Mối nguy hại tiềm ẩn của điện thoại di động với sức khỏe trẻ em
Những thiết bị điện tử dần trở thành vật hữu dụng để bố mẹ dỗ con ăn, tránh nghịch ngợm. Tuy nhiên, việc trẻ sử dụng điện thoại quá sớm, thường xuyên lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm với sức khỏe trẻ.
Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh trong 5 năm đầu đời
Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt: Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ. Việc này có thể khiến mắt trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Nhiễm khuẩn: Các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện ra rằng điện thoại di động mang nhiều vi khuẩn gấp 10 lần so với hầu hết các bồn cầu trong nhà vệ sinh. Chính vì thế, việc ăn uống sau khi sử dụng di động làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Bệnh tim mạch: Những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim.
Nguy cơ mỏng vỏ não: Theo một nghiên cứu của Mỹ, các nhà khoa học thấy rằng những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này.
Phát triển khối u: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em sử dụng điện thoại di động nhiều khả năng phát triển của khối u lành tính trong não và tai.
Giảm khả năng tập trung: Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động sẽ thâm nhập sâu vào não, không chỉ xung quanh tai. Nếu trẻ sử dụng điện thoại vào giờ ra chơi thì khi vào học bé khó tập trung được hơn, giảm khả năng học tập và các việc khác.
Ung thư: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bức xạ điện thoại di động có thể gây ung thư cho con người. Trẻ em hấp thụ nhiều hơn 60% bức xạ so với người lớn.
Gây khó khăn trong học tập: Trẻ sử dụng điện thoại trước khi học sẽ dễ bị phân tán tư tưởng khi ngồi học, gây khó khăn trong học tập. Nhiều trẻ nghiện điện thoại di động, không có nhu cầu giao tiếp với cả người thân khiến trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội.
Chậm phát triển: Các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu cha mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm, thì bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Video đang HOT
Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ: Khi trẻ em chơi trò chơi hay xem phim trên smartphone, chúng thường ngồi “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài hoặc nằm nghẹo đầu nghẹo cổ. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương hoặc bị lệch.
Tăng khả năng mắc bệnh tâm thần: Theo các chuyên gia, dành quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề. Khi chơi các thiết bị công nghệ thông minh, cảm xúc của trẻ dễ bị tách ra, có rất nhiều trẻ bị mắc chứng bạo lực internet hoặc hành động không bình thường.
Gây mất ngủ: Nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Anh cho biết, trẻ em dành nhiều thời gian sử dụng smartphone thường bị mất ngủ, từ đó dẫn đến những vấn đề về sức khỏe, học tập suy giảm, hành xử sai trái, giảm khả năng nhận thức. Nguyên nhân bởi vì smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của con người.
Béo phì: Một nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Lý do là trẻ “nghiện” thiết bị di động thì ít tập thể dục hơn và có chế độ ăn kém lành mạnh hơn.
Để hạn chế con trẻ dùng smartphone
Cha mẹ không để trẻ tiếp xúc và sử dụng smartphone quá sớm. Khi ngủ, hãy tắt wifi và chuyển điện thoại qua chế độ máy bay. Không để điện thoại dưới gối hay gần đầu trong lúc ngủ, đặc biệt là nếu bố mẹ ngủ chung với trẻ. Không dùng điện thoại di động để chụp ảnh trẻ sơ sinh với đèn flash. Hạn chế dùng điện thoại thông minh với trẻ trong 5 năm đầu đời. Không sạc điện thoại ở đầu giường nơi trẻ nằm. Hạn chế tối đa dùng điện thoại, gọi điện khi ở gần trẻ và trong phòng trẻ.
Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo không nên cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.
Theo anninhthudo
Đừng bao giờ để điện thoại ở những chỗ này
Nhiều người xem điện thoại như một vật bất ly thân, mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đi tắm và cả lúc ngủ.
Cất điện thoại trong túi có vẻ hợp lý, nhưng có thể gây hại nhiều hơn là lợi - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, có những vị trí cấm kỵ để điện thoại mà bạn nên tránh sau đây, theo Healthy.
1. Cất trong túi quần
Cất điện thoại trong túi có vẻ hợp lý, nhưng có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Theo tiến sĩ Lilly Friedman, từ Viện Sức khỏe Toàn diện ở San Francisco (Mỹ), đây thực sự là nơi không nên cất điện thoại di động nhất, theo Healthy.
Nếu cất điện thoại trong túi, khi kết nối mạng, bức xạ cao gấp 2 đến 7 lần so với khi cất trong ví hoặc bao da, tiến sĩ Lilly Friedman khuyến cáo.
Có một mối liên quan giữa bức xạ từ điện thoại và sự phát triển khối u. Thêm vào đó, bức xạ có thể thay đổi cấu trúc của ADN và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, theo tiến sĩ Lilly Friedman.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phát hiện ra rằng bức xạ điện thoại di động cũng gây ung thư cho con người.
Ngồi trên điện thoại cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau thần kinh tọa hoặc các vấn đề về lưng khác.
2. Để trên giường hoặc cất dưới gối khi ngủ
Không nên ngủ với điện thoại di động vì một vài lý do. Đầu tiên, để điện thoại dưới gối có thể tích tụ nhiệt và gây nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn, đặc biệt nếu điện thoại đang sạc hoặc bị lỗi.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể phá vỡ quá trình sản xuất melatonin và nhịp sinh học, phá hỏng giấc ngủ.
Tất nhiên, còn bị ảnh hưởng của bức xạ nữa. Số lượng tần số vô tuyến của bức xạ do điện thoại phát ra là ngang với lò vi sóng.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng quan tâm về sự an toàn của việc sử dụng điện thoại di động liên quan đến ung thư và khối u não, theo Healthy.
3. Mang vào phòng tắm
Mặc dù nhiều người thích lướt điện thoại khi vào phòng tắm, nhưng thực sự không nên. Ngay cả khi để trên quầy hoặc cách xa nhà vệ sinh, bất cứ thứ gì trong bán kính 1 mét sau khi xả nước, đều có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong không khí, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vi sinh Môi trường và Ứng dụng.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, việc phát hiện vi khuẩn và virus rơi xuống các bề mặt trong phòng tắm sau khi xả nước, cho thấy chúng vẫn tồn tại trong không khí đủ lâu để lắng xuống các bề mặt trong phòng tắm, theo Healthy.
4. Áp điện thoại sát vào mặt
Để điện thoại áp sát mặt khiến vi khuẩn lây truyền giữa mặt và điện thoại, làm cho da mặt và điện thoại càng bẩn hơn. Dẫn đến nhiều mụn trứng cá, kích ứng da và thậm chí là nếp nhăn, theo Allure. Hãy mở loa hoặc tai nghe để điện thoại cách xa mặt.
5. Cất trong ngăn chứa đồ của xe hơi
Nhiệt độ khắc nghiệt rất có hại cho điện thoại. Vì vậy, cất điện thoại ở đây trong những tháng cực kỳ nóng hoặc lạnh trong năm có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Theo Time, nhiệt độ quá cao có thể làm mất dữ liệu hoặc hỏng hóc, rò rỉ pin. Thời tiết lạnh khiến nhiều điện thoại thông minh bị tắt, gặp sự cố hiển thị, rút ngắn thời lượng pin và có khi vỡ màn hình.
6. Cất trong khăn tắm khi đi biển
Mặt trời và nhiệt độ khắc nghiệt ở bãi biển là kẻ thù của điện thoại. Điều kiện nóng và nắng có thể khiến điện thoại quá nóng và hỏng.
7. Vẫn cắm sạc khi đã đầy pin
Để điện thoại cắm sạc khi pin đã đầy làm nóng lên và hỏng pin điện thoại, theo Healthy.
Theo Thanh niên
Nhà khoa học Trung Quốc phát hiện virus corona có thể trú ngụ trên điện thoại và máy tính Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện điện thoại di động, bàn phím máy tính, van nước và tay nắm cửa là những nơi có thể chứa mầm bệnh virus corona. Đài CGTN của Trung Quốc đưa tin, các nhà khoa học ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hôm 2/2 đã phát hiện axit nucleic của virus corona...