Mới sáng sớm con gái xin nghỉ học vì 1 lý do, mẹ Hà Nội có quyết định khiến chồng phản đối kịch liệt nhưng nghe giải thích chỉ biết “câm nín”
Mọi người trong gia đình tỏ vẻ không hiểu khi biết quyết định của chị. Tuy nhiên người mẹ này có lý lẽ của riêng mình.
Trong quãng đời đi học sẽ có nhiều lúc, những cô cậu học sinh một hôm nào đó bỗng dưng cảm thấy việc đến trường là vô cùng mệt mỏi. Có lẽ hôm đó có một bài kiểm tra chưa chuẩn bị, hoặc phải đọc thứ gì đó trước toàn trường mà mình lại quá nhút nhát, sợ bị bắt nạt… Hoặc đơn giản như cô bé lớp 7 tên Thư (Long Biên, Hà Nội) sau đây, lý do muốn nghỉ học chỉ đơn giản do… trời lạnh.
Câu chuyện con xin nghỉ học được chị Nga, mẹ bé Thư chia sẻ lại cùng quan điểm hiện đại về cách dạy con khiến nhiều người đồng tình và suy ngẫm.
Chị Nga kể lại câu chuyện:
Sáng nay, con gái học lớp 7 xuống xin phép mình cho con nghỉ học vì trời lạnh và mấy hôm nay cô giáo cho các con tự quản để cô làm hạnh kiểm kỳ 1 nên các con đi học như đi chơi, toàn ăn, ngủ và chém gió.
Đương nhiên bố mẹ không đồng ý cho nghỉ và lại nghe thêm “combo” mắng từ bà nội và bố nên con phụng phịu, hậm hực đi lên phòng thay quần áo chuẩn bị đi học. Trong khi đó, con trai thứ 2 của mình, học lớp 3 chứng kiến mọi chuyện.
Còn mình thì ngay từ đầu chỉ nói “không nghỉ được” và không thêm gì nữa, dù con gái cứ năn nỉ mẹ nhưng không nhận được thêm câu trả lời. Chờ bố đưa em trai đi học rồi, mình mới gọi con gái xuống (lúc này quần áo con đã chỉnh tề, chuẩn bị đi học nhưng tâm trạng con rất tệ). Mình bảo con: “Mẹ sẽ xin phép cô cho con nghỉ tiết đầu, hai mẹ con mình đi ăn sáng rồi đi học”.
Video đang HOT
Dưới sự giải thích cặn kẽ của mẹ, cô bé đã vui vẻ trở lại và lấy xe đi học. (Ảnh minh họa)
Tâm trạng con có vẻ khá hơn. Hai mẹ con vừa ăn sáng mình vừa trò chuyện với con về lý do vì sao con vẫn phải đến lớp dù mấy hôm nay con không phải học gì. “Mẹ biết tuần này các con đến lớp chưa phải học, nhưng nhà trường đã tổ chức đến lớp thì con vẫn phải đến, vì đó là ý thức tổ chức của mình nơi tập thể.
Thứ 2, con đi học để những người thân bên cạnh con như ông bà, bố mẹ thấy được sự cố gắng của con.
Thứ 3 là để các em con học tập theo con, vì như con thấy trường em cũng như trường con, chưa vào kỳ 2 nên chưa phải học nhiều nhưng em vẫn dậy đi học thì vì lý do gì mà con lại được nghỉ học mà em thì vẫn phải đi? Con hãy nhớ là các em sẽ học từ các anh chị nhiều hơn là từ bố mẹ, con hiểu không?”.
Con nghe và có vẻ rất hiểu chuyện rồi vui vẻ trở lại. Sau đó hai mẹ con tiếp tục trò chuyện về bạn bè của con, về cuộc sống… Và đương nhiên, ăn xong con tự giác về lấy xe đi học với tâm lý rất thoải mái. Còn mình thì về nhắn tin thuật lại với chồng, lúc đầu anh ấy thấy mình cho con nghỉ tiết đầu thì bảo mình “em chỉ nối giáo cho giặc”.
Mình trả lời: “Em đã suy nghĩ nếu con đến lớp, không học gì mà chỉ ăn, ngủ, chơi rồi chém gió với các bạn, rồi đua nhau học nói tục, chửi bậy. Thậm chí, trốn tiết xuống căng tin ăn uống… (những điều này thỉnh thoảng về con kể chuyện với mình thì y chang mình ngày xưa) thì em đánh đổi 1 tiết cho con nghỉ để mẹ con có thêm thời gian chia sẻ, tâm sự, vừa gần gũi với con, vừa có thể dạy con thêm. Em nghĩ đó cũng là HỌC”. Sau khi đọc xong thì chồng mình không nói gì thêm nữa.
Chị Nga chia sẻ, không chỉ mỗi trường hợp này mà bình thường, quan điểm của chị về dạy con chính là làm bạn, tôn trọng và chia sẻ với con, dùng tình yêu thương và sự hiểu biết để giáo dục con cái thay cho đòn roi.
“Mình vẫn dạy con phải yêu bản thân mình và dù con học hay con làm gì cũng là cho bản thân mình trước. Và cũng dạy con phải sống có trách nhiệm với mọi người. Như chuyện giải thích cho con nghĩ đến cảm giác của mọi người khi không đi học, mình muốn cho con biết, mọi lời nói và hành động của mình đều ảnh hưởng tới người khác, đặc biệt là người thân. Nên dù có hơi “khoác cho con chiếc áo trách nhiệm” nhưng mình nghĩ con cũng nên ý thức về việc đó”.
Trong nhà có nhiều thế hệ không thể tránh khỏi chuyện mâu thuẫn về cách dạy con. Chẳng hạn bà nội dù rất quý trọng các con và thương cháu nhưng muốn dạy cháu theo kiểu “thương cho roi cho vọt” như ngày xưa. Vì thương cháu nên khi thấy cháu bướng bỉnh nổi loạn thì bà rất sốt ruột. Hay như chồng chị Nga, lúc đầu cũng giáo dục con kiểu các cụ, “nhưng chị cũng chia sẻ và thuyết phục anh nhiều nên giờ anh giữ thái độ trung lập” , chị Nga nói.
Ngay cả chuyện học hành chị cũng rất tôn trọng sở thích và khả năng của con. Trước đây khi con còn nhỏ chị Nga cho con học rất nhiều các môn năng khiếu, mục đích để con tự tin hơn và phát hiện năng khiếu của con (nếu có). Nhưng bé Thư hầu như không quá thích bộ môn nào nên chị cũng không ép con phải học bằng được. Chị Nga quan niệm, việc của phụ huynh là chỉ cần làm hết khả năng của mình, còn lại do sự tiếp thu và năng lực của con nữa vì con học cho con chứ không phải cho bố mẹ.
“Thực ra mình cũng như nhiều mẹ khác, cũng đang dò dẫm từng bước một, ngày ngày đọc thêm các tài liệu về nuôi dạy con cái, tham gia các nhóm để học hỏi kinh nghiệm và hy vọng cách giáo dục con mà mình đã lựa chọn là đúng đắn và sẽ thành công. Con gái mới bắt đầu tuổi dậy thì, nhiều năm nữa mới trưởng thành nên con đường đồng hành với con rất dài. Mình không kỳ vọng con thành tài mà chỉ mong con thành người mà thôi” , chị Nga nói.
Bạn ngồi cạnh nghỉ học vài hôm, nam sinh tạo hình nộm bạn rồi ngồi ôm, dựa vì quá nhớ
Bạn ngồi cạnh bất chợt nghỉ học vài hôm, vì nhớ mong nên chàng nam sinh đã thiết kế hình nộm bạn rồi đặt kề bên để ôm, dựa.
Ở lứa tuổi 'nhất quỷ nhì ma', học sinh thường có những hành động, trò đùa mang tính tấu hài, 'lầy lội', thậm chí là cả những pha nghịch ngợm 'bá đạo' khiến thầy cô giáo phải 'dở khóc dở cười' và các bạn cùng lớp thì rất khó để quên.
Giống như một nam sinh dưới đây. Vì quá nhớ người bạn ngồi cạnh khi bạn đột nhiên nghỉ học vài ngày, nam sinh này đã làm hình nộm của bạn với một chiếc hộp, kính mắt và áo đồng phục. Khi hình nộm này được hoàn tất, dân mạng không khỏi bật cười vì vẻ ngoài hài hước của 'bạn cùng bàn pha ke (fake)'. Bên cạnh đó, nhiều người cũng tán dương sự sáng tạo của chàng nam sinh.
Quá nhớ bạn nam sinh thiết kế hình nộm khiến dân mạng bật cười.
Hình nộm bạn ngồi cùng được cậu học sinh thiết kế bằng áo khoác choàng vào ghế, bên trong là sách vở.
'Nhớ bạn thì nên học theo cách này là ăn điểm chất nhất. Nhưng nhìn biểu cảm của cậu thì không thể nhịn được cười' , bạn có tài khoản H. Ng bình luận.
' Tình bạn chắc chắn sẽ bền, còn bền bao lâu thì không biết nếu cậu bạn nghỉ nhìn thấy hình nộm tấu hài này' , tài khoản T. Th bình luận.
Một tài khoản khác đưa ra bình luận trái chiều: ' Tôi nghĩ trong lớp học nên tôn trọng giáo viên cho dù bạn có thể hiện niềm thương nhớ hết sức đáng yêu này. Nhưng người giáo sẽ hơi thấy phản cảm chút '.
Miền Tây có cô bạn 2k2 làm vlog với con vịt: Nếu không nhờ YouTube đã phải nghỉ học từ cấp 3! Từ 1 cô thôn nữ không biết rằng có thể kiếm tiền từ YouTube, Thuỳ Trang đã trở thành YouTuber, tự chi trả mọi khoản cho bản thân đi học đại học nhờ kênh Sâu Tivi. Người ta bảo 2 người phụ nữ và 1 chú vịt sẽ tạo thành cái chợ còn 1 cô gái và 1 chú vịt thì sao nhỉ?...