Mỗi tháng dân Hà Nội “ăn” gần 93.000 tấn gạo, hơn 30.000 tấn thịt lợn bò gà, cần nhiều kênh cung ứng
Thời gian qua, các đơn vị liên quan ngành nông nghiệp ở Hà Nội đã và đang mở rộng nhiều kênh tiêu thụ nông sản, kết nối công nghệ, thành lập chuỗi tiêu thụ hàng nông sản nhằm bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp, HTX…
Gạo 92.970 tấn; thịt lợn hơi 18.594 tấn; thịt bò 5.230 tấn; thịt gà, vịt 6.198 tấn; rau củ 84.100 tấn…
Hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản
Để tạo điều kiện cho các HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nhiều năm qua, TP.Hà Nội đã thường xuyên mở các lớp tập huấn cho xã viên, tuyên truyền các văn bản của Trung ương có liên quan ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, thành phố cũng ban hành 14 văn bản về cơ chế, chính sách trong ứng dụng khoa học kỹ thuật và liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, những khó khăn, vướng mắc của xã viên, HTX và doanh nghiệp đều được điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể.
Người dân mua nông sản tại Trung tâm xúc tiến thương mại trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội). Hải Đăng
Nhờ được hỗ trợ phát triển sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ, hiện HTX nông nghiệp hữu cơ ồng Phú (xã ồng Phú, huyện Chương Mỹ) đã từng bước khẳng định được chất lượng và thương hiệu sản phẩm của mình trong chuỗi nông sản ở Thủ đô.
Những thành công bước đầu trong sản xuất gạo hữu cơ đã nhanh chóng trở thành động lực để xã viên HTX ồng Phú mạnh dạn mở rộng diện tích canh tác lúa năm 2018 và vụ xuân năm 2019 thêm 50ha, năng suất lúa đạt 4,9 tấn/ha.
Ngoài trồng lúa, HTXồng Phú còn hướng dẫn xã viên trồng luân canh đậu tương cho sản lượng từ 8 – 10 tấn/vụ, thu nhập lên đến 600 triệu đồng/ha.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyệt – Giám đốc HTX nông nghiệp hữu cơ ồng Phú, so với sản xuất lúa gạo thông thường, sản xuất theo phương pháp hữu cơ cho thu nhập gấp 1,8 lần (từ 89 triệu đồng tăng lên 189 triệu đồng/ha/năm), nên xã viên rất phấn khởi và yên tâm sản xuất.
Theo ông ỗ Hoàng Thạch – Giám đốc Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam, hiện nay, các đơn vị sản xuất nông nghiệp cơ bản đã làm chủ được quy trình, kỹ thuật và tạo ra sản phẩm tốt, nhưng còn thiếu kiến thức trong định giá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Do đó việc liên doanh, liên kết là rất cần thiết để sản phẩm tốt đến được tay người tiêu dùng theo đúng giá trị thực.
“Chính vì vậy, kết nối trong tiêu thụ nông sản được xem là điểm mấu chốt để nông sản trụ vững và phát triển tại thị trường địa phương, trong nước và quốc tế. ặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc kết nối càng cần được đẩy mạnh, không chỉ từ ứng dụng khoa học – công nghệ mà doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác phải kết nối chặt chẽ với nhà khoa học để tiếp cận và làm chủ công nghệ…” – ông Oanh nói.
Đảm bảo đủ thực phẩm cho hơn 10 triệu dân
Hiện nay, ước tính mỗi tháng nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội như sau: Gạo 92.970 tấn; thịt lợn hơi 18.594 tấn; thịt bò 5.230 tấn; thịt gà, vịt 6.198 tấn; rau củ 84.100 tấn…
Lúc này Hà Nội đang có 18.500ha rau, 19.500ha cây ăn quả; đàn lợn 1,05 triệu con, tổng đàn gia cầm 32,5 triệu con; diện tích nuôi trồng thủy sản 24.000ha… Với năng lực hiện tại, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đáp ứng được 58% nhu cầu về thịt, 70% về cá các loại, 90% trứng gia cầm, 65% rau củ tươi… Số còn lại là do các tỉnh, thành phố khác cung cấp cho Hà Nội.
Video đang HOT
Ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, gần 5 năm nay, ngành nông nghiệp Thủ đô đã thúc đẩy liên kết với 21 tỉnh, thành phố cung cấp chuỗi rau, thịt an toàn cho Hà Nội. Đến nay, Hà Nội và các địa phương khác đã phát triển được 766 chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm.
Thời điểm này, mỗi ngày có hàng nghìn tấn nông sản của các tỉnh, thành phố được chuyển về tiêu thụ tương đối ổn định tại Hà Nội thông qua các kênh phân phối như siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối. Chẳng hạn, tỉnh Hà Nam cung ứng cho thị trường Hà Nội khoảng 41,6 tấn nông sản, thực phẩm/ngày; Hòa Bình cung cấp mỗi ngày 0,5 tấn rau, 6,9 tấn thịt lợn, 2,7 tấn thịt gà…
Ngoài ra, Hà Nội còn có hơn 200 nhà cung cấp đã kết nối trực tiếp, đưa sản phẩm từ các địa phương khác về tiêu thụ tại hệ thống bán lẻ hiện đại như: Vinmart, Big C Thăng Long, Saigon Co.op, Hapro…
“Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp sản xuất và liên kết cung ứng nguồn nông sản cho Hà Nội như vậy, có thể nói, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hà Nội cũng bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm cho người tiêu dùng” – ông Tạ Văn Tường nói.
Mạnh dạn lập mới, xóa cũ, các hợp tác xã "chuyển mình"
Hôm nay (14/5), Đảng bộ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.
Nhân dịp này, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về những kết quả đạt được và nhiệm vụ của Cục trong thời gian tới.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đức Thịnh (ảnh) chia sẻ, Cục Kinh tế hợp tác và PTNT là một trong những cục nông vận, tiếp cận đa ngành.
Đặc biệt, các bộ, đảng viên của Cục có mối quan hệ rất khăng khít với các địa phương, 3,7 triệu xã viên của 15.863 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, 39.000 trang trại nông nghiệp, hơn 3.000 làng nghề và hàng triệu lao động nông thôn.
Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch
Ông đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn của Cục trong 5 năm vừa qua?
- 5 năm qua, về phát triển và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT có nhiều điều đáng khích lệ, thậm chí là tự hào. Đầu tiên là việc thực hiện nhiệm vụ phát triển 15.000 HTX đến năm 2020 do Quốc hội và Chính phủ giao. Đến nay, cả nước đã đạt 15.863 HTX, vượt so với kế hoạch.
Ông Nguyễn Hương Long - Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp hữu cơ Chiềng Xuân (Vân Hồ, Sơn La) giới thiệu về vườn xoài rải vụ, cho ra quả 3 đợt, giúp kéo dài mùa vụ thu hoạch. Ảnh: K.L
Kết luận 70 của Bộ Chính trị ban hành ngày 10/3/2020 đánh giá, khu vực HTX đã thoát khỏi những yếu kém kéo dài. Đây là thành quả lớn lần đầu tiên đạt được. Bởi, trong 20 năm kể từ khi có Luật HTX năm 1996 cho đến năm 2016 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đều được đánh giá là khu vực yếu kém kéo dài.
Cuối năm 2019, Chính phủ đã công nhận thành tích này của Đảng bộ và đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Cục.
Về công tác di dân và bố trí dân cư, trong 5 năm qua, chúng ta đã tổng di dân được 114.000 hộ, trong đó có 72.000 hộ dân ở những vùng có nguy cơ thiên tai, giúp giảm thiểu tổn hại về người.
Đáng chú ý, nếu như trước năm 2015 có sự bùng nổ về di dân tự do - mỗi năm có hàng nghìn hộ di cư từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên thì đến nay đã khống chế được, chỉ còn vài chục hộ tới vài trăm hộ/năm di cư.
Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Cục đã hoàn thành đào tạo nghề cho 1,4 triệu lao động, đạt tỷ lệ 100%. Quan trọng là chương trình và chất lượng đào tạo nghề đã thay đổi, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có cả nghề đào tạo giám đốc HTX, đưa những nghề mới hay công nghệ cao trong nông nghiệp.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Cục đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định số 52 về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có nghề muối và có đầy đủ chính sách để hỗ trợ cho khu vực này nhằm hỗ trợ cho khoảng 51.000 hộ diêm nghiệp với 200.000 nhân khẩu. Đây là một trong những ngành rất khó khăn vì các hộ diêm nghiệp đều là hộ nghèo, thu nhập và đời sống người làm muối rất khó khăn.
Những kết quả đạt được nhiệm kỳ 2015 - 2020:
Xây dựng 15.863 HTX, vượt so với kế hoạch đề ra.
Di dân được 114.000 hộ, trong đó có 72.000 hộ dân ở những vùng có nguy cơ thiên tai.
Đào tạo nghề cho 1,4 triệu lao động, đạt tỷ lệ 100%.
Ngoài ra, còn rất nhiều nhiệm vụ khác như giảm nghèo, phát triển nông thôn rồi bảo hiểm nông nghiệp, cơ giới hóa... cũng được đẩy mạnh và cải thiện nhiều.
Như ông vừa nói, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT có mối liên hệ trực tiếp với lực lượng rất đông đảo HTX, trang trại, nông dân. Điều này có những mặt thuận, nhưng đôi khi cũng tạo ra những áp lực, nhất là khi phải tiếp nhận những kiến nghị, đề xuất từ phía người dân?
- Lấy ngay ví dụ về hội nghị thúc đẩy chăn nuôi lợn diễn ra ngày 6/5, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã chỉ đạo rất nhiều về lĩnh vực trang trại, HTX. Là cơ quan trực tiếp tham mưu, Cục biết khu vực chăn nuôi nhỏ và vừa, nhất là các trang trại, HTX rất khó khăn.
Thực tế, dù HTX, trang trại và các hộ dân chiếm tỷ trọng tới 65% nguồn cung cho thị trường, nhưng đây là khu vực bị tổn thương rất nặng.
Tại hội nghị, báo cáo của Cục về khu vực kinh tế hợp tác hơi "thê thảm": Trong lúc các doanh nghiệp gần như tái đàn cơ bản xong thì HTX, trang trại tái đàn chưa được tới 50%, thậm chí đàn nái có nơi mới phục hồi được 30%.
Khi đưa thông tin như thế, nhiều ý kiến hỏi liệu lĩnh vực của chính bên Cục mình quản lý kết quả có ảm đạm quá không?
Tôi bảo không, mình cứ đưa bình thường vì đây là cái thực, cái đúng của trang trại, HTX đang gặp phải. Mình không lo vì như thế mà thành tích tái đàn chung của ngành giảm xuống.
Nói tóm lại, anh phải trung thành, bám sát thực tiễn và dám nói những câu chuyện phản ánh thực tiễn thì Chính phủ, Bộ mới chỉ đạo được. Thông tin mà không đúng thì rất khó chỉ đạo, triển khai.
Gắn với lợi ích của dân
Năm 2025 cơ bản chấm dứt di dân tự do
Trong nhiệm kỳ tới, về mục tiêu Đảng bộ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách; phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu mà nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ NNPTNT đề ra như: Đến năm 2025 cơ bản không còn di dân tự do; thực hiện Nghị quyết 1033 của Ban cán sự Đảng bộ Bộ NNPTNT về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tập trung đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp.
Trong năm 2020, Cục tham mưu Bộ trình Chính phủ thay thế Quyết định 2261, tổng kết chương trình 15.000 HTX; ban hành nghị định hỗ trợ thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ; xây dựng đề án phát triển nghề muối...
Là đơn vị tham mưu cho Bộ về mảng xây dựng quan hệ sản xuất - một trong những yếu tố then chốt trong tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới, vậy, theo ông với thực trạng nông dân còn làm ăn nhỏ lẻ, rồi hàng chục nghìn HTX, trang trại đang gặp những khó khăn, thách thức thì chúng ta phải làm gì để tạo ra những chuỗi liên kết giá trị bền vững, hiệu quả?
- Khó khăn nhất trong phát triển là mình hay nói nông dân nhỏ lẻ, manh mún, là người yếu thế. Nhỏ lẻ, manh mún đúng rồi. Nhưng trên thực tế nông dân, các trang trại, HTX là trung tâm của sáng tạo.
Điều quan trọng nhất là mình có giúp cho người ta triển khai được ý tưởng, dự án của họ hay không.
Thực ra, chính sách của Chính phủ từ xưa đến nay rất quan tâm đến người nghèo, quan tâm đến nông dân, nhưng Chính phủ không có nhiều tiền, và tiền không bao giờ đủ được.
Quan trọng nhất là giúp về mặt cơ chế, những gì khó thì chúng ta phải tập trung vào.
Tôi lấy ví dụ như khu vực kinh tế hợp tác khó nhất hai chuyện: Một là xác lập mô hình mới, hai là phải giải tán cái cũ đi.
Từ năm 2015 đến nay đã giải tán trên 3.500 HTX kiểu cũ (hiện còn 465 HTX) để thiết lập lại HTX mới.
Giải quyết cái cũ đi, người ta thấy rằng mô hình đó không còn phù hợp và Nhà nước đã bỏ nó đi và mình xây dựng các mô hình mới, lúc đó người ta theo. Hai nữa, cũng chẳng mình ngồi nghĩ, sáng tạo đâu mà chỉ cần giúp ý tưởng của người ta thành hiện thực.
Ngay lĩnh vực chăn nuôi, chúng tôi đang trưng ra một loạt các mô hình HTX mà họ làm chuỗi nuôi, tức là HTX chế biến một phần thức ăn, sản xuất con giống, thậm chí cả giết mổ.
Nếu HTX này được nhân rộng thì trong dịch này họ chẳng phụ thuộc vào giống của doanh nghiệp lớn và cũng không sợ không bán được hàng vì họ giết mổ, bán hàng theo kênh riêng.
Nhưng khi phát triển thì từ cái nọ nó sinh ra cái kia, phải giải quyết tiếp. Chẳng hạn mô hình thì có rồi, nhưng mắc nhất là cơ chế về đất đai. Dù đất đai trong HTX do các thành viên góp vào, nhưng để chuyển đổi và cấp giấy chứng nhận tập thể cho HTX là cả một vấn đề, không hề đơn giản...
Tựu trung lại, anh có gắn với lợi ích của dân hay không. Nếu quản lý nhà nước không vì mục tiêu, không gắn với lợi ích của dân thì chính sách cũng không tồn tại được.
Xin cảm ơn ông!
"Ông vua" lúa giống ở miền Tây Từ một nông dân bình thường nhưng bằng đam mê và tình yêu với cây lúa, ông đã lai tạo thành công 5 giống lúa đặc sản có năng suất và chất lượng cao vượt trội. Chưa hết ông còn thành lập HTX kiểu mẫu với tư duy vô cùng nhạy bén: "Muốn đi xa hãy đi cùng nhau". Ông là Nguyễn Anh...