Mối nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn từ thịt gà trong siêu thị
Thịt gà được bày bán trong siêu thị đang tiềm ẩn mối nguy cơ ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Thông tin trên vừa được hãng tin Telegraph dẫn lời các quan chức y tế Anh cho hay.
Các cuộc kiểm tra trong 9 tháng qua tại Anh cho thấy 73% thịt gà trong siêu thị chứa vi khuẩn Campylobacter (vi khuẩn gây tiêu chảy), khiến 280.000 người mắc bệnh mỗi năm và thậm chí gây nguy cơ tử vong.
Trung bình 1/5 sản phẩm thịt gà trong siêu thị chứa số lượng lớn vi khuẩn gây nguy hiểm. Trong đó có 7% vi khuẩn được tìm thấy trên bao bì.
Hơn 70% thịt gà trong siêu thị chứa vi khuẩn gây ngộ độc.
Trong một báo cáo mới nhất của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, các nhà chức trách đã đưa ra kết luận rằng tất cả thịt gà, bất kể chúng được bày bán ở siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào đi chăng nữa, đều có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Những quan chức này cũng đưa ra cảnh báo, khuyên các bà nội trợ nên cẩn trọng trong khâu xử lý và chế biến các món gà tại nhà.
Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA), đơn vị có trách nhiệm và tiếng nói trong việc bảo vệ người dân khỏi ngộ độc thức ăn, cũng đưa ra chỉ trích nặng nề nhắm vào các siêu thị vì đã không thực hiện nghiêm túc quy trình tiệt trùng và làm sạch thịt gà.Trong một báo cáo mới nhất của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh, các nhà chức trách đã đưa ra kết luận rằng tất cả thịt gà, bất kể chúng được bày bán ở siêu thị hay cửa hàng bán lẻ nào đi chăng nữa, đều có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Bảng thống kê chỉ số nhiễm vi khuẩn trong thịt gà tại các siêu thị.
Video đang HOT
“Chúng tôi biết rằng có nhiều cách tích cực để làm giảm vi khuẩn Campylobacter, quan trọng là họ có quan tâm đến việc này hay không.
Trường hợp của siêu thị Marks & Spencer là một ví dụ tốt điển hình, thậm chí họ còn trao thưởng cho các chủ nuôi gà nào có thể loại bỏ vi khuẩn Campylobacter ra khỏi đàn gà. Không lý do gì một nhà bán lẻ có thể làm được điều này mà các nhà bán lẻ khác lại không làm được”, Giám đốc FSA Steve Warne nói.
Các dữ liệu mới nhất được Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm châu Âu gần đây cảnh báo rằng vi khuẩn Campylobacter có khả năng đề kháng với kháng sinh.
Đây là một vấn đề đáng quan tâm bởi vì một khi mức độ đề kháng với kháng sinh của vi khuẩn Campylobacter cao hơn thì điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có ít đi các phương pháp điều trị đối với những trường hợp nhiễm bệnh nặng, theo đại diện Cơ quan An toàn Vệ sinh Thực phẩm châu Âu.
Được biết, vi khuẩn Campylobacter thường hiện diện trong ruột của các loài gia súc và gia cầm. Có thể nói ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter là bệnh tiêu chảy thường hay xảy ra nhất.
Triệu chứng của bệnh phát hiện ra sau khi ăn từ 2-5 ngày, và thường là đau bụng, nôn và tiêu chảy có thể có máu. Bệnh sẽ dứt sau một tuần lễ.
Cách để tự bảo vệ khỏi “thịt gà bẩn”
Thịt gà an toàn khi người nội trợ tuân theo các bước nấu ăn sau, theo hướng dẫn sau đây của Tổ chức Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA):
- Đối với thịt gà sống đông lạnh: Nên bọc kỹ xung quanh thịt gà cẩn thận và đặt chúng ở dưới đáy của tủ đông, tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm khác, trong đó có thức uống.
- Không rửa thịt gà sống: Việc nấu nướng sẽ giết chết bất kỳ vi khuẩn nào hiên nay, bao gồm cả vi khuẩn Campylobacter, trong khi đó việc rửa thịt gà sống không cẩn thận có thể làm lây lan mầm bệnh.
- Tẩy rửa kỹ các đồ dùng: Nên rửa thật sạch các đồ dùng nấu ăn, đặc biệt là chiếc thớt dùng để chặt thịt gà. Đồng thời rửa tay kỹ bằng xà bông và nước ấm sau khi xử lý thịt gà sống. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Campylobacter.
- Nấu chín thịt gà triệt để: Khi nấu thịt gà, hãy chắc rằng thịt đã được chín một cách triệt để trước khi bày biện món ăn ra bàn. Bạn có thể cắt thử vào phần thịt dày nhất của gà để kiểm tra xem liệu thịt đã chín hoàn toàn hay chưa.
Theo Hùng Phú/Báo VTC News
Mẹo đơn giản loại bỏ nấm mốc trong nhà để đón Tết
Những ngày cuối năm với mưa phùn thường xuyên và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc. Vậy làm sao để giữ gìn vệ sinh nhà cửa và loại bỏ nấm mốc để bảo vệ sức khỏe chúng ta?
Nấm mốc ưa những nơi có độ ẩm cao, những nơi ít ánh sáng, bởi thế bạn hãy thường xuyên quan sát những khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, những vị trí hay bị rò rỉ nước, nhà bếp, ở ngay cả những thực phẩm đang sử dụng dở... Nếu nhìn thấy nấm mọc lên hoặc nhận ra mùi đặc trưng của chúng thì hãy loại bỏ chúng ngay lập tức, bởi nấm mốc có thể gây ngộ độc, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa...
1. Sử dụng nước chanh
Để tẩy vết mốc nhỏ trên quần áo, bạn làm ướt các vết mốc với nước cốt chanh, để khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, sau đó, giặt quần áo lại với xà phòng và nước sạch. Đối với các vết mốc trên tường, trên bàn ghế cũng thực hiện tương tự như vậy.
2. Sử dụng bột soda
Hòa tan bột baking soda vào nước ấm với tỷ lệ 1 thìa cà phê soda cho 2-3 chiếc quần áo hoặc chai lọ bị mốc (tùy vào tình trạng mốc ít hay nhiều). Sau đó, bạn ngâm quần áo, chai lọ trong dung dịch này trong khoảng 5-10 phút rồi làm sạch lại như bình thường. Điều đặc biệt ở chỗ phương pháp này còn giúp ngăn chặn nấm mốc quay trở lại nhờ có các hoạt tính mạnh của bột soda.
3. Sử dụng giấm gạo hoặc rượu
Bạn dùng miếng vải ẩm nhúng vào giấm hoặc rượu sau đó lau trực tiếp lên các vết mốc trên tường, tủ hay quần áo. Tuy nhiên, với tình trạng nấm mốc ở diện tích rộng thì bạn cần hỏi chuyên gia các biện pháp xử lý triệt để để không ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình, nhất là với trẻ em.
4. Các biện pháp phòng tránh
- Sử dụng sức mạnh từ ánh nắng mặt trời: Đây là phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng nấm mốc cho tất cả các đồ dùng. Tuy nhiên, đối với các đồ bằng gỗ, bạn cần chú ý không nên phơi quá lâu dưới trời nắng vì dễ bị cong vênh gỗ, nứt, dễ bị phai màu do thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Thường xuyên lau chùi đồ đạc: Việc lau chùi đồ đạc thường xuyên bằng các dung dịch lau rửa giúp tiêu diệt vi khuẩn cư trú bên trong gỗ, các vết nứt, các khe trên bề mặt, ngăn ngừa chúng phát triển thành nấm mốc.
- Hút ẩm đồ gỗ: Nếu đồ nội thất không được sử dụng trong một thời gian dài, hoặc được lưu trữ trong kho một thời gian dài mà không làm sạch, chúng thường bị nấm mốc và có mùi khó chịu. Bạn nên di chuyển những đồ đạc này sang môi trường khác và dùng máy hút ẩm, máy sấy để khử hết mùi ẩm mốc.
- Sơn lại các đồ nội thất: Bạn phải cạo bỏ lớp sơn cũ, chà nhám nó, sau đó để cho nó ở trong môi trường tự nhiên trong một vài ngày rồi mới bắt đầu để sơn lại chúng.
Minh Huệ (Theo giadinhvn.vn)
Những thực phẩm ngày Tết rất có hại đối với mẹ bầu Trong ngày Tết, có nhiều loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu, nhưng cũng có những món ăn, đồ uống mà mẹ bầu phải hết sức chú ý để đảm bảo sức khỏe. Các loại trái cây không tốt cho mẹ bầu Những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn nhiều, đặc biệt trong dịp tết là quả đào, nhãn, dứa, đu...