Mỗi nô lệ giá 200 USD
Tháng 10 hằng năm đánh dấu thời điểm bắt đầu của giai đoạn bốn tháng thuận lợi nhất cho việc hải hành, và đây cũng là lúc hoạt động buôn người diễn ra tấp nập nhất tại khu vực vịnh Bengal.
Các nạn nhân bị thương tật trên con tàu chở nô lệ được tuần duyên Bangladesh giải cứu hồi tháng 6-2014 – Ảnh: Reuters
Phụ nữ và đàn ông bị nhốt trên những chuyến tàu “nô lệ”, khi đến Thái Lan sẽ bị bán sang tay cho các nhóm buôn người với giá 200 USD/người.
“Các khu trại đang hoạt động rất êm thấm” – một tên buôn người ở miền nam Thái Lan tiết lộ cho phóng viên Reuters với điều kiện được ẩn danh. Hắn ước tính trên lãnh thổ Thái Lan có khoảng tám khu trại lớn luôn chứa 2.000-3.000 người.
Hải tặc bành trướng, hải quân bó tay
Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), mỗi quốc gia có quyền đưa ra những biện pháp để ngăn chặn và trừng phạt hoạt động vận chuyển, buôn lậu người đối với các con tàu có treo cờ của nước đó trên vùng biển quốc tế.
Ông Robert Beckman, giám đốc Trung tâm luật quốc tế thuộc ĐH Quốc gia Singapore, giải thích hải quân hoàng gia Thái Lan sẽ có quyền tài phán đối với một con tàu treo cờ Thái Lan trên lãnh hải quốc tế, nhưng theo UNCLOS, họ có quyền nhưng không bị bắt buộc phải hành động khi phát hiện hoạt động khả nghi liên quan đến buôn người.
“Do sự không rõ ràng của luật liên quan đến vấn đề này nên hải quân và cảnh sát biển các nước thường do dự khi phải bắt giữ ai đó bên ngoài vùng lãnh hải của mình, nhất là khi con tàu đó treo cờ của một quốc gia khác” – ông Beckman bổ sung.
Hải quân Bangladesh lẫn hải quân Thái Lan đều biết rõ những con tàu chở người bất hợp pháp đang lén lút ngay bên ngoài vùng lãnh hải của mình, nhưng họ gặp nhiều khó khăn để nhận diện và ngăn chặn chúng.
Video đang HOT
“Ban đêm chúng đi vào vùng nước của chúng tôi, bắt người rồi lập tức vượt ra hải phận quốc tế. Rất khó để nhận ra những con tàu đó vào ban đêm” – thiếu tá Ashiqe Mahmud thuộc hải quân Bangladesh phân trần.
Bên phía Thái Lan cũng đưa ra lý lẽ của mình. Chuẩn đô đốc hải quân Thái Lan Deeubol giải thích lý do họ không can thiệp được vào hoạt động của các tổ chức tội phạm: “Sự thật là chúng dùng tàu đánh cá để ngụy trang, phần khoang dưới được thiết kế để chứa nhiều người, nhưng con tàu trông chỉ như tàu cá thương mại bình thường”.
Báo cáo của Cao ủy người tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) hồi tháng 8 vừa qua cho thấy trong nửa đầu năm nay, giới chức Bangladesh bắt giữ hơn 700 người (cả nạn nhân lẫn tội phạm) khi các con tàu nhỏ chở họ đang cố vượt ra biển. Riêng cảnh sát Thái Lan giải cứu hơn 200 người trong sáu tháng gần đây.
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền nhận xét tình trạng các nhóm tội phạm hoạt động tinh vi và tàn nhẫn hơn không phải vì chiến dịch trấn áp của các nước, mà do việc buôn bán người trở nên quá sinh lợi.
Ngày càng có nhiều nhóm tham gia hoạt động này nên chúng chuyển sang những thủ đoạn “hiệu quả” hơn để cạnh tranh nhau.
“Luôn có từ 5-8 con tàu đậu ngoài khơi vịnh Bengal để chờ “hàng”. Bọn môi giới không từ thủ đoạn nào để lấp đầy các con tàu đó” – ông Chris Lewa, nhà hoạt động thuộc nhóm Arakan Project chuyên bảo vệ tộc người thiểu số Rohingya, chỉ rõ.
Còn ông Matthew Smith, giám đốc điều hành Tổ chức Fortify Rights giám sát nhân quyền tại Đông Nam Á, khẳng định bọn tội phạm ngày nay sử dụng ngày càng nhiều tàu lớn do “ăn nên làm ra”. Chúng hoạt động rầm rộ nhưng lại ít khi bị sa lưới.
UNHCR cũng xác nhận hoạt động bất thường của nhiều “tàu cá lớn hoặc tàu chở hàng” có thể chở đến 700 người xuôi ngược trên tuyến hàng hải vịnh Bengal – Thái Lan.
Thái Lan trong cuộc chiến chống buôn người
Thái Lan đang ở một vị trí khá nhạy cảm trong chuỗi hoạt động buôn bán người tại khu vực Nam Á. Đây không chỉ là nơi trung chuyển, trao đổi “hàng” mà còn là nơi các nhóm tội phạm giam giữ tù nhân của chúng. Loạt bài điều tra của Reuters năm 2013 từng hé lộ sự liên quan của vài quan chức Thái Lan trong việc chuyển lậu người thiểu số Rohingya của Myanmar rồi trục xuất họ trở lại vào tay bọn buôn người.
Bên cạnh đó, một số bằng chứng cho thấy nhiều con tàu chở người xuất phát từ Thái Lan. Những nạn nhân bị bắt cóc kể lại họ nhìn thấy cờ Thái hoặc những thủy thủ nói tiếng Thái trên các con tàu đó.
Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hạ Thái Lan xuống bậc thấp nhất trong đánh giá thường niên về các trung tâm mua bán, chuyển lậu người trên thế giới, xếp ngang hàng với Cộng hòa Trung Phi. Thời điểm đó, Thái Lan đã trải qua cuộc đảo chính, phía quân đội Thái đã thề sẽ “ngăn chặn và đè bẹp nạn buôn người”.
Nhưng đến nay tình hình vẫn chưa thay đổi. Các “nhà tù” trong rừng tại các vùng đồi hẻo lánh gần biên giới Thái Lan – Malaysia vẫn đang giam cầm hàng ngàn người.
Cảnh sát Thái Lan mô tả các đường dây buôn người là một mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia với sự tham gia của nhiều người từ Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Pakistan… Hải quân hoàng gia Thái Lan cho biết đã tăng cường tuần tra vùng lãnh hải của mình nhưng không làm gì được những con tàu lớn hơn đang neo ngoài vùng biển quốc tế.
Theo Tuổi Trẻ
10 tội ác man rợ nhưng phổ biến trên hành tinh (kỳ 1)
Khoảng 10 tới 30 triệu người đang phải lao động như nô lệ trên khắp địa cầu, trong khi hàng trăm người mất mạng mỗi năm vì người ta tưởng họ là phù thủy.
Hành hình "phù thủy""
Người dân ở Papua New Guinea lột quần áo của một phụ nữ rồi tra tấn bà bằng thanh sắt đáng sợ. Sau đó họ thiêu sống bằng bằng khí gas trên một đống lốp o tô trước mặt hàng trăm người, BBC đưa tin. Nếu không thấy gas và lốp ô tô, có lẽ bạn sẽ nghĩ cảnh tượng ấy diễn ra trong thế kỷ 16 hoặc 17, chứ không xảy ra vào tháng 1/2013. Giống như phiên tòa xử phù thủy Salem nổi tiếng, những kẻ hung hãn kia chỉ tin rằng cô gái mới 20 tuổi là một phù thủy và họ trả thù cô theo cách ghê rợn.
Hủ tục giết phù thủy vẫn tồn tại ở một số nước châu Phi. Ảnh: blogspot.com
Papua New Guinea không phải là nơi duy nhất người dân vẫn còn sợ phù thủy. Nhiều xã hội ở châu Phi vẫn thường xuyên tổ chức những cuộc truy lùng phù thủy và việc đó không chỉ xảy ra ở những nhóm người tách biệt với thế bên ngoài. Chẳng hạn, tổng thống Yahya Jammey của Gambia từng phát động một chiến dịch săn phù thủy vào năm 2009 khiến người dân trong nhiều làng sợ hãi. Ít nhất 6 người thiệt mạng và nhiều người khác rời khỏi đất nước vì chiến dịch của Jammey.
Một ví dụ khác là Ấn Độ, nơi khoảng 150 tới 200 phụ nữ mất mạng mỗi năm vì người ta nghi họ là phù thủy. Tại Arab Saudi, luật pháp quy định phù thủy sẽ phải lĩnh án tử nếu người dân đưa họ ra tòa.
Nô lệ
Hàng triệu trẻ em trên thế giới đang phải sống cuộc đời nô lệ. Ảnh: Daily Express
Ở các nước hiện đại, chúng ta cảm thấy sợ hãi trước việc sử dụng nô lệ của tổ tiên trong quá khứ và chúng ta nghĩ rằng thời kỳ đó chỉ còn là dĩ vãng. Thật không may, thời kỳ nô lệ vẫn kéo dài tới tận ngày nay. Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính rằng 10 tới 30 triệu người đang phải sống thân phận nô lệ - con số lớn hơn mọi thời điểm bất kỳ trong quá khứ, Daily Express đưa tin. Như vậy số lượng nô lệ hiện nay đang đạt mức lớn nhất trong lịch sử. Ngay cả trong thế kỷ 18, thời kỳ hoàng kim của hoạt động buôn bán nô lệ châu Phi, người ta chỉ đưa khoảng 6 triệu nô lệ ra khỏi lục địa đen.
Vậy nô lệ hiện đại tới từ đâu? Họ tới từ mọi nơi trên địa cầu. Bọn bất lương trên khắp thế giới bắt cóc hoặc lừa nam giới, phụ nữ và trẻ em rồi buộc họ lao động như nô lệ để trừ nợ. Ngoài ra họ còn có thể phải bán dâm và chịu nhiều hình thức bóc lột khác. Chỉ riêng tại Mỹ, người ta ước tính khoảng 100.000 trẻ em phải bán dâm. Doanh thu của hoạt động buôn người trên khắp thế giới đã đạt 32 tỷ USD mỗi năm. Buôn người sẽ sớm vượt hoạt động buôn ma túy về doanh thu.
Mặc dù nạn buôn bán nô lệ xảy ra ở mọi quốc gia, phần lớn nô lệ sống ở châu Á, nơi 12,3 triệu người đang phải lao động cưỡng bức. Cộng đồng không thể phát hiện các nạn nhân bởi họ làm việc ngoài tầm nhìn của công chúng trong các nhà hàng, nông trại, khách sạn và nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó, những kẻ bắt cóc nô lệ hưởng công sức lao động của những nạn nhân Chúng kiểm soát các nạn nhân bằng những lời đe dọa về việc hành hạ hoặc giết, cưỡng bức hoặc ma túy.
Bán trẻ em
Tình trạng trẻ em phải lao động cưỡng bức đang khá phổ biến tại Ấn Độ. Ảnh: The Hindu Times
Tất nhiên, bán trẻ em là hoạt động song hành với buôn bán nô lệ, nhưng chúng ta vẫn không thể hiểu tại sao một số phụ huynh sẵn sàng bán đứa trẻ mà họ sinh ra để chúng rơi vào cuộc đời nô lệ với những nỗi thống khổ mà chẳng ai có thể tưởng tượng. Có vẻ như sức mạnh của đồng tiền đã khiến lý trí của họ biến mất.
Một thực tế đáng kinh ngạc là những trang web đề nghị đổi trẻ con lấy tiền vẫn xuất hiện nhan nhản trên mạng internet. Những người đưa ra lời đề nghị kinh khủng như thế lừa bịp để các bậc phụ huynh nghĩ rằng bán con không phải là hành vi ghê gớm. Chúng đăng ảnh những đứa trẻ cười mỉm như thể chúng đang ở trong trại hè, chứ không bao giờ công bố ảnh về những trẻ làm việc 18 tiếng mỗi ngày trong xưởng.
Nguyễn Sương
Theo_Zing News
Tàu Trung Quốc bị hải tặc tấn công trên Vịnh Aden Một tàu container Trung Quốc bị hải tặc tấn công tại Vịnh Aden hôm 17-9. Rất may Hải quân Iran đã kịp thời ứng cứu. Một binh sỹ Iran trong cuộc tập trận hải quân Eo Hormuz. Ảnh: Press TV Tuyên bố từ Hải quân Iran cho hay 5 chiếc thuyền, mỗi thuyền gồm 5 tên cướp biển có vũ trang, đã tấn...