Mọi quốc gia đều có quyền tiếp cận công bằng với vaccin chống Covid-19
Dù không mang tính ràng buộc, song nghị quyết vừa được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao.
“Mọi quốc gia trên thế giới đều có quyền tiếp cận công bằng với các nguồn vaccine phòng chống Covid-19 trong tương lai”, đây là nội dung nghị quyết vừa được toàn bộ 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua. Dù không mang tính ràng buộc, song đây là một bước đi có ý nghĩa biểu tượng cao trong bối cảnh trên thế giới đã gần như không còn vùng miễn nhiễm với dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2.
Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN
Tập trung chủ yếu vào các phản ứng về mặt y tế, văn kiện do Mexico đề xuất và nhận được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên, trong đó có Mỹ, yêu cầu tăng cường hợp tác khoa học quốc tế trong cuộc chiến chống Covid-19, bao gồm cả khối tư nhân. Lời kêu gọi về “quyền tiếp cận vaccine công bằng” đưa ra trong bối cảnh gần như toàn bộ ngành công nghiệp được phẩm và các phòng thí nghiệm trên thế giới đã bước vào cuộc đua với thời giam nhằm tìm ra vaccine phòng chống Covid-19. Những vaccine được xem là có ý nghĩa quyết định thắng-thua đối với trận chiến này, song cũng đặt ra một thách thức về tài chính không hề nhỏ.
Nghị quyết kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres xác định và đề xuất các lựa chọn, bao gồm tăng cường quy mô sản xuất và chuỗi cung ứng nhằm thúc đẩy, đảm bảo phân phối công bằng, minh bạch, hiệu quả trang thiết bị y tế phòng dịch thiếu yếu, dược phẩm và vắc xin phòng Covid-19 trong tương lai. Mục tiêu là phải đáp ứng được nhu cầu của tất cả những quốc gia có nhu cầu, đặc biệt là những nước đang phát triển, những nước có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương.
Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bà Melisa Flemming nhấn mạnh: “Covid-19 hiện đã lây lan ra hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Liên Hợp Quốc, chúng tôi đặc biệt lo ngại về tác động mà dịch Covid-19 sẽ gây ra đối với các quốc gia có hệ thống y tế yếu và dân số dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở các trại hoặc các khu vực giống như trại và trẻ em bị suy dinh dưỡng và những người mắc bệnh mãn tính”.
Đây là nghị quyết thứ 2 được nhất trí thông qua liên quan đến đại dịch Covid-19, đến nay cướp đi sinh mạng của hơn 170.000 người và hơn 2,4 triệu người mắc bệnh. Nghị quyết đầu tiên được thông qua hồi đầu tháng 4 kêu gọi hợp tác nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh.
Dù không mang tính ràng buộc song những văn kiện này lại có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19, nhất là khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang áp dụng quy trình đặc biệt trong việc thông qua các văn kiện. Theo đó, trong thời gian các cơ quan y tế vẫn chưa dỡ bỏ cảnh báo đối với các cuộc tụ họp đông người ở trụ sở Liên Hợp Quốc, thì tất cả các quốc gia thành viên gần như đều nắm trong tay quyền phủ quyết.
Đây là một đặc quyền vốn chỉ dành riêng 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh kể từ khi thể chế đa phương lớn nhất thế giới này ra đời cách đây 75 năm./.
Video đang HOT
Thu Hoài
Sự miễn nhiễm bí ẩn với Covid-19 của đảo du lịch Bali
Hòn đảo nổi tiếng của Indonesia có ít ca nhiễm bệnh trong khi dịch Covid-19 đang hoành hành ở các vùng khác của đất nước này.
Trong đợt dịch kéo dài 3 tháng qua, Bali, khu du lịch nổi tiếng của Indonesia, dường như vẫn chưa bị tác động quá lớn. Tới ngày 17/4, trên đảo có 124 trường hợp nhiễm virus nCoV được công bố, hai người chết.
Trong khi đó, đất nước vạn đảo Indonesia bị coi là quả bom virus corona nổ chậm của cả Đông Nam Á với số lượng bệnh nhân gần 6.000 người, 520 người chết.
"Tôi cũng thấy khá thắc mắc. Chúng ta không có các con số thống kê khác nhưng cũng không có dấu hiệu số người chết tăng đột biến ở đảo", anh Rio Helmi, một cư dân, nói về số bệnh nhân khá thấp của đảo.
Bãi biển Kuta thường đông nghẹt khách giờ trở nên vắng lặng. Ảnh: Aljazeera
Hiện cũng không có bất cứ các thông tin nào về sự quá tải ở các bệnh viện, nơi hỏa táng hay bằng chứng virus nCoV đang lan tràn trên hòn đảo có 4,2 triệu dân với hàng nghìn người nước ngoài định cư.
Theo người dân địa phương, ngôi làng ven biển Pererenan, địa điểm lướt sóng quen thuộc, chưa có trường hợp nào mắc bệnh Covid-19. Các làng lân cận cũng sạch bóng virus nCoV.
"Chúng tôi không nghe thấy thông tin về số lượng người chết cao ở đây", anh Jack Daniels nói. Anh là nhà điều hành tour du lịch lâu năm trên đảo và là biên tập của thư điện tử định kỳ Balidiscovery.
Anh Daniels cho hay, hai người chết vì Covid-19 trên đảo đều là người nước ngoài, trong đó có một phụ nữ người Anh có bệnh nền.
Thủ phủ Denpasar của Bali có 3 trung tâm hỏa táng không có vẻ đông hơn thường lệ.
Các bệnh viện tư hiện chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc. Nhưng một bác sĩ tư cho biết, ông chỉ mới gửi 2-3 trường hợp nghi ngờ tới các bệnh viện công trong nửa tháng qua nhưng không có phản hồi, có thể để đảm bảo thông tin cá nhân của người bệnh.
Trên thực tế, các bệnh viện công từ chối công bố các thông tin có thể sai khác với dữ liệu của Bộ Y tế Indonesia. Theo Bộ này, quần đảo Nusa Tenggara (gần Bali) với 9,8 triệu dân cũng chỉ có 38 người nhiễm nCoV và 2 người chết vì Covid-19.
Ngày 13/4, Tổng thống Joko Widodo tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và kêu gọi các quan chức minh bạch hơn trong việc cung cấp thông tin. Thủ đô Jakarta và các tỉnh lân cận West Java, Banten áp dụng một loạt các giới hạn hoạt động xã hội mới.
Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto cũng được yêu cầu nâng số xét nghiệm nCoV lên 10.000 ca mỗi ngày.
Ngành du lịch, nguồn thu chính của Bali, bị trì trệ khi khách du lịch không được nhập cảnh, mọi lễ hội bị hủy bỏ. Ảnh: EPA
Tình hình của Bali gây khó hiểu bởi vào tháng 1, số lượng khách Trung Quốc tới đây tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó cũng là thời điểm tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) bị phong tỏa. Tuy nhiên, khách Trung Quốc vẫn tiếp tục tới Bali cho tới ngày 5/2 khi chính quyền đảo cấm nhập cảnh tất cả những người từng ở Trung Quốc trong 14 ngày trước đó.
Tất cả khách nước ngoài ngừng tới Bali vào ngày 31/3. Hiện tại, người dân trên đảo được yêu cầu ở nhà, làm việc từ xa và tuân theo các quy định giãn cách xã hội. Chỉ các cửa hàng thực phẩm và đồ thiết yếu được mở. Phần lớn các nhà hàng, quán bar đóng cửa, chỉ cung cấp dịch vụ đem đồ tới nhà. Các lễ hội, sự kiện đều bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, vẫn có tới 20.000 người Bali làm việc trong ngành công nghiệp du thuyền quốc tế bị coi là nơi tiềm ẩn virus. Họ trở về đảo mà không bị cách ly.
Năm 2019, một nửa trong số 5 triệu du khách tới Bali là người Australia và Trung Quốc. Các nhà kinh tế và chuyên gia du lịch cho rằng phải mất một năm để ngành công nghiệp này phục hồi.
Theo các nguồn tin ngoại giao, vẫn còn 5.000 người Australia ở Bali. Nhiều người đang kinh doanh ở đây hoặc tận hưởng những ngày tháng hưu trí. Ngoài ra cũng còn rất nhiều người nước ngoài đủ mọi quốc tịch khác nhau sinh sống ở đây.
Ngày 1/4, Hiệp hội Nhà hàng và Khách sạn Indonesia đã công bố danh sách 1.149 khách sạn phải đóng cửa do dịch bệnh, trong đó có 270 khu nghỉ ở Bali. Các quan chức cho hay, bản danh sách sẽ dài thêm mỗi ngày khi tỷ lệ kín phòng ở những khách sạn đang mở chỉ còn dưới 10%.
Hiệp hội Khách sạn Bali bác bỏ các thông tin trên mạng xã hội rằng những khu nghỉ hạng nhất trên đảo được rao bán. Nhưng họ thừa nhận rất nhiều khách sạn trong 170 khu nghỉ 4-5 sao đang tạm thời đóng cửa.
Ngoài dịch Covid-19, các nhân viên y tế ở Bali còn phải đối mặt với sự bùng nổ của một dịch bệnh khác: sốt xuất huyết. Căn bệnh này cũng có một số triệu chứng giống Covid-19.
Những cơn mưa gần đây đã khiến cho tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết ở Bali tăng lên, riêng khu Ubud có tới 2.000 ca.
An Yên
Vaccine COVID-19 là cứu cánh duy nhất để trở lại trạng thái bình thường Vaccine COVID-19 có thể là thứ duy nhất có thể mang "trạng thái bình thường" trở lại, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết hôm 15.4. Antonio Guterres - Ảnh minh họa "Một loại vaccine an toàn và hiệu quả có thể là công cụ duy nhất có thể đưa thế giới trở lại cảm giác "trạng thái bình thường",...