Mỗi tháng kiếm được vài chục triệu nhờ đồng nát
Tính ra nghề này cũng giúp anh Nghĩa kiếm được tới hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Vất vả nhưng lãi cả nghìn “đô” một tháng.
Những căn biệt thự bỏ hoang, không người ở của những đại gia đang là nơi giúp người nghèo có chốn an cư, lập nghiệp.
Rong ruổi… mưu sinh
Giữa cái nắng hanh của buổi trưa mùa đông, một người đàn ông dáng khô gầy cặm cụi ngồi ghi chép, cộng trừ… bên đống đồ phế thải trước cửa một căn biệt thự 3 tầng đáng giá cả triệu đô ở khu đô thị Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội).
Người đàn ông ấy tên Nghĩa, quê ở Xuân Trường (Nam Định) lên Hà Nội đã hơn 10 năm. Chừng đó năm là quãng thời gian anh Nghĩa làm nghề thu mua sắt vụn, giấy, báo, đồng nhôm, nhựa cũ hỏng… cái nghề mà người ta hay gọi chung là “ đồng nát” để mưu sinh.
Mưu sinh ở biệt thự “hoang” bằng buôn đồng nát.
Anh Nghĩa kể, trước khi mở cửa hàng thu mua hay nói đúng hơn là trước khi được làm “ông chủ”, bản thân anh hàng ngày phải cặm cụi trên chiếc xe đạp cũ rong ruổi, len lỏi vào những ngõ hẻm, góc phố để thu mua phế liệu.
“Thu nhập chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ngày sau khi đã trừ các khoản chi phí khác nhưng cũng đủ để trang trải cho cuộc sống và tích được chút tiền cưới vợ. Dù mưa hay nắng, tôi vẫn không ngại khổ, vì miếng cơm manh áo tôi phải nén những tủi nhục trong lòng trước thái độ khinh miệt của một số dân chúng thành thị.
Chủ nhà gọi vào bán đồ, nhưng lại đuổi mình ra đường đứng chờ. Có nhà khách quen hay bán đồ, tôi bấm chuông hỏi thì họ cho trẻ con ra ngó, nó đóng sầm cửa vào rồi bảo: lại là cái ông đồng nát, khiến tôi thấy tủi tủi. Có những ngày rong ruổi cả buổi mệt nhoài mà vẫn không mua được chút hàng nào, buồn rơi nước mắt, không sao nuốt trôi miếng cơm, miệng đắng ngắt…”, anh Nghĩa nhớ lại.
Tích cóp được chút vốn liếng, rồi anh lấy vợ, sinh con… cuộc sống gia đình cần nhiều thứ chi tiêu đến tiền hơn buộc anh phải nghĩ cách làm ăn lớn.
Video đang HOT
Sẽ mãi làm “ông chủ”… đồng nát
Ngót 7 năm đi thu mua, rồi bán cho các cửa hàng, anh đã có thể tích lũy chút kiến thức cho mình về giá cả mua và bán các mặt hàng. Mạnh dạn mở cửa hàng thu mua sắt vụn, nhưng điều khó nhất với anh là tìm được mặt bằng kinh doanh.
Lang thang cả tháng trời mỏi mắt để tìm nhà cho thuê, được cái ưng ý thì chủ nhà lại không cho thuê với lý do không đồng ý cho mở cửa hàng thu mua sắt vụn, cái khác thì giá nhà quá cao không kham nổi. Rồi cuối cùng, anh Nghĩa đã tìm thuê được một gian nhỏ của căn biệt thự xây thô 3 tầng, không người ở tại khu đô thị Văn Quán.
“Tôi phải thuê với giá 3,5 triệu đồng/tháng đấy, thuê lại của một người đã thuê từ chủ căn hộ nên giá hơi cao, nhưng được cái chỗ này tiện đường xá, tuy hơi chật hẹp nhưng cũng tạm ổn để làm ăn”, anh Nghĩa nói.
Căn phòng chừng 30m2 chủ yếu để đồ phế thải, chỉ dành một gác xép nhỏ để sinh hoạt.
Gian phòng này chỉ chừng 30m2, ở tầng 1 của căn biệt thự xây thô, đồ đạc trong nhà trống tuềnh, phần lớn diện tích chỉ để chứa đồ đồng nát đã thu mua, còn lại một góc anh Nghĩa tự tay thiết kế thành cái gác xép đủ để hai vợ chồng và đứa con gái mới sinh được 7 tháng ngủ qua ngày.
Là dân mới nhập cư, lại mở cửa hàng kinh doanh buôn bán, anh Nghĩa kể lúc đầu cũng bị dân xã hội đen đến đe dọa, rồi “xin đểu”, anh phải “cống nộp” vài triệu cho chúng mới yên ổn làm ăn. Chưa hết, đều đặn hàng tháng cũng phải “nộp lệ phí” cho công an khu vực thì mới không bị hỏi han và tha hồ để các đồ ra vỉa hè.
Việc kinh doanh đồ đồng nát, mang tiếng là mua những đồ đã vứt đi nhưng cũng đòi hỏi phải có vốn nhất định, ban đầu cũng phải có khoảng 60 – 70 triệu đồng để thu mua hàng, sau đó thì quay vòng vốn dần.
“Lấy công làm lãi, cái nọ bù cái kia, mỗi triệu đồng bỏ ra mua hàng thì thu lãi về được khoảng 100.000 đồng. Ngày ít nhất cũng thu mua được 3-4 triệu đồng tiền hàng, còn có hôm gặp may thì mua được tới hơn chục triệu đồng. Tính trung bình ra cũng lãi được khoảng 20 triệu đồng mỗi tháng”, anh Nghĩa nhẩm tính.
Như vậy, tính ra nghề này cũng giúp anh Nghĩa kiếm được tới hơn 200 triệu đồng mỗi năm, không chỉ đủ để trang trải cuộc sống gia đình mà còn giúp anh có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá so với thu nhập ở quê.
Song, kiếm được ngần ấy tiền không phải chuyện dễ, nếu ai không đủ kiên trì, chịu khó nhặt nhạnh. “Hàng ngày, cứ từ sáng sớm đến 9 -10 giờ đêm mới xong việc. Ngoài việc tinh nhanh, thông thạo các mặt hàng, lo đầu ra, đầu vào, nếu không thực sự yêu nghề thì không mấy ai làm được”, anh Nghĩa tâm sự.
Vất vả là thế, lại là cái nghề mà không mấy được xã hội coi trọng, thế nhưng khi được hỏi, nếu có cơ hội khác cho anh lựa chọn anh sẽ chọn làm gì? Không tần ngần, anh Nghĩa nói ngay: Tôi vẫn sẽ chọn làm “ông chủ” đồng nát thôi vì tôi rất thích nghề này…
Theo Xahoi
Những chiêu cạnh tranh 'vô đối' giữa các ngân hàng
Nhìn bên ngoài, ai cũng nghĩ, cán bộ ngân hàng thu nhập cao, "khủng", họ tha hồ được các chủ doanh nghiệp "bâu quanh" để "bấu víu", nhờ vả.
Ra sức cạnh tranh nhưng thị phần của một số ngân hàng vẫn bị thu hẹp. Ảnh minh họa.
Cuộc đua khốc liệt
Nhìn bên ngoài, ai cũng nghĩ, cán bộ ngân hàng thu nhập cao, "khủng", họ tha hồ được các chủ doanh nghiệp "bâu quanh" để "bấu víu", nhờ vả. Thực tế, kinh tế khó khăn hiện nay, điều đó không phải là dễ. Nhiều cán bộ ngân hàng đã "dính" vòng lao lý vì cạnh tranh không lành mạnh, vì muốn có báo cáo đẹp, con số như mơ mà cùng với khách hàng làm thủ tục trái quy định, cho vay thật "ồn ào" để cùng nhau trục lợi, dẫn đến nợ khó đòi, không thể thu hồi vốn.
Cụ thể, mới đây nhất, một chi nhánh ở ngân hàng tại tỉnh Sóc Trăng, có 5- 6 cán bộ (có chức danh quản lý) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam vì đã vi phạm các quy định trong quản lý tín dụng, gây hậu quả nghiêm trọng. Rồi, thị phần bị thu hẹp, nhiều ngân hàng đã phải "tung chiêu" cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng nhằm kích cầu hoạt động kinh doanh.
Anh Nguyễn Văn Thành là trưởng phòng của một ngân hàng tiếng tăm kể: "Tung chiêu cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng tiềm năng về với ngân hàng mình, được nhiều ngân hàng thực hiện từ cả chục năm nay khi mà các ngân hàng Nhà nước thực hiện cổ phần. Vài năm nay, nó khốc liệt hơn. Họ sử dụng nhiều chiêu thức để cạnh tranh.
Song, ở bộ phận ngân hàng Nhà nước, họ cạnh tranh theo lối, họ có thể xin giãn, thậm chí xoá nợ nếu... Ngân hàng thương mại thì cạnh tranh theo hướng, thủ tục vay, đáo hạn đơn giản, nhanh gọn hơn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại có lợi thế hơn là họ có thể "linh động" cho vay nhiều tiền hơn trên một lượng tài sản thế chấp nhất định".
Trò chuyện với chúng tôi về việc cạnh tranh của ngân hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn, một Giám đốc ngân hàng Nhà nước, vừa nghỉ hưu, trần tình: "Mấy năm vừa qua, doanh số huy động vốn theo yêu cầu không đủ, chi nhánh bị cắt rất nhiều thứ, lương cán bộ giảm đáng kể. Trước tình hình đó, người lãnh đạo phải kêu gọi nhân viên, cán bộ, có người nhà ở nước ngoài, người nhà là chủ doanh nghiệp hãy đến ngân hàng gửi tiền trong thời điểm nhất định để doanh số tăng, qua đợt kiểm tra, tổng kết kỳ lại tính...
Chuyện "nhòm ngó" khách hàng tiềm năng, khách VIP của nhau là bình thường. Người ta vẫn quen gọi là cạnh tranh, tranh thị phần, nghe cho mượt mà chứ thực chất là dùng thủ đoạn khốc liệt để tranh giành, đối phó nhau, chiếm thị phần của nhau. Ngân hàng Nhà nước có lợi thế về vốn thì ngân hàng thương mại có lợi thế về thủ tục. Song, thời buổi khó khăn, ngân hàng "ngán" nhất các doanh nghiệp "nổ" thuộc diện FDI".
Đánh giá về việc mở rộng thị trường của ngân hàng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Hoạt động của DNNN có xu hướng là thu hẹp lại, vì không ngoài ngành, không đa dạng hoá. Tuy nhiên, đối với ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng thương mại thì lại khác.
Ngoài những nhóm khách hàng quen thuộc được chỉ định trước đây, thì các ngân hàng cần phải mở rộng, đa dạng hoá khách hàng để tìm thêm nhiều cơ hội. Có như thế, các ngân hàng mới có thể giảm bớt rủi ro, ổn định được thị trường của mình và tránh tình trạng chết chìm theo khi không may một nhóm doanh nghiệp bị phá sản.
Việc mở rộng thị phần cũng là để duy trì ổn định thị trường của ngân hàng và cũng là phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong điều kiện cho phép, cơ chế bảo lãnh hai bên an toàn, quan hệ và thông tin hai bên tốt, các ngân hàng có thể cho cả nước ngoài vay".
Chuyên gia kinh tế cao cấp Nguyễn Minh Phong.
Thị phần vẫn bị thu hẹp?
Phân tích nguyên nhân khiến một số ngân hàng đã có sự chuyên biệt và có mối quan hệ gắn bó với một nhóm đối tượng khách hàng lớn đang bị thu hẹp thị trường, ông Phong cho rằng: Ngân hàng nào trước đây chỉ trông cậy vào nhóm trụ cột khách hàng chính là Tập đoàn, Tổng công ty, thì giờ đây họ sẽ bị áp lực mất khách hàng khi các cổ đông, đối tác chiến lược đang bắt buộc phải hoàn tất lộ trình thoái vốn khỏi ngành ngân hàng. Trước đây, có cách hiểu sai lầm là ngân hàng của dầu khí thì cho ngành dầu khí vay, ngân hàng của hàng hải thì cho ngành hàng hải vay. Như vậy là không đúng và nó sẽ mang lại nhiều rủi ro. Điều đó đang được nhận thức lại dẫn đến thị phần của các ngân hàng thay đổi.
Tuy nhiên theo ông Phong, việc tập trung vào khách hàng tiềm năng, VIP là quy luật, nguyên tắc và cũng là xu hướng hiện nay của nhiều ngân hàng. Một doanh nghiệp vay tốt thì sẽ được nhiều sự ưu ái về điều kiện vay, lãi suất, được quan tâm chăm sóc. Điều này là dễ hiểu bởi, họ là người cho vay nên họ cần tìm những đối tượng an toàn để đảm bảo nguồn vốn. Chỉ có điều, tất cả đều tập trung vào một nhóm đối tượng thì các ngân hàng có nguy cơ tự hại mình theo kiểu thi nhau hạ lãi suất để hấp dẫn khách hàng.
Ngoài ra, họ sẽ biến doanh nghiệp tốt có nguy cơ trở thành doanh nghiệp xấu vì khi doanh nghiệp được vay dễ quá, họ lại sử dụng đồng vốn một cách dễ dãi. Chuyện này cũng có mặt trái, chứ không phải là một miếng mồi quá thơm tho cho ngân hàng và khách hàng. Chính vì thế, vị chuyên gia này cho rằng, các ngân hàng nên tìm những doanh nghiệp khác đang bộc lộ tiềm năng để có cơ hội tốt hơn chứ không nên chỉ tập trung vào những doanh nghiệp có quá khứ tốt.
Liên quan đến vấn đề trên, luật sư Bùi Đình Ứng (đoàn Luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Hiện nay, lãi suất huy động thấp, kinh tế thì đang khó khăn nên ngân hàng phải chọn mặt gửi vàng. Trước đây, họ cho vay ồ ạt thì giờ đây phải cẩn trọng lựa chọn khách hàng. Rõ ràng, nhiều doanh nghiệp kêu ca là khó tiếp cận với nguồn vốn. Vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên họ phải đảm bảo được ít nhất là khả năng thu hồi được vốn. Thế nên, việc lựa chọn đối tác để cho vay cũng là quyền của phía ngân hàng.
Từ thực tế trên, vị luật sư này nêu ra một thực trạng, đó là các ngân hàng buộc phải đi tìm các khách hàng có tiềm năng, có uy tín. Trong hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp nào có "vết đen" hay doanh nghiệp nào có thành tích tốt, họ đều biết được. Đây cũng là một hình thức hoạt động ma-ket-ting, tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình đi tiếp xúc khách hàng, có trường hợp, nhân viên ngân hàng đưa ra các quảng cáo nói xấu các ngân hàng khác như nói đơn vị đó có nguy cơ sắp phá sản, vay khó khăn, cho vay thì dễ, lúc vay được mới xoay ra khó dễ...
Khó tìm bằng chứng việc "đi đêm"
Luật sư Ứng phân tích: "Để xử lý những đối tượng cạnh tranh không lành mạnh không hề dễ. Trừ khi có những quảng cáo bằng văn bản hoặc có những chứng cứ liên quan đến việc ngân hàng tập huấn, chỉ đạo cho nhân viên được thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu ngân hàng khác thì mới có căn cứ để xử lý theo luật Cạnh tranh.
Tuy nhiên, sẽ rất khó có chứng cứ về hoạt động này. Nếu đó là ý của lãnh đạo thì họ cũng chỉ khéo léo nói dưới hình thức nào đó chứ không để lại bằng chứng. Thế nên, trong trường hợp phát hiện các cá nhân có hành vi không tốt, chúng ta chỉ có thể đề xuất đơn vị của họ xử lý nội bộ mà thôi. Tôi nghĩ chắc chắn các ngân hàng cũng phải xử lý vì họ cần giữ chữ tín".
Theo Xahoi
Đến xã đồng nát đếm... xe hơi Từ nguồn "ngoại tệ" thu nhập nhờ việc buôn bán bên Lào, người dân Diễn Tháp (Diễn Châu, Nghệ An) đã biến vùng quê nghèo này thành một trong những xã giàu nhất xứ Nghệ. Phát nhờ... đồng nát Vài chục năm trước, Diễn Tháp vốn là một vùng đất trũng thường xuyên ngập nước, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn...