thu nhập của hai vợ chồng mỗi tháng là 30 triệu, tôi gửi thẳng ngân hàng 20 triệu để tiết kiệm cho việc sinh con. Còn 10 triệu thì chi tiêu ăn uống với các khoản phí sinh hoạt khác.
Các khoản phí sinh hoạt cố định là tiền điện, nước, mạng internet, truyền hình cáp, vệ sinh, phí gửi xe, phí bảo vệ… mỗi tháng thông thường là 3 triệu, 3 tháng hè thì tăng thành 4 triệu.
Tiền cho các mặt hàng thiết yếu như gas, dầu ăn, giấy vệ sinh, bột giặt, sữa tắm, dầu gội đầu… mỗi tháng là 1 triệu. Mỹ phẩm riêng của tôi là 1 triệu.
Còn lại 5 triệu cho thực phẩm và các vấn đề phát sinh khác như đám cưới, ma chay… Tháng nào không có đám thì tôi dư được ít tiền mua bộ quần áo mới hoặc mua cho bố mẹ chồng thêm cái gì đó.
Video đang HOT
Chi tiêu đâu ra đấy, lấy đâu ra dư thừa mà đút túi riêng thế nhưng tôi vẫn bị chồng chê. (Ảnh minh họa)
Đấy, chi tiêu đâu ra đấy, lấy đâu ra dư thừa mà đút túi riêng thế nhưng tôi vẫn bị chồng chê. Anh không chịu đọc bảng chi tiêu, không chịu đi siêu thị mà nhìn vật giá leo thang, anh chỉ thấy khi hỏi tới tiền cà phê sáng mà tôi không đưa được cho anh là anh nghiễm nhiên coi như tôi hoang phí.
Còn mẹ chồng, bà soi từng hóa đơn một, lần nào cũng chẹp miệng: “ Sao mua loại này làm gì cho đắt, mua loại kia rẻ hơn thì không mua…”, hoặc: “Cái này mua ít thôi, dùng bao giờ cho hết mà phải mua cả cân”…
Nói ra con số 10 triệu thì cứ tưởng to tát, nhưng thử cầm mà trang trải cho cả gia đình mới biết 10 triệu chẳng là gì cả. Giờ tôi cũng lười không muốn đôi co với chồng và mẹ chồng. Tôi đưa cho mẹ chồng tiền để bà chi tiêu thì bà không cầm. Bà bảo cầm rồi mang tiếng mẹ chồng khó khăn với cả bà già rồi, đi siêu thị không nhanh nhạy như tôi. Tôi đưa cho chồng cầm sổ sách giấy tờ thì anh lại bảo: “Anh không mặc váy”.
Giờ tôi nên làm thế nào hả mọi người? Làm sao mà vuỗi bỏ trách nhiệm này cho người khác được đây? Mỗi tháng nhà các chị tiêu hết bao nhiêu? Có bí quyết gì thực dụng chút thì chia sẻ cho tôi với.
Theo Nhịp sống Việt
Mẹ chồng ốm liệt giường, con dâu không chăm sóc lại còn mong bà chết sớm và quả báo nhớ đời
Có lần mẹ chồng tôi bị tai biến, nằm liệt giường cả tháng trời. Em dâu tôi chỉ thỉnh thoảng mới ghé vào viện dù "thất nghiệp". Thậm chí còn rêu rao, mẹ chồng có chết cũng chẳng đến em lo, chết sớm chút cũng được.
Cô em dâu tai quái của tôi
Nhà có 2 chị em dâu, tôi là dâu trưởng, nhưng lại về sau em dâu tôi 3 năm. Tuy vậy, tôi và mẹ chồng lại vô cùng thân thiết. Hiện tại, vợ chồng tôi đã ở riêng. Nhưng cuối tuần tôi vẫn hay về nhà phụ mẹ chồng bán hàng.
Trong khi đó, tính khí em dâu tôi tính cách khá kì quái, không thích tiếp xúc với ai nhiều. Thế nhưng, miệng lưỡi của em còn chanh chua vô cùng, không nể mặt ai bao giờ, thậm chí ăn không nói có. Hồi mới về làm dâu, tôi cũng muốn kết thân nên thường mua quà tặng cháu bé. Nhưng tặng quần áo thì em chê vải xấu, tặng đồ ăn thì em chê không ngon. Vậy nên, tôi dừng lại, duy trì chính sách nước sông không phạm nước giếng.
Nói xấu mẹ chồng không nể nang
Em dâu và mẹ chồng tôi vô cùng khắc khẩu. Mẹ chồng tôi tiết kiệm. Còn em dâu tôi ở nhà, gánh nặng tiền nong dồn hết cho chồng mà lại tiêu xài hoang phí. Lương tháng chú em chồng tôi 30 triệu. Vậy mà khi con bệnh còn xin tiền mẹ chồng. Tối lại rủ hội chị em shopping quần là áo lụa. Vậy mà hở chút lại kể xấu mẹ chồng thì tôi cũng chịu.
Có lần mẹ chồng tôi bị tai biến, nằm liệt giường cả tháng trời. Em dâu tôi chỉ thỉnh thoảng mới ghé vào viện dù "thất nghiệp". Thậm chí còn rêu rao, mẹ chồng có chết cũng chẳng đến em lo, chết sớm chút cũng được. Đỉnh điểm, khi em dâu tôi đánh con, lại còn ngoa ngoắt: "Mày là cái đồ hư hỏng, hỗn láo, ki bo chẳng khác gì bà nội mày". Nghe xong, mẹ chồng tôi vốn bản tính hiền lành cũng giận sôi người, lập tức đuổi em dâu ra khỏi nhà.
Cư xử bất ngờ của mẹ chồng
1 tuần sau khi em dâu ra khỏi nhà, mẹ chồng có gọi tôi về tâm sự. Em dâu tôi ngỏ ý xin lỗi, muốn được làm hòa. Nhưng bà vẫn còn phân vân ngựa quen đường cũ. Bà nói: "Cái Ngọc quá nhàn cư vi bất thiện. Sướng quá không chịu được nên không biết trời cao đất dày, giữ mồm giữ miệng. Ngày trước mẹ quá hiền nên để nó được nước làm tới.
Giờ Ngọc muốn về nhà thì được thôi. Nhưng trước tiên nó phải đi làm, hiểu kiếm tiền vất vả đến mức nào mới đủ tư cách bước chân vào nhà, làm con dâu và làm cháu của mẹ. Bằng không, mẹ nhất quyết không chứa chấp".
Theo Khỏe & Đẹp
Tết để vui, không phải để vùi Theo một thống kê vui, từ sau 15 tháng Chạp là khoảng thời gian phụ nữ bận rộn nhất trong năm. Họ thoăn thoắt như con thoi, dọn dẹp lau chùi, nấu nướng, mua sắm, quà cáp hiếu hy... Với rất nhiều người, bận rộn mới là tết. Có lẽ họ quên định nghĩa tết là gì. Tết là để vui Ngọc Tuyền...