MỚI NHẤT: Hai khối lớp sau ở TPHCM có thể đi học lại từ ngày 10/12
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu ngành giáo dục, y tế rà soát các yếu tố: Cơ sở vật chất, tỷ lệ tiêm vaccine, phương án an toàn trước khi mở cửa trường học.
Sáng ngày 19/11, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch năm học 2021-2022. Trong buổi làm việc, ông Phan Văn Mãi đề nghị Sở khẩn trương đánh giá lại kết quả thí điểm của xã Thạnh An (Cần Giờ) để hoàn thành kế hoạch và hướng dẫn chi tiết về việc mở cửa trường trong thời gian sắp tới.
Theo thông tin từ Zing.vn, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu trường học từ mầm non đến THPT có kế hoạch dạy và học an toàn cho trường mình. Việc này phải hoàn thành trong tuần sau. Sau khi đã thống nhất, ngành giáo dục, y tế cùng ban chỉ đạo phòng chống dịch của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, phối hợp chặt chẽ để triển khai.
Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu ngành giáo dục, y tế rà soát các yếu tố: Cơ sở vật chất, tỷ lệ tiêm vaccine, phương án an toàn trước khi mở cửa trường học. Các cơ sở giáo dục được trưng dụng để phòng chống dịch phải được bàn giao đầy đủ để vệ sinh, sửa chữa. Giáo viên, học sinh 12-17 tuổi phải được tiêm vaccine đủ hai mũi ít nhất 14 ngày.
Ngoài ra, mỗi trường phải có quy trình xử lý với các tình huống bất thường xảy ra nếu học sinh trở lại. Phương án có sự phối hợp chặt chẽ với địa phương để xử lý bình tĩnh, hiệu quả trong mọi tình huống.
Ảnh minh họa,
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, có thể tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp ở những địa bàn vùng xanh ổn định, thầy cô và học trò ít có sự xáo trộn. Học sinh lớp 9 và 12 đã được tiêm vaccine và đủ lớn để chủ động trong các tình huống. Nếu giữa tháng 12, các điều kiện như vaccine cho học sinh, giáo viên đầy đủ, cơ sở vật chất, kế hoạch an toàn trường học, đảm bảo mới mở thí điểm cho học sinh 9, 12 đến trường ở những vùng an toàn.
Video đang HOT
Theo thông tin từ báo VnExpress, theo lộ trình tổ chức học trực tiếp được Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo sáng nay, việc tập huấn cho cán bộ, giáo viên công tác phòng chống dịch sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, họp phụ huynh học sinh khối 9 và 12 trước ngày 5/12. Học sinh trở lại học trực tiếp từ ngày 10/12, ban đầu là khối 9 và 12, tiếp đó mở dần các khối khác.
So với kế hoạch trước đó, thời gian tổ chức các công việc được đẩy lên sớm hơn khoảng một tuần, riêng mốc thời gian dự kiến học trực tiếp vẫn giữ nguyên 10/12.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, trong tuần sau sẽ hoàn thành kế hoạch để theo lộ trình cho học sinh trở lại sớm nhất.
Học sinh quay lại trường: Nơi chờ vắc xin, nơi vừa chống dịch vừa học
Hiện nay, địa phương đông dân cư như Hà Nội chờ có vắc xin tiêm cho học sinh mới tính đến việc cho các em trở lại trường.
Chính phủ có yêu cầu tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch bệnh và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 nhưng nhiều địa phương có nguy cơ với dịch bệnh đều nhận định tiêm vắc xin cho học sinh mới yên tâm mở cửa trường học, có nơi thì vừa chống dịch vừa mở cửa trường.
Học sinh Hà Nội vẫn học trực tuyến mỗi ngày - Ảnh: Đại Minh
Nói về vấn đề học sinh quay lại trường trong bối cảnh Hà Nội đã mở cửa nhiều loại hình dịch vụ, theo ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mê Linh (Hà Nội), ở những huyện vùng xanh nên tính toán cho học sinh đầu cấp, cuối cấp đi học trực tiếp.
Khi phụ huynh đã đi làm, không có người giám sát con học trực tuyến sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích. Ngoài ra, học sinh có thể lén truy cập các trang mạng có thông tin xấu, độc, hoặc chơi game trực tuyến. "Nếu đủ điều kiện thì cho học sinh quay lại trường là tốt nhất", ông Nguyễn Văn Hậu đề xuất.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Hà Nội nên dần mở cửa trường học ở vùng xanh, đặc biệt cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 9 đến trường trước. Sau này, học sinh 12-17 tuổi được tiêm phòng, an toàn hơn sẽ tiếp tục đến trường.
Bà Trần Thị Thanh Huế, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cho hay các trường học trên địa bàn đã sẵn sàng đón học sinh trở lại, hiện chỉ chờ quyết định của thành phố.
Trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, hiện nay, các trường đều có kinh nghiệm trong việc lên kịch bản, xử lý tình huống phát sinh khi học sinh học trực tiếp. Các trường được yêu cầu rà soát, ôn tập kiến thức dạy trực tuyến để giáo viên có kế hoạch dạy bù.
Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hà Nội, cho biết việc học sinh đến trường không chỉ là mong muốn của cá nhân ông mà còn của đông đảo người dân thành phố. "Hà Nội có tổng số 2,1 triệu học sinh, cộng với 900.000 trẻ em chưa đến tuổi đi học. Mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm phòng sẽ không đảm bảo an toàn. Khi triển khai thực hiện mở cửa trường học, phụ huynh cũng rất lo lắng về điều này", ông Cương nói.
Tại TPHCM, sau khi Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Sở GD-ĐT TP đã yêu cầu các địa phương rà soát, chuẩn bị sẵn sàng danh sách học sinh trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn, trước mắt là học sinh lớp 11 và lớp 12, đảm bảo đủ điều kiện triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngay khi có thể.
Về việc cho học sinh quay lại trường, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết việc xây dựng phương án những vùng chuyển trạng thái sang vùng được đánh giá phù hợp để có thể dạy học trực tiếp ngay trong học kỳ I sẽ được thành phố tính toán kỹ lưỡng.
Nơi chưa có vắc xin cho học sinh vẫn mở cửa trường
Hiện nay, nhiều địa phương ở miền Bắc như Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh cũng đã cho học sinh quay lại trường trong khi chờ tiêm vắc xin.
Năm học 2021-2022, tỉnh Quảng Ninh đón trên 320.000 học sinh. Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉnh đã dành trên 289 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp các phòng học; hỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí công lập cho trẻ mầm non và học sinh tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh. Học sinh trên địa bàn tỉnh này đã quay lại trường từ hồi tháng 9.
Tỉnh Hải Dương cũng cho phép học sinh các khối lớp 1, lớp 5, lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 toàn tỉnh đến trường học từ ngày 15/9; yêu cầu chỉ thực hiện tổ chức dạy học 1 buổi/ngày (không tổ chức ăn bán trú), chưa tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống do các công ty phối hợp tổ chức trong nhà trường.
Điều kiện cho học sinh đi học trở lại là các cơ sở giáo dục được đánh giá là an toàn theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục.
Tỉnh Hưng Yên trong đợt dịch lần thứ 4 không có các ổ dịch phức tạp hay các ca bệnh trong cộng đồng, nhưng chỉ lớp 1 trên địa bàn tỉnh học trực tuyến kết hợp trực tiếp, học sinh các cấp còn lại đều học trực tuyến.
Tại Phú Thọ, ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay hiện có 46 học sinh dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 2 học sinh THPT, 39 em THCS, 5 em tiểu học.
Tính đến chiều 18/10, học sinh các trường thuộc thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và 15 trường thuộc huyện Thanh Thủy tạm dừng đến trường. Học sinh tại các huyện khác tiếp tục học trực tiếp. Sở GD-ĐT Phú Thọ sẽ đưa ra phương án tiếp theo sau khi truy vết những học sinh nghi mắc COVID-19.
Dạy học trực tiếp từ tháng 12: Còn nhiều nỗi lo TP HCM dự kiến đón học sinh quay trở lại trường từ tháng 12 theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM nhưng còn đó những khó khăn mà ngành giáo dục phải đối mặt Hiện nay, TP HCM còn một số lượng lớn học sinh (HS) đang kẹt tại các tỉnh, thành chưa thể trở về thành phố,...