Mọi người đều dùng, nhưng không ai “like” Facebook
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh đang trải qua một tuần khá điên rồ với 2 “sự cố” bị người dùng phanh phui và la ó.
Hôm 24/6, Facebook bị phát hiện đang “thử nghiệm” tính năng cho phép mọi người nhìn thấy danh sách điện tử những người ở lân cận họ. Có tên “Find Friends Nearby” (tìm kiếm bạn bè lân cận), ứng dụng đã bị gỡ bỏ vào 2 ngày sau sau khi bị cộng đồng Internet la ó vì tính không hữu dụng, vi phạm quyền riêng tư và dễ dẫn tới các vụ theo dõi. Chưa đủ, công y có tên Friendthem còn đe dọa hành động pháp lí, cho rằng Facebook ăn cắp ý tưởng về tính năng địa điểm của mình.
Cơn đau đầu thứ 2 xảy tới khi Facebook, không hỏi ý kiến người dùng, đã tự ý thay đổi email mặc định của mọi người dùng thành tài khoản @facebook.com. Tuy có thể dễ dàng cài đặt lại, song cư dân Facebook đã phản ứng lại dữ dội với “chủ nhà” của mình. Các chuyên gia bảo mật xem đây là hành động gây nguy hiểm, còn người bình thường cảm thấy bị xúc phạm.
Có một thực tế rằng bong bóng “anti-Facebook” không phải là điều mới. Khi công ty giới thiệu cập nhật News Feed năm 2006, nhiều người dùng đã quay lưng bỏ mạng xã hội non trẻ, ít nhất là ở thời điểm đó.
Dù vậy, lúc này chúng ta nên đặt câu hỏi: Có phải người dùng chỉ “nổi điên” với từng quyết định riêng lẻ của Facebook – email, theo dõi người dùng, News Feed – hay những cái rễ của sự khó chịu đã bén sâu hơn? Dưới đây là một số lí thuyết về những gì đang xảy ra với sự không hài lòng của mọi người về Facebook:
1. Facebook đã hóa bạch tuộc
Và vì thế, nó phải quản lí quá nhiều xúc tu. Lí thuyết này được The Next Web đưa ra, khi cho rằng Facebook đã đang mua quá nhiều công ty và những thứ mới khác.
Khi mua về ngày càng nhiều mà không nỡ vứt bỏ thứ gì, sự hãi hùng sẽ xảy ra và người dùng bắt đầu đặt câu hỏi: “Tại sao họ không làm mọi thứ để tôi nói chuyện với bạn bè dễ dàng hơn?”. Xét cho cùng, đó là lí do mọi người rời bỏ MySpace để tới với Facebook, vì mọi thứ đơn giản hơn nhiều.
2. Facebook theo thuyết kĩ trị, còn chúng ta muốn dân chủ
Theo tác giả Alexis của Atlantic, Facebook phát triển theo chiều hướng “kĩ trị”: chính phủ do các kĩ sư điều hành và chỉ đánh giá cao tính hiệu quả. Khi phàn nàn về chính phủ của thế giới thực, bạn hi vọng sẽ có phản hồi, hay được sử dụng quyền bỏ phiếu để thay đổi. Còn với Facebook, 2 triệu khiếu nại mỗi tuần phần lớn cho máy tính xử lí và ít có can thiệp từ nhân viên.
Video đang HOT
Mục tiêu của Facebook là xử lí được càng nhiều vấn đề một ngày càng tốt để giúp mọi người kết nối và ngăn họ rời bỏ trang web bằng cách “tối thiểu hóa trải nghiệm tiêu cực”. “Facebook muốn sự hiệu quả đồng nghĩa với tính dân chủ bị mất và chế độ kĩ trị lên ngôi.”
Dù vậy, ngay cả khi trang web trao cho người dùng cơ hội nâng cao tiếng nói về quyền riêng tư, họ cũng không tận dụng nó. Trong lần bỏ phiếu về thay đổi chính sách quyền riêng tư gần đây, chỉ có 0,038% người dùng tham gia.
3. Không có đối thủ
Nói một cách trung thực hiện nay không có mạng xã hội nào đủ sức cạnh tranh với Facebook. Cá rằng phần lớn bạn bè của bạn đều dùng Facebook, và khi bạn chuyển sang mạng xã hội khác như Google , mọi thứ sẽ giống như bạn đang nói chuyện với đầu gối vậy. Dường như không thể có cuộc đua thực sự về quân số với Facebook.
4. Facebook quan tâm tới các nhà đầu tư hơn người dùng
Facebook trở thành công ty đại chúng, dẫn tới chỉ trích cho rằng động cơ của trang web đã thay đổi. Nó tập trung vào tiền thay vì người dùng?
Dù lời tiên đoán này hơi sớm vì CEO Facebook Mark Zuckerberg vẫn nắm cổ phần lớn trong công ty, và anh không phải nghe quá nhiều từ phía nhà đầu tư và ban quản trị, tuy nhiên những tỉ phú và triệu phú hưởng lợi từ IPO chắc chắn sẽ làm “ô nhiễm” cách người dùng nhìn vào Facebook. Ngoài ra, tới thời điểm giữa tháng 5, mỗi người dùng chỉ đáng giá 1,21 USD với mạng xã hội.
5. Facebook không còn vui nữa
Một người dùng có tên Julie Hancher viết: “Facebook khởi đầu như một mạng xã hội “vui vẻ” khi có thể cập nhật từ bạn bè và bạn học và lớn lên thành một thứ có thể ảnh hưởng tới công việc, danh tiếng và vi phạm quyền riêng tư của bạn.”
Còn với người dùng Robert Sons, việc quá tải thông tin từ những người mình không quan tâm là điều tệ hại. Khủng hoảng hơn nữa là khi bạn phát hiện mình đang ghen tị và rình rập cuộc sống của người khác thay vì sống cuộc sống của riêng mình. “Càng nhiều nội dung hấp thụ, càng ít giá trị tiếp nhận.”
Cuối cùng là nhận xét đơn giản của người dùng Carlos Ochoa: “Mọi người đều dùng Facebook nhưng không có ai ưa nó.”
Theo vietbao
Microsoft biến bạn thành thù vì tablet Surface
Nếu như máy tính bảng Surface thành công lớn, các đối tác Windows 8 của Microsoft liệu có còn chỗ đứng?
Không bình luận
Sau sự kiện Microsoft công bố dòng máy tính bảng Surface ngày hôm qua, hầu hết các đối tác phần cứng kỳ cựu, lâu năm của Microsoft đều đưa ra những lời khen lịch sự nhưng vô cùng kiệm lời dành cho sản phẩm này.
Họ còn có thể phản ứng thế nào khác được cơ chứ? Với những công ty như HP hay Acer, vốn lệ thuộc nhiều vào Microsoft và hệ điều hành Windows, sự ra đời của Surface chẳng khác gì một đòn giáng trúng mặt.
Ở cấp nhẹ nhất thì Surface giống như một lời bình luận từ phía Microsoft rằng các nhà sản xuất thiết bị chuyên nghiệp (OEM) hoàn toàn bất lực trong việc xâm nhập thị trường máy tính bảng. Còn ở cấp độ nặng nhất thì Microsoft có ý thâu tóm một vị trí thống trị, gần như không chừa lại chỗ trống cho ai khác.
"Nước cờ này giống như một sự phủ quyết niềm tin, và các đối tác của Microsoft cảm thấy họ bị thách thức", nhà phân tích Jan Dawson của hãng nghiên cứu Ovum bình luận.
Bom tấn hay bom xịt?
Với một lịch sử phần cứng phức tạp của Microsoft với những bom tấn như Xbox 360 xen lẫn bom xịt như Zune, thật khó để đoán định về tương lai cho Surface. Nhưng công bằng mà nói, mẫu máy tính bảng trang bị màn hình góc rộng 10,6 inch, vỏ ma-giê kim loại, có giá đỡ tích hợp và vỏ bảo vệ bàn phím siêu mỏng đi kèm... này đã tạo được sự phấn khích lớn và thích thú từ giới truyền thông, điều mà bình thường chỉ có các sự kiện của Apple mới làm được.
Một số chuyên gia cho rằng, có thể Microsoft quyết định tự mình nhảy vào thị trường tablet chỉ xuất phát từ việc cơ hội kinh doanh tại đây là "quá lớn để có thể bỏ qua", và đại gia phần mềm đã bắt đầu thừa nhận cái gọi là kỷ nguyên hậu PC. Thay vì để cho các hãng khác ăn lẹm vào mảng kinh doanh PC truyền thống của mình, Microsoft cho thấy họ sẵn lòng tự làm việc đó thì hơn.
Những dự báo về tăng trưởng càng củng cố thêm sự nhiệt tình nhập cuộc của đại gia phần mềm. Đến năm 2013, gần một nửa số người dùng Internet tại Mỹ sẽ sở hữu máy tính bảng, so với con số gần 1/3 hiện nay. Dù iPad hiện vẫn là sản phẩm nổi bật nhất nhưng giới phân tích đều tin rằng, bom tấn của Apple sẽ sớm mất thị phần vào tay các tân binh mọc lên như nấm sau mưa.
Vấn đề lớn nhất mà Microsoft gặp phải hiện nay chính là tình thế tiến thoái lưỡng nan của các đối tác phần cứng. Hiện tại, gần như tất cả các tablet đối đầu với iPad trên thị trường đều đang dùng hệ điều hành Android, nhưng cũng từng ấy khuôn mặt chưa có được sự thành công nào đáng kể.
Bạn hay thù?
Motorola Xoom đã xịt hơi một cách thảm hại với tư cách tablet Android 3.0 đầu tiên lên kệ. TouchPad dùng hệ điều hành WebOS của HP cũng bị khai tử ngay trước khi có cơ hội tự đứng trên hai chân của mình. RIM buộc phải đại hạ giá BlackBerry PlayBook để tăng doanh số. Tính năng nổi bật nhất của Amazon Kindle Fire không phải là thiết bị này có thể làm-được-gì, mà là ở mức giá 200 USD của nó. Nhưng ngay cả mức giá này cũng không đủ để duy trì cho đà tiêu thụ Kindle Fire được lâu. Asus Transformer Prime là một mẫu máy tính bảng thú vị, nhưng nó lại thiếu đi sức hấp dẫn đối với số đông.
Trong bối cảnh ấy, nhiều hãng đã từng đặt trọn hy vọng vào Windows 8. Nhưng giờ đây, khi chứng kiến Surface ngấp nghé lên kệ, liệu sự nhiệt tình đó còn được bao nhiêu?
Một số tin đồn cho hay LG đã hoãn mọi nỗ lực tablet của mình để dồn sức cho mảng smartphone. Acer, HP từ chối bình luận, Samsung và HTC chưa đưa ra bất cứ ý kiến nào, chỉ có Lenovo và Dell là tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục hỗ trợ Windows 8 mà thôi.
Có vẻ như các hãng sẽ giữ thái độ im lặng chừng nào họ chưa "tiêu hóa" nổi thông tin về Surface.
Một lập luận khả thi mà các đối tác phần cứng có thể đưa ra là việc Microsoft chưa có uy tín hay chứng tỏ được mình trong lĩnh vực phần cứng. Vì vậy, người dùng và doanh nghiệp vẫn nên mua phần cứng từ các nhà sản xuất chuyên nghiệp và sử dụng phần mềm do Microsoft phát triển, một chuyên gia bình luận.
Theo vietbao
Rộ tin 'ông chủ' Google gặp vấn đề lớn về sức khoẻ Sự vắng mặt bất thường của Larry Page trong một loạt sự kiện và lời giải thích thiếu thuyết phục của Google khiến dư luận đồn đoán rằng CEO này đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vào thứ 5 tuần vừa rồi, Larry Page đã vắng mặt trong cuộc họp cổ đông thường niên của Google. Và theo thông tin từ phía...