Mỗi người Việt uống tương đương 6,6 lít cồn 1 năm
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm, bình quân mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ 6,6 lít cồn nguyên chất.
Các sản phẩm có cồn được tiêu thụ chủ yếu là bia, rượu, nước giải khát… Trong đó, bia là sản phẩm phổ biến và được sử dụng nhiều trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam, chính sách quản lý nhà nước thay đổi liên tục trong những năm qua khiến các doanh nghiệp, nhà máy trong lĩnh vực này gặp bộn bề khó khăn.
Cụ thể, ông Việt cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay, mức tăng trưởng ngành sản xuất bia đạt 5,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, lượng rượu sản xuất công nghiệp cả nước đạt khoảng 70 triệu lít nhưng tổng sản lượng thực tế ước đạt đến 342 triệu lít mỗi năm. Hơn 80% sản lượng rượu trong nước là do người dân tự nấu và được sử dụng chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi.
Ngành rượu có tỷ lệ tăng trưởng yếu, thậm chí tăng trưởng âm 0,9% trong giai đoạn 2011-2015, nhiều doanh nghiệp lớn giảm sút cả sản lượng và lợi nhuận.
Video đang HOT
Người Việt uống 6,6 lít cồn mỗi năm, theo thống kê của WHO.
Ông Việt cho rằng, chính sách quản lý nhà nước thay đổi liên tục khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường…, như việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao, từ 55% năm 2015, lên 60% năm 2017 và 65% năm 2018. Chưa kể, việc quá nhiều đoàn thanh, kiểm tra đến làm việc trong năm khiến doanh nghiệp “mất tập trung”.
Kinh doanh khó khăn cũng khiến tỷ lệ tồn kho ngành đồ uống đã dần tăng cao. Trong 8 tháng đầu năm nay, tỷ lệ tồn kho đã tăng 62% so với cùng kỳ năm trước.
“Có lúc doanh nghiệp tiếp đến 3-4 đoàn thanh tra trong thời gian ngắn, đoàn kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra hành chính, đoàn thanh tra môi trường… Tôi cho rằng, cần nhất quán trong quản lý, từ cấp trên xuống cấp dưới để đơn giản hóa việc thanh tra”, ông Việt nói.
Luật sư Vũ Xuân Hưng – Phó trưởng Phòng Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.HCM, cho rằng, kết quả khảo sát nhiều doanh nghiệp đã cho thấy những cải cách, tiến bộ trong cải cách hành chính của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, nhiều chính sách quản lý, quy định pháp luật về quản lý ngành rượu, bia chưa được thực hiện triệt để. Ví dụ như luật quy định không bán rượu bia cho trẻ em nhưng trên thực tế, trẻ em vẫn tiếp cận rượu, bia và đồ uống có cồn khá dễ dàng.
“Để tránh lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn, các doanh nghiệp đã xây dựng quy chế tự quản, nghiêm túc thi hành pháp luật, sử dụng có văn hóa… Tuy nhiên, chính sách quản lý cũng nên ổn định, ít nhất trong 10 năm, để doanh nghiệp phát triển ổn định”, ông Việt đề xuất.
Theo Danviet
4 bà cháu cấp cứu vì uống nhầm "nước giải khát loại mới"
Lúc uống thấy vị ngang ngang, bà Ng. ở Thái Nguyên lấy đường pha thêm cho ngon vì nghĩ rằng là nước giải khát loại mới.
Bà Ng. nhập viện cấp cứu do uống nhầm loại nước giải nhiệt cho ô tô.
Ngày 9/5, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên cho biết, vào lúc 12h40 ngày 6-5, tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã cấp cứu cho 4 trường hợp do uống nhầm nước giải nhiệt ô tô.
Theo bác sĩ CKI Nguyễn Thị Phương Nga, 4 bà cháu cấp cứu là bà Phạm Thị Ng. (SN 1954), cháu Nguyễn.T. Mai U. (SN 2006), cháu Nguyễn Hoàng D. (SN 2008) và cháu Nguyễn Mai L.(SN 2012) nghi bị ngộ độc do uống nhầm nước giải nhiệt ô tô.
Theo lời người nhà kể lại, vào buổi sáng ngày 6/5, bà Ng. trú tại La Đường, xã Khe Mo (Đồng Hỷ) đi chăn trâu về, ven đường có nhặt đươc một lon nước màu xanh giống lon nước Pepsi, có ghi chữ "Nước giải nhiệt", nên đã nhặt về cho các cháu uống.
Lúc uống thấy vị ngang ngang, bà Ng. lấy đường pha thêm uống cho ngon vì nghĩ rằng là nước giải khát loại mới.
Khi về nhà, mẹ cháu phát hiện ra vì nhìn thấy lon nước có hình ô tô, cháu bé nhất uống 3 chén, còn bà Ng. và 2 cháu còn lại mỗi người 1 chén. Ngay sau đó, mẹ cháu bé đã đưa cả 3 bà cháu vào bệnh viện cấp cứu. Hiện tại bà Ng. và các cháu đang được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.
Theo các bác sĩ, không phải ai cũng biết đến lon nước làm mát "giải nhiệt" cho xe ô tô. Bởi nhìn hình dáng và màu sắc rất giống với lon nước giải khát trên thị trường. Thực tế, loại nước khiến 4 bà cháu bị ngộ độc là nước làm mát này chứa thành phần Ethanediol có tính độc hại, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải.
Theo Danviet
Hàng nghìn chai nước giải khát không rõ nguồn gốc bị tịch thu Hơn 7.000 chai nước giải khát nhập từ nước ngoài vừa bị nhà chức trách Hà Tĩnh niêm phong, thu giữ vì không có nguồn gốc hợp pháp. Khoảng 8h ngày 7/1, trong lúc làm nhiệm vụ trên quốc lộ 8A (Hương Sơn, Hà Tĩnh), tổ công tác thuộc Phòng cảnh sát kinh tế (Công an Hà Tĩnh) đã bắt giữ xe tải...