Mối nguy hiểm khi bắt học sinh đeo khẩu trang trong giờ ngủ trưa

Theo dõi VGT trên

Các chuyên gia cho rằng việc trang bị cho học sinh tấm chắn mặt, đeo khẩu trang và tắt điều hoà trong phòng học là không cần thiết.

Ngày 4/5, học sinh cả nước chính thức trở lại trường học sau thời gian tạm nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong những ngày đầu, một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được cho là “cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan” như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang vừa đeo nón che giọt bắn, không được bật điều hoà trong phòng học, đeo khẩu trang khi ngủ…

Theo các chuyên gia, các biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khỏe của học sinh.

Trẻ có nên đeo khẩu trang đến lớp?

Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết theo khuyến cáo mới nhất từ Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, phần lớn những quyết định cho trẻ đeo khẩu trang phụ thuộc vào nơi đứa trẻ đang sống, lứa tuổi và tính cách của đứa trẻ, những nơi trẻ đến.

Cụ thể, nếu trẻ đang sống ở nơi có những cư dân bình thường, trẻ ở trong nhà không cần phải đeo khẩu trang. Trẻ đi bộ ngoài trời duy trì được khoảng cách 2 m, không chạm tay vào bề mặt các vật dụng như đài phun nước, thiết bị trong sân chơi hay các vật dụng có nguy cơ người nhiễm bệnh chạm vào, trẻ cũng không cần phải đeo khẩu trang.

CDC Mỹ và Hiệp hội Nhi khoa Mỹ đều khuyến cáo trẻ dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì có nguy cơ bị nghẹt thở. Trong khi đó, các trường học ở Việt Nam cho trẻ đeo khẩu trang ở mọi nơi, mọi lúc, đeo ngay cả khi trẻ đang ngủ.

“Qua tìm hiểu, tôi được biết một số em học sinh cảm thấy bị khó thở khi đeo trong giờ học, chờ cô quay đi các em ‘lách luật’ bằng cách kéo khẩu trang xuống để thở, khi cô quay lại các em sẽ lấy tay kéo khẩu trang lên”, bác sĩ Phúc nói.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên đeo khẩu trang trong trường hợp trẻ cảm thấy đeo nó sẽ khó thở, đặc biệt là những tình huống trẻ mất khả năng hoặc không thể tự tháo bỏ khẩu trang (như trong lúc ngủ). “Không nên đeo khẩu trang khi trẻ thường xuyên chạm tay vào khẩu trang, vì đeo như thế lợi bất cập hại, trẻ dễ nhiễm virus hơn là không đeo”, bác sĩ Phúc cho biết.

Mối nguy hiểm khi bắt học sinh đeo khẩu trang trong giờ ngủ trưa - Hình 1

Bác sĩ Phúc cho rằng học sinh khoẻ mạnh không cần thiết phải mang khẩu trang liên tục trong lớp học. Ảnh: Chí Hùng.

Theo bác sĩ Phúc, xác suất mắc Covid-19 ở Việt Nam thời điểm hiện tại rất thấp, trẻ em càng thấp hơn rất nhiều, không có trẻ em bị bệnh nặng.

Theo số liệu thống kê dịch Covid-19 tại Việt Nam, lứa tuổi mầm non có 5,5 triệu em, chỉ có một ca mắc. Nhóm học sinh phổ thông có hơn 17 triệu có 16 ca mắc. Nhóm còn lại có hơn 74,3 triệu người với 202 ca mắc.

Việt Nam có 271 ca bệnh Covid-19 nhưng chỉ có 219 người Việt cả nhiễm bệnh trong nước và ca xâm nhập từ nước ngoài về, số còn lại 52 ca là người nước ngoài.

Video đang HOT

“Từ những con số trên, trẻ mầm non và học sinh phổ thông mắc bệnh không đáng kể, rất thấp so với nhóm còn lại. Điều này củng cố thêm niềm tin rằng trẻ em rất ít bị nhiễm bệnh, virus chủ yếu truyền bệnh ở người lớn. Căn cứ khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ và những con số đã tính toán, việc bắt buộc trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông đeo khẩu trang là không cần thiết”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Ngoài ra, bác sĩ Phúc cho biết người trên khắp thế giới đang sử dụng tấm chắn mặt để chống lại sự xập nhập của SARS-CoV-2.

Tấm chắn mặt không hoàn hảo và không thay thế cho khẩu trang, nhưng nó có tác dụng như một hàng rào vật lý có thể bảo vệ khuôn mặt của nhân viên y tế tránh khỏi những giọt bắn. Kính chắn mặt cũng được dùng cho nhân viên y tế từ rất lâu.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào năm 1986 cho thấy nhân viên y tế đeo kính chắn mặt ở New York vào phòng bệnh của trẻ sơ sinh mắc bệnh hô hấp, chỉ 5% bị nhiễm một loại virus đường hô hấp thông thường. Không đeo kính bảo hộ, có tới 28% đã bị nhiễm bệnh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kính bảo hộ dường như tạo ra một rào cản nhắc nhở các y tá, bác sĩ và nhân viên không được dụi tay lên mắt, mũi. Kính mắt cũng hoạt động như một rào cản để ngăn chặn giọt bắn hô hấp khi nhân viên y tế chăm sóc hay bế trẻ sơ sinh.

Mối nguy hiểm khi bắt học sinh đeo khẩu trang trong giờ ngủ trưa - Hình 2

Nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng trẻ vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn là không cần thiết. Ảnh: Việt Linh.

Một nghiên cứu tương tự được công bố trên Tạp chí Bệnh trẻ em Mỹ năm 1987 cho thấy chỉ có 5% nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế UCLA sử dụng khẩu trang và kính bảo hộ bị nhiễm virus đường hô hấp. Khi không sử dụng khẩu trang hoặc kính bảo hộ, 61% người đã bị nhiễm bệnh. Tấm chắn mặt chỉ ngăn cản giọt bắn trong phạm vi 2 m.

“Tôi đồng ý rằng, khẩu trang và tấm chắn mặt thực sự có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm virus, nhưng việc sử dụng khẩu trang và tấm chắn mặt ở mẫu giáo và trường phổ thông lại là câu chuyện khác.

Bản thân tôi nhiều năm trước, mỗi khi làm thủ thuật can thiệp, tôi cũng đeo tấm chắn mặt để tránh máu và dịch của bệnh nhân bắn vào. Vì thế mà tôi hiểu rằng việc đeo khẩu trang và mang kính chắn mặt sẽ rất khó khăn. Chỉ khi chúng tôi phải thực hiện công việc chuyên biệt trong điều kiện chống nhiễm khuẩn ngặt nghèo mới áp dụng”, bác sĩ Phúc chia sẻ.

Chuyên gia này cho rằng không cần thiết bắt buộc trẻ em khoẻ mạnh phải đeo khẩu trang khi đến lớp. Trẻ ốm phải ở nhà hoặc đến thăm khám bác sĩ. Trừ lý do nào đó trẻ ốm đang ở trường thì phải đeo khẩu trang.

“Chúng ta không chủ quan nhưng hãy sống chung với đại dịch Covid-19 bằng sự hiểu biết khoa học”, bác sĩ Phúc nói.

Lớp học có thể bật điều hòa ở mức 26-27 độ C

Liên quan vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học để vừa tránh Covid-19, vừa đối phó với thời tiết nắng nóng, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng cần cân nhắc vấn đề phòng chống nóng cho học sinh khi tới trường dù phòng thoáng khí.

Theo PGS Phu, môi trường lớp học không giống môi trường bệnh viện. Hiện nay, cơ bản các học sinh đều được kiểm soát, giám sát sức khỏe trước khi đến trường. Phụ huynh học sinh, học sinh phải chủ động khai báo nếu con có các biểu hiện ho, sốt, khó thở. Cha mẹ cũng chủ động cho con nghỉ học ở nhà nếu bị ốm hoặc có các biểu hiện bệnh hô hấp.

“Đối với các lớp học, nếu thời tiết mát mẻ, chúng ta nên mở cửa, để thông gió vào trong phòng học. Điều đó rất tốt cho phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay, phải ưu tiên việc phòng bệnh cho các cháu khỏi bị nóng, đảm bảo học tập tốt. Để chống nóng cho học sinh thì nên bật điều hòa”, PGS Phu nói.

Mối nguy hiểm khi bắt học sinh đeo khẩu trang trong giờ ngủ trưa - Hình 3

Trong thời tiết nắng nóng, phòng học có thể bật điều hoà ở mức 26-27 độ C. Ảnh: Việt Linh.

Theo chuyên gia này, chúng ta cần xem xét, cân nhắc giữa việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phòng chống bệnh do nắng nóng. Không vì áp dụng cứng nhắc một số khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19 khiến trẻ mắc các bệnh về nắng nóng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo đó, PGS Trần Đắc Phu cho rằng trước khi vào giờ học, phòng học phải được mở cửa sổ, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo phòng thông thoáng. Khi học sinh vào học, các nơi có thời tiết nắng nóng cần bật điều hòa ở mức 26-27 độ C.

Khi kết thúc buổi học phải tắt điều hòa, mở hết các cửa để thông gió, cho lớp học thông thoáng và tiến hành vệ sinh khử khuẩn. “Thầy cô tuyệt đối không đóng phòng học kín ngày này qua ngày khác”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Xe buýt chạy lại, làm gì để phòng Covid-19?

Môi trường điều hòa, kín trên xe buýt là môi trường thuận lợi hơn cho sự lây nhiễm Covid-19. Vì thế người dân cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đảm bảo vấn đề giãn cách.

Virus SARS-CoV-2 nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, "sợ" cả gió, môi trường thông thoáng khí. Tại Việt Nam, để phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng lưu ý hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, tăng cường mở các cửa để không gian thoáng đãng là lưu ý được Bộ Y tế cảnh báo với người dân.

Tuy nhiên, các phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt thì thường dùng điều hòa, khá đông nhất là giờ cao điểm. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng về việc liệu có an toàn khi đi xe buýt.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cấp cao Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế Việt Nam cho biết, Covid-19 lây theo hình thức tiếp xúc gần, lây theo giọt bắn. Môi trường xe là môi trường kín, vì thế khi chúng ta hắt hơi, virus rơi xuống mặt ghế, nền xe không nhanh như môi trường thoáng, cộng thêm nhiệt độ thấp khiến môi trường xe buýt là môi trường thuận lợi hơn cho sự lây nhiễm so với môi trường bên ngoài không khí thoáng đạt hơn.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có hình thức để đảm bảo sao cho người dân đi xe buýt an toàn. Xe buýt là phương tiện công cộng rất cần thiết cho người dân khi chúng ta không làm giãn cách xã hội nữa.

"Tôi được biết ngành giao thông vận tải đã đưa ra nhiều khuyến cáo phù hợp như ngồi số ghế cách nhau để đảm bảo giãn cách, hằng ngày lau chùi ghế, tay nắm bằng chất sát khuẩn, đặc biệt là đeo khẩu trang từ hành khách, đến nhân viên. Tôi đi xe tôi cũng thấy nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch", TS Phu nói.

Ngoài ra theo ông nên bố trí đủ xe trong giờ cao điểm (giờ đi làm, đi về) để tránh áp lực dồn chuyến, đảm bảo đúng sự giãn cách ngồi trong xe bus.

"Nếu chúng ta mở được cửa để xe thông thoáng khí, không điều hòa thì là việc rất tốt trong việc phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp trong đó có SARS-CoV-2", TS Phu nói.

TS Phu cũng nhấn mạnh việc đeo khẩu trang, rửa tay là vô cùng quan trọng.

Xe buýt chạy lại, làm gì để phòng Covid-19? - Hình 1

Khuyến cáo phòng bệnh khi đi xe buýt

Khuyến cáo cho hành khách đi phương tiện giao thông công cộng và phương tiện sử dụng ứng dụng kết nối:

- Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Sử dụng khẩu trang đúng cách khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở.

- Che kín miệng, mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.

- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi: ho, hắt hơi; thải bỏ khăn giấy; rời khỏi phương tiện giao thông.

- Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện ở trên phương tiện giao thông.

- Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga,...).

- Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

- Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông.

- Khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở: liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi. Đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bản thân người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải tự theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn, điều trị, đồng thời, chủ động cách ly tại nhà.

Trong khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng phải sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc, trao đổi với hành khách. Đồng thời cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc, nhổ bừa bãi; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏeNgâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"Hà Nội: Người đàn ông thủng tim vì ngã từ tầng 3, bệnh viện "báo động đỏ"
22:41:14 19/12/2024
Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?Táo đỏ sấy có 'thần thánh' như lời đồn, ai nên hạn chế?
13:16:33 19/12/2024
Phẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắtPhẫu thuật bé trai 5 tuổi bị lưỡi câu vướng vào mắt
12:45:49 19/12/2024
Thủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưngThủng nội tạng sau khi tự chữa đau lưng
14:11:50 19/12/2024
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơnĂn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn
15:46:39 19/12/2024
Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thậnChữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận
08:20:19 19/12/2024

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024

Tin mới nhất

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng

17:29:11 20/12/2024
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi

17:28:14 20/12/2024
Còn tại Việt Nam, HPV gây ra hơn 4.000 ca ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.000 ca tử vong mỗi năm. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44.
Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

Những điều bạn cần biết khi ăn gừng

16:24:58 20/12/2024
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

Bác sĩ rút ra búi chỉ trong mũi người phụ nữ từng đi làm đẹp tại spa

16:23:46 20/12/2024
Theo bác sĩ Tiến, biến chứng do căng chỉ gây nhiễm khuẩn có thể nguy hiểm. Khi sợi chỉ bị nhiễm khuẩn, việc loại bỏ chúng rất khó khăn và thường không thể lấy hết hoàn toàn.
Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

Bệnh viện ngày càng đông người mắc loại ung thư liên quan ô nhiễm

08:56:40 20/12/2024
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư.
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

22:43:56 19/12/2024
Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.
Căn bệnh hành hạ nhiều người Việt, ngày một trầm trọng vì ô nhiễm không khí

Căn bệnh hành hạ nhiều người Việt, ngày một trầm trọng vì ô nhiễm không khí

22:24:01 19/12/2024
Bác sĩ cho biết, mức độ ô nhiễm có liên quan đến sự sự trầm trọng của căn bệnh này. Nhiều trường hợp mắc bệnh bị rối loạn giấc ngủ, khó chịu, ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày.
Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản

Chi 5 triệu đồng để được làm học sinh trong một ngày ở Nhật Bản

22:20:09 19/12/2024
Công ty Undokaiya đang mở ra dịch vụ một ngày làm học sinh tại tỉnh Chiba, Nhật Bản. Dịch vụ này đang rất thu hút sự quan tâm hứng thú của du khách nước ngoài.
Liệu pháp mới điều trị ung thư

Liệu pháp mới điều trị ung thư

15:42:06 19/12/2024
Kết quả, những con chuột được điều trị bằng liệu pháp này, các khối u đã bị tiêu diệt hoàn toàn, sống lâu hơn so với những con chuột chỉ được điều trị hóa trị hoặc quang nhiệt đơn, hoặc không điều trị.
Thời điểm dễ khiến bệnh tim trở nặng

Thời điểm dễ khiến bệnh tim trở nặng

15:39:51 19/12/2024
Nguyên nhân là thời tiết lạnh khiến mạch máu co lại, làm hẹp lòng mạch. Khi mạch máu co hẹp, huyết áp tăng lên, buộc tim phải co bóp mạnh hơn để bơm máu qua các mạch máu hẹp trong cơ thể.
5 thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống

5 thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống

15:37:47 19/12/2024
Ngồi nhiều, lười vận động, ngồi cúi khom người, ngồi xổm hay ngồi bắt chéo chân, rướn người về phía trước là nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống mà đôi khi ta không ngờ tới.

Có thể bạn quan tâm

Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Mbappe tiếc nuối vì không được đá cùng Ronaldo

Sao thể thao

18:21:01 20/12/2024
Kylian Mbappe, vốn thần tượng Cristiano Ronaldo từ nhỏ, tỏ ra tiếc nuối khi nghĩ đến viễn cảnh có thể không bao giờ được sát cánh cùng huyền thoại Real Madrid.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Thế giới

18:07:06 20/12/2024
Vài giờ trước quyết định của BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất chuẩn trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, nhưng cho biết có thể sẽ có ít đợt cắt giảm chi phí đi vay hơn vào năm tới trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tă...
Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Netizen

17:39:17 20/12/2024
Theo South China Morning Post, người đàn ông họ Li và người phụ nữ họ Xu gặp nhau vào năm 2018 rồi nhanh chóng tiến tới hẹn hò.
HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?

HOT: Han So Hee và G-Dragon lộ bằng chứng hẹn hò, chàng còn đưa nàng tới 1 nơi đặc biệt?

Sao châu á

17:38:04 20/12/2024
Trưa 20/12, tờ Xportnews đưa tin 2 ngôi sao hàng đầu của làn sóng Hallyu G-Dragon (BIGBANG) và Han So Hee hiện đang dính nghi vấn hẹn hò.
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.
Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Tuyên án đường dây mua bán trái phép hóa đơn trị giá 14 ngàn tỷ đồng

Pháp luật

15:06:29 20/12/2024
Ngày 20/12, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 55 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép hóa đơn có sự tiếp tay, bảo kê của cán bộ thuế.
Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?

Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?

Sao việt

15:02:36 20/12/2024
Bạch Lan Phương liên tục thả tim vào những bình luận mà netizen cổ vũ động viên mình. Qua loạt động thái này, netizen càng thêm nghi ngờ cho rằng cả hai đã chia tay.