Mối nguy khôn lường từ ’sóng thần trên bầu trời’ ở sông băng Bhutan

Theo dõi VGT trên

Những hiện tượng bất thường xảy ra ở các sông và hồ băng tại Bhutan là dấu hiệu cảnh báo tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày một phức tạp và khó kiểm soát.

Cụm sông băng cổ đại ở cao nguyên phía Bắc Bhutan chấm phá nên những nét thanh tao tuyệt mỹ của bức tranh phong cảnh hữu tình. Quang cảnh vùng này luôn mang vẻ đẹp huyền bí và chìm trong màn sương mang màu sắc thần thoại.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 1

Quang cảnh huyền bí và hoang sơ của hồ sông băng ở Bhutan. Ảnh: NCHM.

Phần lớn vùng đất hoang sơ này vẫn chưa in dấu chân người. Những đỉnh núi cao nhất trong vùng chưa bị chinh phục bởi các nhà leo núi, vẫn tĩnh lặng hệt như cách hệ thống hồ đẹp như tranh vẽ nơi đây nằm im và không bị xáo trộn.

Sự bình yên nơi đây đến từ sự kính trọng của người dân địa phương, họ tin rằng mỗi ngọn núi, mỗi hồ hay sông băng đều là hiện thân của các vị thần, cần được tôn sùng và kính sợ.

Tuy nhiên, hệ sinh thái nơi đây đang dần bị phá hủy bởi nhân tố khác: tác động của khí thải nhà kính kéo theo sự nóng lên toàn cầu.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 2

Có tổng cộng 17 hồ ở Bhutan được liệt vào danh sách tiềm ẩn rủi ro vỡ bờ do áp lực của lượng nước đổ về từ các hồ băng tan chảy. Ảnh: NCHM.

Biến đổi khí hậu đang đẩy nhanh tốc độ băng tan ở cao nguyên Bhutan. Ẩn chứa trong sự im lặng của những ngọn núi sừng sững giờ đây là mối nguy chết người có thể bị xuất hiện bất kỳ lúc nào.

Mức triều ở một số sông băng giảm tới 35 mét mỗi năm, đổ lượng lớn nước vào các hồ lân cận. Nguy cơ các hồ này vỡ bờ đặt toàn bộ Bhutan vào tình trạng báo động.

“Nóng lên toàn cầu khiến các sông băng tan chảy, làm nguồn nước di chuyển nhanh hơn về hạ lưu”, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Bhutan (NCHM) Karma Drupchu cho biết. “Chúng tôi gọi hiện tượng đó là ’ sóng thần trên bầu trời’”.

“Chỉ cần một kẽ vỡ nhỏ cũng đủ để tạo ra trận đại hồng thủy đổ xuống hạ lưu. Hậu quả là vô cùng khôn lường, bởi hơn 70% khu vực dân cư của Buhtan nằm dọc theo các thung lũng sông… Không chỉ gây ra thiệt hại khủng khiếp về kinh tế mà cả thương vong về người là không thể tránh khỏi”, ông Drupchu nhận định.

“Linh hồn” ở những sông băng

NCHM đã tiến hành các phân tích và xác định được tổng cộng 2.674 hồ băng, 17 trong số đó bị liệt vào danh mục nguy hiểm tiềm tàng.

Sự tan chảy với tốc độ tăng theo cấp số nhân của hơn 700 sông băng ở Bhutan đồng nghĩa với việc số hồ nước mới được hình thành cũng đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, kéo theo những nguy cơ hữu hình đối với cư dân và cơ sở hạ tầng của đất nước Nam Á.

Bhutan là đất nước duy nhất trên thế giới có mức khí thải carbon âm, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu. Hiến pháp nước này quy định việc bảo vệ môi trường là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân.

Video đang HOT

Các ngành công nghiệp mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế song gây hại cho môi trường đã không được chính phủ nước này chấp thuận trong nhiều năm trở lại đây.

Nhưng những tác động của biến đổi khí hậu vẫn càn quét qua Bhutan này, bất chấp những nỗ lực chống lại vấn đề ô nhiễm môi trường của chính phủ và người dân nước này.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 3

Làng Richena từng bị lũ hồ băng quét qua vào năm 1994. Ảnh: Jack Board.

“Các sông băng có ý nghĩa to lớn với chúng tôi vì trên quan điểm duy tâm, chúng không chỉ là những vũng nước. Về mặt tâm linh, chúng tôi tin rằng các sông băng là hiện thân của sự sống và linh hồn, do đó cần phải bày tỏ sự kính trọng”, Thủ tướng Lotay Tshering trả lời CNA. “Về mặt môi trường, thực tế cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang tước đoạt những dòng sông băng của Bhutan”.

“Chúng tôi liên tục bị đe dọa và điều đó thực sự không công bằng”.

Ông Tshering nói thêm: “Các tảng băng đang dần một đi không trở lại. Không chỉ con người, mà còn bao nhiêu sinh mạng khác phụ thuộc vào sự biến đổi đó? Không chỉ đất nước hay nền kinh tế Bhutan mà toàn bộ hệ sinh thái sẽ bị đảo lộn. Sớm thôi, những thế hệ tiếp theo có thể sẽ chẳng còn hồ để mà vỡ. Một thảm họa thực sự”.

Lũ quét từ các hồ băng đã từng xảy ra ở Bhutan. Ký ức về cơn ác mộng đó vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người đã trải qua quãng thời gian đen tối ấy.

Những vụ vỡ hồ nhỏ vẫn xảy ra với mật độ thường xuyên, nhưng thảm họa kinh hoàng quét qua khu vực đông dân cư xảy ra vào năm 1994, khi hồ Luggye vỡ, một lượng lớn nước xé toạc dòng chảy của sông Pho Chhu, gây ra thiệt hại nặng nề đến mức khó có thể thống kê nổi.

“Lúc đó tôi đang ở nhà thì đột nhiên một người họ hàng sống cùng gia đình vào thời điểm đó hét lên một cách điên cuồng và giục tôi nhìn ra cửa sổ”, ông Doley, cựu trưởng làng Richena ở Punakha, kể lại. “Tôi lao đến cửa sổ và nhìn ra bên ngoài, cảnh tượng lúc đó vẫn còn ám ảnh tôi đến tận hôm nay”.

“Con sông phình to lên đục ngầu và lầy lội, trên mặt sông thì có vô số khúc gỗ, một vài cây vừa bị dòng nước bứng cả gốc và cuốn đi, rễ còn dính những mảng đất lớn. Điều duy nhất tôi có thể nghĩ được vào lúc đó là dòng lũ sẽ nhấn chìm nhà cửa, tài sản và tất thảy mọi người. Tôi không thể làm gì được”, người đàn ông 75 tuổi hồi tưởng lại.

26 năm trước, người dân sống dọc bờ sông không nhận được bất kỳ cảnh báo nào về cơn lũ. Trận lụt năm 1994 đã tước đoạt sinh mạng của 21 người, tàn phá đất nông nghiệp một cách nghiêm trọng, phá hủy nhà cửa và quét sạch nguồn cá có trên sông.

Hệ thống cảnh báo mới

Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra các hồ cũng như tác động của nhiệt độ đối với sự ổn định của các hồ này một cách kỹ lưỡng hơn.

Giờ đây, hệ thống cảnh báo lũ tinh vi đã được lắp đặt trên toàn bộ hệ thống sông hồ ở Bhutan để giúp mọi người trong trạng thái sẵn sàng đối phó trước khi lũ lụt xảy ra.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 4

Hai chuyên gia được cắt cử thường trực tại các hồ có nguy cơ vỡ bờ cao. Ảnh: Jack Board.

Các chuyên gia tại NCHM cũng tiến hành khảo sát thường niên và đánh giá rủi ro vỡ bờ của các hồ, từ đó đưa ra các yêu cầu giám sát một số khu vực chặt chẽ hơn, đơn cử như hồ Thorthormi ở vùng Lunana, được coi là hồ sông băng dễ bộc phát lũ nhất ở Bhutan.

Hai chuyên gia được bố trí túc trực thường xuyên gần rìa của hồ này nhằm chuẩn bị các phương án ứng phó với rủi ro có thể xảy ra. Theo ước tính, người dân trong vùng lân cận hồ chỉ có khoảng 30 phút để sơ tán nếu tình huống vỡ hồ xảy ra.

“Từ góc độ của một chuyên gia, quan sát những hồ có nhiều rủi ro vỡ bờ thực sự đáng sợ. Những biến động nhỏ nhất cũng đủ gây ra những chuyển biến khó lường”, nhà địa chất Phuntsho Tshering cho biết.

Rủi ro vỡ bờ của các hồ không thực sự cải thiện, bất chấp những nỗ lực hạ thấp mực nước sông băng của đội ngũ các chuyên gia và những lao động miệt mài làm việc ở các vùng nước đóng băng.

Gần như tất cả các hồ đều nằm ở độ cao lớn, nơi nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng trũng, thúc đẩy quá trình làm băng tan, gây áp lực lên hệ thống sông lân cận.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 5

Mùa hè ấm lên và mùa đông không tuyết đã đẩy nhanh quá trình tan băng ở Bhutan. Ảnh: Jack Board.

Tình trạng mùa hè thời tiết ấm hơn và mùa đông không có tuyết trong những năm gần đây đang góp phần đẩy nhanh sự sụt giảm khối lượng băng ở Bhutan, đồng thời những cơn mưa lớn trên dãy Himalaya đang gây ra áp lực lớn cho dung tích của các hồ.

Nếu hồ Thorthormi vỡ bờ, thiệt hại gây ra cho các vùng hạ lưu và thung lũng màu mỡ được dự báo là cực kỳ thảm khốc, đặc biệt là khi 70% dân số Bhutan sống phụ thuộc vào nền nông nghiệp tự cung tự cấp.

Những cánh rừng và các công trình tôn giáo quan trọng ở vùng hạ lưu đối mặt nguy cơ bị tàn phá nặng nề, thậm chí có thể bị xóa sổ hoàn toàn.

Tác động lên ngành thủy điện

Tình trạng băng tan làm tăng nguy cơ vỡ hồ đang khiến ngành thủy điện của Bhutan đối mặt nhiều rủi ro.

Năng lượng sạch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn của Bhutan bằng nguồn thu từ việc xuất khẩu năng lượng sang nước láng giềng Ấn Độ mà còn là một trong những cách để quốc gia Nam Á này điều tiết những tác động của lượng khí thải trong khu vực.

Chỉ một cơn lũ hồ băng cũng đủ để tàn phá những cơ sở hạ tầng quan trọng của ngành thủy điện Bhutan.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 6

Dòng chảy của các con sông được sử dụng cho ngành công nghiệp năng lượng ở Bhutan, đóng góp đáng kể vào nguồn thu của nền kinh tế nước này. Ảnh: Jack Board.

“Cho đến nay, nguồn thu lớn nhất của chúng tôi đến từ thủy điện, và ngành này có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình khí hậu không chỉ trong khu vực mà trên thế giới. Chúng tôi nhận ra điều đó và có đôi chút quan ngại về tình hình hiện tại”, Thủ tướng Tshering nói.

Hai trong số những dự án quan trọng nhất đang được xây dựng là nhà máy Punatsangchu-I 1.200 megawatt và Punatsangchu-II 1.020 megawatt nằm trên cùng hệ thống sông, xuôi dòng từ hồ Thorthormi.

Nguồn thủy năng của cả hai công trình nói trên đều dựa vào dòng chảy tự nhiên. Theo tính toán của các chuyên gia, hình thái dòng chảy của các con sông ở Bhutan vào năm 2050 sẽ thay đổi khá nhiều so với hiện tại, chủ yếu là do lưu lượng và sự phân bố của các cơn mưa, do đó cách tiếp cận của hai nhà máy đang được xây dựng này sẽ cần nhiều tinh chỉnh.

Để chuẩn bị cho tình huống đó, Ủy ban hạnh phúc quốc gia Bhutan quyết định đầu tư mạnh vào dự án đập Sankosh – được kỳ vọng sẽ đem lại những thay đổi tích cực đối với tình hình của các sông băng và hồ hiện nay.

Mối nguy khôn lường từ sóng thần trên bầu trời ở sông băng Bhutan - Hình 7

Dự án đập Sankosh được kỳ vọng sẽ phát huy tác dụng trong việc tận dụng dòng chảy từ những cơn lũ hồ băng. Ảnh: Jack Board.

Đập Sankosh sẽ được xây dựng như một hồ chứa quy mô lớn, mang tính đột phá về khía cạnh môi trường và có khả năng chống chịu tốt hơn đối với biến đổi khí hậu.

“Chúng tôi sẽ theo dõi mức độ hiệu quả đến từ dự án Sankosh trong khoảng một thập kỷ tới hoặc lâu hơn. Nếu dự án này thực sự phát huy tác dụng và làm giảm những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ bắt tay vào phát triển các dự án tiếp theo. Cần phải thực sự cẩn thận khi áp dụng cách tiếp cận này”, Thủ tướng Tshering cho biết.

“Chúng ta có thể khai thác gỗ và trở nên giàu có, nhưng bảo vệ môi trường mới là ưu tiên hàng đầu. Nếu không tận dụng nguồn nước, nó vẫn sẽ chảy đi, tiền cũng theo đó mà ít nhiều thất thoát, vậy cớ sao không khai thác dòng chảy đó?”, ông Drupchu trực thuộc NCHM chia sẻ.

Mỗi khi các nhà khoa học Bhutan làm việc tại một hồ băng, người dân sẽ đến cầu nguyện và dâng lễ vật cho những vị thần mà họ cho là trú ngụ sâu bên trong hồ. Đối với người dân Bhutan, hành động này vừa là nghĩa vụ về mặt văn hóa và tâm linh, vừa là một biện pháp đề phòng.

Nhà địa chất học Tshering chia sẻ: “Chúng tôi nói với mọi người rằng chúng tôi không làm những việc này để tiêu khiển. Tất cả những việc chúng tôi làm đều hướng đến mục đích đảm bảo an toàn cho người dân”.

Nồng độ CO2 trong khí quyển vẫn tăng kỷ lục mặc dù khí thải giảm

Lượng khí thải giảm do đại dịch Covid-19 vẫn không đủ để tác động đến nồng độ CO2 trong khí quyển trong năm nay.

Nồng độ CO2 trong khí quyển vẫn tăng kỷ lục mặc dù khí thải giảm - Hình 1

Đường phố trở nên vắng vẻ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ảnh: Engadget

Dữ liệu mới cho thấy nồng độ khí CO2 trong nhà kính đã tăng kỷ lục vào tháng 5/2020, việc phong tỏa và suy thoái kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã không đem lại một tác động rõ rệt nào đến lượng CO2 trong bầu khí quyển của Trái Đất.

Nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng lên chóng mặt trong nhiều thập kỷ do các hoạt động của con người. Ngày 4/6, theo số liệu được công bố bởi Viện Hải dương học Scripps ở San Diego, California, nồng độ CO2 trong khí quyển đã quay trở lại mức cao kỷ lục hàng tháng là 417 triệu đơn vị không khí (ppm), cao hơn mức kỷ lục 414,8 ppm năm 2019.

Mặc dù trước đó có nhiều dự đoán cho rằng những thay đổi thói quen do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ tác động đến mức độ ô nhiễm không khí nhưng việc phong tỏa hay giãn cách xã hội tạm thời vẫn chưa đủ để làm giảm lượng khí thải nhà kính vốn đã tồn tại từ trước đó.

Richard Betts, người đứng đầu nhóm Tác động Khí hậu tại Dịch vụ Thời tiết quốc gia Anh nói với New Scientist rằng điều này không khiến ông ngạc nhiên. "Nó cũng tương tự như lúc tôi làm đầy nước ở bồn tắm vằng vòi hoa sen. Nước từ vòi là khí thải và mực nước trong bồn tắm là nồng độ. Thực ra, chúng ta vẫn đang đưa CO2 vào khí quyển theo những cách khác nhau. Thậm chí, quá trình này còn nhanh hơn một chút so với trước đây. Và những gì chúng ta cần làm là tắt vòi", ông nói.

Theo NASA, nồng độ N02 tại New York và Washington DC đã giảm khoảng 30% trong tháng 3 so với mức trung bình trong 5 năm qua. Cũng trong đầu năm nay, số liệu do CarbonBrief công bố cho thấy việc phong tỏa các khu vực liên quan đến Covid-19 tại Trung Quốc đã khiến lượng khí thải carbon giảm 25%. Hình ảnh chụp được từ các thành phố vốn đông đúc đã trở nên trong lành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tạo ra sự thay đổi đáng kể nồng độ CO2, lượng khí thải sẽ cần phải giảm từ 20-30% trong suốt một năm, theo nhóm Scripps.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

1.600 tấn vàng dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai dám vớt?
00:27:21 22/11/2024
'Vật thể lạ' như đám mây rơi xuống đất, nhiều người hoang mang
12:08:59 21/11/2024
Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới
00:33:50 22/11/2024
Hiện tượng chưa từng có xảy ra tại nhà máy điện lớn nhất miền đông Trung Quốc, công nhân quần quật 10 ngày đêm để giải quyết: Tín hiệu cảnh báo toàn cầu
19:40:28 21/11/2024
Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ
19:43:10 21/11/2024
Làm giàu bằng nghề ít ai nghĩ đến: Biến hóa thành người rừng, kiếm hơn 17 triệu đồng/tháng
00:53:57 21/11/2024
Dịch vụ thuê người đến công ty mắng sếp đắt khách ở Mỹ
11:50:09 21/11/2024
Sau trào lưu xé túi mù, giới trẻ lại lao vào 'cuộc chiến' đập hộp mù
23:19:53 21/11/2024

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024

Tin mới nhất

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Cá heo đơn độc ở biển Baltic và bí ẩn về những âm thanh 'độc thoại'

11:19:52 22/11/2024
Một con cá heo mũi chai đơn độc tại biển Baltic đang khiến các nhà khoa học bất ngờ với hàng loạt âm thanh mà nó phát ra, dù không có đồng loại nào ở gần.

Cậu bé 7 tuổi được mời làm trưởng phòng ở công ty công nghệ

00:29:28 22/11/2024
NGA - Cậu bé 7 tuổi có tài năng lập trình được một công ty mời về làm quản lý. Giám đốc của công ty cũng ngưỡng mộ tài năng của cậu.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Hòn đảo rộng 1,1 triệu m2 bỗng dưng biến mất

10:19:47 20/11/2024
Đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, bỗng dưng biến mất trên hình ảnh vệ tinh. Mới đây, Hiệp hội Địa lý Nga đưa tin một hòn đảo băng gần quần đảo Franz Josef Land của Nga ở Bắc Băng Dương, đã biến mất hoàn toàn.

Chuyện thật như đùa: Chồng tôi 35 tuổi, đầu đã hai thứ tóc mà vẫn KHÔNG biết phơi quần áo

10:18:44 20/11/2024
Phơi quần áo là một công việc nhà rất cơ bản. Chưa kể người lớn, đến ngay cả con trẻ cũng dễ dàng làm được. Thế nhưng, chồng tôi - một người đàn ông trưởng thành lại không thể thực hiện điều này

Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có 'khối u' kỳ dị: Không thể tin về thứ nó đã nuốt

10:18:30 20/11/2024
Trăn Anaconda hay trăn Nam Mỹ (chi Eunectes) là một trong những loài rắn lớn nhất thế giới, có thể dài tới 9 mét, chiều dài ngang ngửa trăn gấm (Python reticulatus) và nặng tới 250 kg.

Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam

10:17:09 20/11/2024
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật kỳ dị nhất hành tinh .

Cực từ Bắc di chuyển bí ẩn gần Nga hơn?

18:23:07 19/11/2024
Các nhà khoa học phát hiện hoạt động bất thường ở Cực Bắc trong lúc cực từ Bắc di chuyển gần Nga hơn theo cách thức chưa từng có trước đây.

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng

16:16:03 19/11/2024
Một thợ sửa ống nước may mắn đã phát hiện ra kho báu trị giá hơn 64 tỷ đồng trong một chiếc rương mà những công nhân khác không để ý đến.

Xôn xao về chiếc cổng quán trà sữa nổi tiếng ở quận Bình Thạnh: Hot rần rần vì 1 chi tiết tréo ngoe

12:35:14 19/11/2024
Ngày nay, bất kể chuyện gì cũng có thể viral và nổi rần rần trên mạng xã hội chỉ sau một đêm. Đây cũng là lý do mà mới đây, bài đăng về một cánh cổng bất ngờ được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì sự kì lạ của mình.

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của Haaland khi Pep ở lại Man City

Sao thể thao

19:44:25 22/11/2024
Ông ấy là huấn luyện viên hay nhất thế giới, chúng ta đều biết điều đó , Haaland chia sẻ trên Sky Sports. Có lẽ ông ấy là người giỏi nhất từng tồn tại trên trái đất. Pep luôn muốn mọi thứ hoàn hảo.

MAMA bị biến thành giải "ao làng" ở Mỹ

Nhạc quốc tế

19:38:45 22/11/2024
Lần đầu tổ chức ở xứ cờ hoa, những tưởng MAMA sẽ khiến khán giả choáng ngợp, nhưng quy mô sân khấu thực tế lại đang gây tranh cãi.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường

Netizen

19:30:48 22/11/2024
Tưởng sẽ thu về khoản tiền lãi lớn, người phụ nữ ở Trung Quốc không ngờ mình lại phải chịu nhìn tài sản mất trắng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.

Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Nhạc việt

19:25:39 22/11/2024
Ngày 19/11, ban nhạc indie rock The Flob đã thả xích MV Nhất Bái Thiên Địa, đưa người xem vào một chiều không gian hoài cổ đầy huyền bí, mị hoặc.

Bệnh gai đen ở người béo phì có chữa được không?

Sức khỏe

19:16:45 22/11/2024
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?

Tv show

18:54:00 22/11/2024
Theo đó, Mỹ Linh nhắc đến khá nhiều người, tuy nhiên câu chuyện liên quan đến Minh Tuyết, Tóc Tiên, Minh Hằng là thu hút sự chú ý nhất.

Gã đàn ông nửa đêm tưới xăng đốt nhà người khác ở Hà Nội

Pháp luật

18:15:20 22/11/2024
Ngày 22/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (SN 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mức án 19 năm tù về tội Giết người.

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.