Mỗi tháng đưa 20 triệu vợ vẫn cho ăn đạm bạc, chồng âm thầm điều tra để rồi nghẹn đắng với thứ cô giấu trong túi xách
“Hôm ấy tôi bực lắm, trong lòng nảy sinh đủ mọi nghi ngờ nghĩ chắc vợ lại giấu tiền làm điều mờ ám nên tài chính mới thâm hụt như vậy…”, người chồng kể.
Điều quan trọng nhất để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng chính là sự tin tưởng. Bởi trong cuộc sống hôn nhân, chỉ một chút ngờ vực cũng sẽ làm tổn thương tình cảm đối phương.
Mới đây một người chồng đã lên mạng tâm sự về sai lầm mình từng mắc phải. Câu chuyện anh kể như sau:
“Sau cưới, tôi giao toàn bộ tài chính kinh tế cho vợ giữ. Tuy nhiên, vợ chồng tôi mới mua nhà còn nợ ngân hàng một khoản lớn nên tôi với em quy định, hàng tháng nhận lương tôi sẽ giữ một nửa để trả nợ, nửa còn lại đưa vợ lo trang trải cuộc sống. Cụ thể lương tôi 40 triệu, tôi đưa lại cho vợ 20 triệu cộng với 10 triệu lương của em nữa là thành 30 triệu. Số tiền này tuy không nhiều nhưng cũng thoải mái chi tiêu, lo học hành cho 2 con.
Bài chia sẻ của người chồng
Vậy nhưng tôi để ý khoảng 3 tháng trở lại đây vợ mình quản lý tiền bạc rất bất ổn. Bình thường tính vợ tôi cẩn thận lại lo xa, lúc nào em cũng sợ chồng con thiếu chất nên mâm cơm vợ nấu luôn đầy đặn thức ăn, ít cũng phải hai, ba món một bữa. Song thời gian này, bữa cơm của vợ tôi rất đơn giản, lượng thức ăn rút xuống gần như chỉ còn một nửa. Có hôm vợ còn chỉ làm vài quả trứng tráng với bát canh là xong bữa. Vấn đề ở chỗ, rõ ràng vợ giảm bớt rất nhiều khoản nhưng tháng nào em cũng giục tôi đưa thêm tiền. Đây là điều trước đây chưa từng có.
Đỉnh điểm là cách đây hơn tuần, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ cô giáo dạy thêm tiếng Anh của con gái lớn. Cô nhắc rằng đã 2 tháng gia đình chưa gửi học phí cho cô, tôi sững người vì tiền học của con xưa nay vợ luôn để riêng và chưa bao giờ nộp chậm. Hôm ấy tôi bực lắm, trong lòng nảy sinh đủ mọi nghi ngờ nghĩ chắc vợ lại giấu tiền làm điều gì mờ ám nên tài chính mới thâm hụt như vậy. Lập tức tôi lao xe về nhà tính hỏi em cho ra nhẽ nhưng tới nhà không thấy vợ đâu, vậy là tôi lục tung nhà tìm xem có bí mật nào cô ấy đang giấu giếm.
Video đang HOT
Kiếm các nơi không thấy gì, cho tới khi mở túi xách tay của vợ, tôi mới sững sờ thấy có tới chục tờ hóa đơn thanh toán viện phí, hóa đơn mua thuốc trong viện. Còn đang hoảng hồn không biết những giấy tờ đó là thế nào thì vợ tôi đi chợ về. Biết không thể giấu thêm, cô ấy lên tiếng thích: ‘Mẹ anh ốm nặng, bà nằm viện mấy tháng nay. Em không thể phủ nhận bà là bà nội của con em, là người sinh ra chồng em. Bà không có ai nương tựa, em làm sao bỏ mặc được’.
Người vợ nhắc tới chính là mẹ đẻ tôi, cũng là người tôi hận suốt 27 năm nay. Khi tôi được 8 tuổi, bà bỏ bố con tôi đi theo người đàn ông khác. Suốt 20 năm, bà không 1 lần quay về quê thăm con. Mãi tới khi tôi lập gia đình, bà mới tìm tới xin tha thứ. Tất nhiên tôi không thể nào chấp nhận dù bà có giải thích, năn nỉ cỡ nào. Ngày ấy vợ cũng khuyên tôi nên tha thứ đón nhận lại bà mà tôi không chịu. Sau đấy em lại âm thầm liên lạc với mẹ. Biết tin bà ốm không người chăm sóc, em giấu chồng mang tiền trả viện phí, lo thuốc men cho bà.
Ảnh minh họa
Nghe những lời từ vợ, tôi như hóa đá. Cô ấy đã thuyết phục, động viên tôi rất nhiều để hàn gắn lại tình mẫu tử với mẹ. Thực sự đứng trước việc làm của vợ, tự nhiên tôi thấy mình thật nhỏ bé bởi vợ quá bao dung, rộng lượng. Hôm ấy, tôi phải chính thức nói lời xin lỗi em. Cũng nhờ có vợ làm cầu nối mà tôi mới có thể mở lòng đón nhận lại mẹ. Giờ mọi thứ đã vui vẻ trở lại, tôi thật sự phải cảm ơn vợ rất nhiều”.
Phụ nữ thường là vậy, khi yêu luôn hết lòng và sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì người đàn ông của mình. Anh chồng trong câu chuyện trên thật sự quá may mắn khi lấy được người phụ nữ yêu anh chân thành tới thế. Theo dõi hết câu chuyện, hầu hết mọi người đều chúc mừng anh cùng lời nhắn nhủ kèm theo rằng anh nhớ phải dùng cả đời để yêu thương và trân trọng lại cô ấy.
Quy tắc 50-20-30, giúp người lương 10 triệu tiết kiệm được trăm triệu
Hiện nay, với một xã hội hiện đại, ngày một phát triển giới trẻ lại càng có thêm nhiều cơ hội để kiếm tiền. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng quản lý tốt tiền bạc, thậm chí là gặp rắc rối với nó.
Trong trường chưa chắc đã được học, cha mẹ thì gần như ít khi chủ động dạy con cái cách tiêu tiền và quản lý tiền. Và hầu hết, việc chúng ta chi tiêu như thế nào đều là đúc kết từ kinh nghiệm "xương máu" của bản thân và học hỏi cả từ môi trường xung quanh.
Quản lý tiền sẽ là vấn đề khó khăn nếu không có kế hoạch cụ thể. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nếu vẫn đang loay hoay không biết phải bắt đầu công việc quản lý chi tiêu từ đâu thì quy tắc 50-20-30 có thể sẽ là một khởi đầu khá dễ dàng. Đây là một chiến lược đã được những người thành công như "Shark" Thái Vân Linh đề cập, gửi lời khuyên trên trang cá nhân hay Thượng nghĩ sĩ Mỹ Elizabeth Warren nói đến trong cuốn sách của mình.
Vậy quy tắc 50-20-30 là gì? Theo Investopedia, đây là nguyên tắc quản lý tài chính đơn giản, dễ hiểu nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hành để tối ưu sử dụng tiền hiệu quả.
Cụ thể, nguyên tắc 50-20-30 sẽ chia phần thu nhập sau thuế của bạn vào 3 nhóm chính với các tỷ lệ tương đương là Nhu cầu cần thiết (50%); Tiết kiệm và đầu tư (20%); Mong muốn (30%).
Một bảng mô tả thực tế đơn giản để hình dung về nguyên tắc 50-20-30. (Ảnh: Vietnambiz)
Nhu cầu cần thiết ở đây có thể hiểu đơn giản là những thứ mà bạn phải chi trả để tồn tại như chi phí nhà ở, tiền xăng xe, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ tối thiểu,... Trong số này sẽ không bao gồm các chi phí như truyền hình trực tuyến, ăn uống bên ngoài hay cà phê mỗi ngày.
Chúng ta sẽ dành ra một nửa thu nhập để trang trải cho các nhu cầu này. Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn, bạn sẽ phải cắt giảm nhu cầu hoặc cố gắng thu hẹp lối sống cho phù hợp với quy tắc bằng cách chuyển sang đi phương tiện công cộng, thường xuyên nấu ăn tại nhà hay thuê một căn nhà nhỏ hơn...
Chi phí nhà ở nằm trong danh mục nhóm 50% chi tiêu cho nhu cầu. (Ảnh minh họa: Go Value)
Tiếp theo đó, hãy phân bổ 20% thu nhập còn lại của mình vào khoản tiết kiệm và đầu tư sinh lời. Đây là phần cần có, đảm bảo số tiền hàng tháng để tích lũy dự phòng cho tương lai, mục đích lâu dài của bạn.
Để đảm bảo cho một tương lai an toàn thì tiết kiệm là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể không để hoàn toàn 20% này trong sổ tiết kiệm mà có thể trích một phần ra để đầu tư mạo hiểm để đa dạng nguồn thu nhập và nâng cao nó.
20% thu nhập hãy dùng để tiết kiệm. (Ảnh minh họa: Go Value)
Và sau khi thiết lập được 2 nhóm tiền trên thì 30% cuối cùng dành cho mong muốn là điều mà bạn có thể nghĩ đến. Trang trải cho nhu cầu và tiết kiệm là quan trọng và cần thiết nhưng cũng không nên dồn toàn bộ thu nhập vào đó mà bỏ qua sở thích cá nhân.
Điều này có thể bao gồm các buổi tụ tập bạn bè, đi xem phim, du lịch, đến phòng tập gym... Đặc trưng của nhóm tiền này là khá linh hoạt nên mặc dù không nên vượt quá nhưng cũng không nhất thiết "bắt ép" bản thân phải sử dụng hết 30% thu nhập này. Nếu dư ra thì bổ sung vào nhóm 20% tiết kiệm cũng là điều tốt.
Hãy dùng 30% còn lại để thỏa mãn thú vui riêng như du lịch chẳng hạn. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Vẫn nói rằng chúng ta cần phải tận hưởng cuộc sống chứ không nên chi tiêu quá hà tiện nhưng có được kế hoạch rõ ràng và kiên trì thực hiện sẽ mang đến một tương lai an toàn hơn. Nguyên tắc này có thể không phải hoàn hảo nhất nhưng sẽ là điểm tốt để bắt đầu làm quen với cách phân chia thu nhập.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Bảo vợ phụ nấu nướng với chị dâu, cô ấy giơ hai bàn tay ra rồi mếu máo khóc lóc Tôi thật tình không hiểu mình lấy vợ để làm gì nữa? Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày...