Mỗi tháng ngót nghét 10 triệu đồng tiền ăn cho cả gia đình, áp dụng ngay 6 cách tiết kiệm đảm bảo giảm một nửa
Chi phí ăn uống trong gia đình luôn là khoản chi tiêu lớn mà các bà nội trợ quan tâm. Để gia đình vẫn có những bữa ăn dinh dưỡng mà chi phí lại ở mức tiết kiệm, 10 cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
1. Đặt hạn mức chi phí ăn uống hàng tháng
Đây là bước đầu tiên nếu chị em muốn thực hiện phương án tiết kiệm chi phí ăn uống cho gia đình. Cách làm này sẽ giúp đảm bảo ngân sách chi tiêu được tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Việc đặt hạn mức ăn uống cho gia đình sẽ căn cứ vào 2 yếu tố: Tiềm lực kinh tế và nhu cầu ăn uống. Chi phí ăn uống có thể thoải mái nhưng nếu thu nhập của gia đình bạn chỉ ở mức trung bình, cần có sự cân nhắc trong chi tiêu.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, mỗi gia đình chỉ nên chi khoảng 20% thu nhập cho chi phí ăn uống. Đây là con số hợp lý để tiết kiệm tiền ăn cũng như đảm bảo ngân sách cho các hoạt động khác.
Nếu hiện tại, gia đình bạn đang chi tiêu ngân sách ăn uống hàng tháng hơn số tiền này quá nhiều thì sẽ khiến bạn không còn đủ tiền để tiết kiệm. Hãy xem xét lại kế hoạch chi tiêu của mình để có sự điều chỉnh phù hợp.
Đặc biệt, nên hạn chế những buổi ăn uống, tiệc tùng cùng bạn bè, người thân ở ngoài. Nó sẽ khiến bạn thường xuyên rơi vào tình trạng “rỗng túi” vào cuối tháng.
Ảnh minh hoạ.
2. Chuẩn bị thực đơn trong 1 tuần
Đây là cách mua sắm khoa học mà hầu hết chị em nội trợ đều bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn đem lại nhiều lợi ích như: Có thể chuẩn bị món ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình; đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng; tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
Việc chuẩn bị thực đơn này sẽ giúp bạn chủ động hơn. Không cần ngày nào cũng phải tốn thời gian suy nghĩ: “Ngày mai sẽ ăn gì?”. Hoặc nếu có công việc đột xuất, không thể đi chợ, có thể nhờ người thân làm giúp khi đã có sẵn thực đơn.
Khi đã có thực đơn cho cả tuần, bạn sẽ có thời gian tìm hiểu về giá cả thực phẩm trên thị trường. Từ đó, lên kế hoạch mua sắm sao cho tiết kiệm nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tới các chợ đầu mối lớn để mua thức ăn cho cả tuần theo thực đơn đã lên, vừa được giá rẻ, thực phẩm lại tươi ngon.
Ảnh minh hoạ.
3. Lên danh sách thực phẩm cần mua
Trước tiên, bạn cần kiểm tra những thực phẩm còn lại trong tủ lạnh. Điều này giúp kiểm soát được trong nhà còn những gì? Có thể lấy ra sử dụng trong những ngày tới hay không?
Có thể kết hợp những thực phẩm hiện có trong tủ lạnh với các nguyên liệu mua thêm để chế biến thành món mới cho bữa ăn. Việc này vừa giúp tiết kiệm tiền đi chợ, vừa tránh lãng phí. Vì thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ bị hỏng.
Tiếp đó, hãy lên danh sách những món đồ cần mua theo thực đơn đã chuẩn bị. Nên ước tính giá cả, mua ở đâu sẽ rẻ và cân nhắc về chủng loại. Bạn không những tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế việc lãng phí tiền bạc cho những mặt hàng không cần thiết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, từ danh sách này, bạn có thể ước tính được số tiền cần mang theo khi đi mua sắm. Sẽ rất khó để kiềm chế sở thích của bản thân nếu có nhiều tiền trong ví.
Lên danh sách các thực phẩm cần mua, giá tiền đầy đủ. (Ảnh minh hoạ).
4. Tuyệt chiêu đi chợ giúp tiết kiệm tiền ăn
Nên tránh giờ cao điểm đi mua thức ăn. Ví dụ như trong khoảng thời gian từ 7 đến 9 giờ sáng, đây là lúc người mua tập trung nhiều nhất và giá thực phẩm cũng đắt nhất.
Có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi buổi trưa để đi mua thức ăn. Lúc này, chợ thường vắng người hơn, thuận tiện cho việc lựa chọn thực phẩm mà giá cả cũng ưu đãi hơn buổi sáng.
Ngoài ra, đi chợ sau 6 giờ tối cũng là một lựa chọn không tồi. Thời gian này, không ít chủ chủ sạp chuẩn bị dọn hàng. Vì hàng hóa còn lại không nhiều nên giá cả cũng sẽ được giảm đáng kể.
Thực tế, giá thực phẩm ở mỗi sạp hàng đều không giống nhau. Do đó, nên tham khảo giá cả ở nhiều sạp khác nhau trước khi mua hàng.
Ngoài ra, tình hình thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thực phẩm. Thông thường, nếu thời tiết xấu đi, giá các mặt hàng sẽ lập tức tăng lên.
Vì thế, nên quan tâm nhiều hơn đến dự báo thời tiết. Trước khi thời tiết xấu đi, cần tích trữ một số loại thức ăn ở mức vừa phải.
Ảnh minh hoạ.
5. Dự trữ số lượng nhiều những đồ cần thiết
Sẽ tiết kiệm được kha khá tiền ăn nếu bạn dự trữ sẵn trong nhà những đồ cần thiết, thường xuyên sử dụng hàng ngày như:
Cà chua và dưa leo: Đây là hai thực phẩm mà chúng ta có thể ăn sống hoặc nấu chung với nhiều món ăn khác.
Hành, tỏi khô: Gia vị góp phần tạo nên hương vị thơm ngon cho món ăn và được sử dụng hầu như mỗi ngày. Bạn có thể yên tâm khi số lượng nhiều với giá rẻ vì nó bảo quản được lâu.
Dầu ăn, gia vị: Luôn dự trữ sẵn trong nhà sẽ tiết kiệm thời gian đi lại nhưng không nên quá 3 – 6 tháng. Những sản phẩm này còn thường được tặng kèm khi mua sản phẩm khác, bạn nên chú ý khi mua sắm.
Trứng: Món ăn dễ chế biến và phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên bảo quản 7-10 ngày nếu không sẽ bị hỏng hoặc giảm giá trị dinh dưỡng.
Thực phẩm ăn liền (mì tôm, xúc xích, thịt hộp…): Chú ý hạn sử dụng và điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Ảnh minh hoạ.
6. Quan tâm các chương trình giảm giá
Với những thực phẩm có thể dùng trong thời gian dài như: Các loại gia vị, đồ hộp, đồ ăn liền…, bạn nên mua số lượng nhiều để tích trữ dùng dần. Như vậy sẽ đem lại sự thuận tiện cũng như tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Bên cạnh đó, nhiều siêu thị hiện nay thường xuyên có các chương trình giảm giá để kích cầu người tiêu dùng. Hãy đăng ký làm thành viên của các siêu thị để nhận những thông báo giảm giá hàng ngày và hàng tuần. Như vậy, bạn sẽ mua được những sản phẩm tốt với giá ưu đãi.
Tuy nhiên, cần cân nhắc xem những thực phẩm đó có thực sự cần thiết hay không. Đừng vì ham giá rẻ mà tiêu tốn tiền bạc cho những sản phẩm không sử dụng đến.
Ảnh minh hoạ.
Những mẹo đơn giản giúp giảm chi phí sinh hoạt, tiết kiệm được cả khối tiền
Thẳng tay loại bỏ đi những món đồ điện tử đã cũ hoặc tận dụng ánh sáng mặt trời hơn có thể giúp bạn tiết kiệm được 1 số tiền lớn.
Bán đồ cũ
Với những sản phẩm chất lượng còn tốt nhưng không sử dụng đến như quần áo, đồ chơi hay sách báo, bạn có thể trao đổi với người khác hoặc bán đi. Việc này không chỉ dọn dẹp nhà cửa mà còn giúp bạn có thêm một khoản tiền.
Tận dụng lợi thế của mặt trời
Một số người lựa chọn rèm cửa dày và đóng kín cửa hết ngày này qua ngày khác bởi vì họ thích sự riêng tư. Thế nhưng họ đã vô tình chặn tất cả ánh sáng mặt trời chiếu vào không gian sống. Mặt trời cho chúng ta nhiệt và ánh sáng, khiến cho bầu không khí trong lành và dễ chịu hơn. Vậy nên khi đã biết rõ về tác dụng của ánh nắng mặt trời thì bạn đừng quên tận dụng nó nhé.
Thay thế các thiết bị chính đã sử dụng từ 15 năm trở nên
Các thiết bị đời cũ được công bố là có hiệu suất sử dụng điện cao hơn 20-30% so với các thiết bị tiêu chuẩn đời mới. Chi phí vận hành của một tủ lạnh mới cũng được chứng nhận thấp hơn 50% so với chi phí vận hành của một chiếc đã sử dụng được 15 năm.
Chọn loại bóng đèn phù hợp
Bóng đèn sợi đốt tiêu thụ một lượng điện năng lớn hơn so với bóng đèn huỳnh quang thế nên chẳng có lý do gì để bạn không sử dụng bóng đèn huỳnh quang trong gia đình mình cả. Đừng lo lắng rằng ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang bị lạnh lẽo bởi hiện nay đã nhiều loại đèn huỳnh quang có thiết kế đem lại sự ấm áp như bóng đèn sợi đốt cung cấp.
Rút phích cắm các thiết bị khi không sử dụng đến
Năm 1990, Thống kê Canada báo cáo rằng người Canada có trung bình 15 thiết bị trong nhà của họ. Đến năm 2009, con số đó đã tăng lên 21 thiết bị (chính và phụ). Những thiết bị nhỏ bổ sung này hấp thụ thêm điện nhiều hơn là bù đắp lợi nhuận kiếm được từ các thiết bị chính hiệu quả năng lượng mới.
Tắt bếp sớm một chút
Theo Ủy ban Năng lượng California (Mỹ), bếp điện sẽ vẫn tỏa đủ nhiệt để nấu chín thức ăn nếu bạn tắt đi trước một vài phút. Tuy mẹo này có thể áp dụng cho hầu hết các món ăn nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ như món ninh hay hầm nhừ.
Tắm vòi sen thay vì tắm bồn
Tắm vòi sen chỉ tiêu tốn lượng nước bằng một nửa so với tắm bồn và thời gian tắm bằng vòi sen cũng nhanh hơn tắm bồn. Ngoài ra, vòi sen cũng đem lại cảm giác thoải mái và sảng khoái hơn thông qua những tia nước nhỏ. Vì vậy để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thay vì tắm bồn thường xuyên bạn nên chuyển sang tắm bằng vòi sen.
Sử dụng các thiết bị hẹn giờ để bật/tắt thiết bị điện gia dụng
Sẽ rất lãng phí điện nếu bạn quên tắt các thiết bị điện trong gia đình (quạt điện, máy nước nóng, máy bơm, hệ thống tưới cây...) sau khi sử dụng xong. Để giải quyết triệt để vấn đề đó thì bạn có thể dùng các thiết bị hẹn giờ, như: Công tắc điện hẹn giờ, ổ cắm điện hẹn giờ...
Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện
Nếu các thành viên trong gia đình bạn không có thói quen tắt đèn khi không sử dụng thì thiết bị phát hiện chuyển động là một giải pháp phù hợp cho bạn. Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ khi phát hiện ra chuyển động trong phòng thì đèn mới được bật lên. Bạn có thể tìm mua nó ở các cửa hàng điện chuyên dụng và cách lắp đặt cũng vô cùng đơn giản. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết việc sử dụng máy cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%.
Giặt rửa bằng nước lạnh
Nếu trời không quá lạnh, bạn có thể giặt giũ và rửa bát bằng nước thường thay vì nước nóng. Điều này có thể giúp tiết kiệm một khoản đáng kể mỗi năm trong hóa đơn tiền điện.
Tái sử dụng các đồ dùng
Các chai lọ thủy tinh có thể được tái sử dụng bằng nhiều cách sáng tạo và hiệu quả. Ví dụ bạn có thể sử dụng lọ thủy tinh lớn cho những loại cocktail, nước chanh hoặc để lưu trữ mọi thứ trong bếp. Lọ nhỏ thì lại phù hợp cho các loại gia vị và vật dụng cá nhân khác. Bạn có thể lột bỏ phần nhãn dán và thay bằng lớp nhãn mới với tên của các đồ lưu trữ.
Chị em có mức lương ổn định áp dụng ngay những mẹo sau đảm bảo tiền tiết kiệm tăng theo cấp số nhân hàng tháng Với những chị em đang sở hữu một mức lương ổn định thì vẫn có thể an tâm vì đã có những mẹo tiết kiệm đơn giản lại hiệu quả ngay dưới đây. Tiết kiệm tiền là một trong những hành động quan trọng để giúp đảm bảo cuộc sống kinh tế ổn định và tương lai vững chắc. Tuy nhiên, với cuộc...