Mỗi ngày xì hơi hơn chục lần, cô gái 27 tuổi được chẩn đoán ung thư ruột, bác sĩ cảnh báo mọi người về dấu hiệu không được bỏ qua!
Xì hơi là một việc bình thường của mỗi người, nó thuộc về sinh lý và không có hại. Tuy nhiên, xì hơi thường xuyên lại không phải là chuyện nhỏ, kiến nghị mọi người nên chú ý.
Hiểu Mẫn 27 tuổi, là nhân viên văn phòng (Quảng Đông, Trung Quốc) gần đây bất luận cô ăn thứ gì thì cô cũng xì hơi rất nhiều, thậm chí trong thang máy cô cũng không thể kiềm chế được, khiến cô rất xấu hổ. Gần đây, Hiểu Mẫn phát hiện ngoài việc xì hơi nhiều, cô còn thường xuyên bị tiêu chảy và đau bụng.
Thế nhưng Hiểu Mẫn cho rằng bản thân ăn quá nhiều thực phẩm cay, dẫn đến dạ dày không thoải mái, nên không chú ý. Khi cha mẹ phát hiện sự bất thường của Hiểu Mẫn, họ lập tức đưa cô đến Bệnh viện nhân dân trung ương Huệ Châu.
Hiểu Mẫn 27 tuổi, là nhân viên văn phòng (Quảng Đông, Trung Quốc) gần đây bất luận cô ăn thứ gì thì cô cũng xì hơi rất nhiều.
Sau khi nội soi và chụp CT, kết quả bệnh lý cho thấy: ung thư ruột giai đoạn 3. Hiểu Mẫn vừa khóc vừa hỏi bác sĩ: “Gần đây, tôi chỉ có dấu hiệu xì hơi nhiều hơn, tại sao lại bị ung thư ruột?”. Bác sĩ giải thích: Trong thói quen ăn uống tốt, thực phẩm sẽ được tiêu hóa và hấp thụ, thông qua ruột non đến ruột già, protein và chất béo còn sót lại rất ít, lượng ít chất dư thừa này dưới tác dụng của các vi khuẩn trong đường ruột sẽ tiếp tục hợp thành các chất thiết yếu trong cơ thể.
Tuy nhiên, vì Hiểu Mẫn thường ăn các loại thực phẩm như canh cay, protein động vật và lượng chất béo quá nhiều, vượt quá khả năng tiêu hóa hấp thụ của ruột non, khi tiến vào ruột già sẽ không phải là sót lại lượng nhỏ.
Trong “các chất lên men” ở ruột già, quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến các vi khuẩn mất cân bằng, lượng lớn dinh dưỡng dư thừa hợp thành các loại amin, thời gian dài kích thích, sẽ làm tăng tỉ lệ phát triển các khối u ở đường tiêu hóa, và các khối u phát triển sẽ dấn đến ung thư ruột.
Khi chúng ta ăn uống, đều bất giác sẽ nuốt rất nhiều không khí.
Xì hơi sản sinh như thế nào trong cơ thể?
Khi chúng ta ăn uống, đều bất giác sẽ nuốt rất nhiều không khí. Không khí bình thường có 2 cách để bài tiết ra ngoài: một là ngáy, hai là xì hơi. Sau khi không khí đi vào dạ dày, có thể kích thích các dây thần kinh tụ tập ở dạ dày và dây thần kinh ở cơ hoành, gây ra ngáy và đẩy không khí từ dạ dày ra ngoài.
Tuy nhiên, ngáy cũng có thể xả ra một phần khí, phần còn lại sẽ lưu ở trong dạ dày. Ngoài ra còn có một phần khí thể đi vào đường ruột, tạo thành khí đường ruột, “xì hơi” chính là phần khí ở đường ruột.
Trong đường ruột của con người, có một số lượng lớn vi khuẩn có thể phá vỡ protein trong thức ăn mà chúng ta đã ăn thành axit amin, sau đó phân hủy axit amin thành một loại chất gọi là “amin”, những chất này có mùi hôi thối. Vì vậy, chúng tự nhiên hình thành mùi của “rắm”.
Mối quan hệ giữa ung thư ruột và xì hơi là gì?
Video đang HOT
Nếu một người chỉ là tăng số lần xì hơi, cơ thể không có phản ứng bất thường nào khác, như vậy là tình trạng bình thường, không phải là ung thư đường ruột, nhưng nếu xuất hiện xì hơi thường xuyên, đồng thời còn có các triệu chứng như máu trong phân, đau bụng, vậy cần phải chú ý, đây rất có thể là những biểu hiện chính của ung thư đại tràng.
Chế độ ăn uống có thể phòng ngừa ung thư ruột
1. Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật. Sử dụng cá, thịt gia cầm, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo thay thế cho các loại thịt chứa quá nhiều dầu động vật, sử dụng thực phẩm luộc hấp thay thế các thực phẩm chiên rán.
Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bao gồm mỡ động vật và dầu thực vật giúp phòng ngừa ung thư ruột.
2. Tăng lượng rau lá xanh và các loại rau củ, hoa quả.
3. Ăn nhiều thực phẩm nhiều tinh bột và chất xơ.
4. Duy trì cân nặng phù hợp.
5. Lượng muối hàng ngày ăn vào cơ thể dưới 5 gram.
6. Ăn nhiều thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn mặn và không ăn thức ăn bị mốc. Uống ít rượu.
Nguồn: Sohu/baodansinh
Cô gái 20 tuổi xì hơi 30 lần/ngày: đây chính là dấu hiệu của ung thư ruột đang di căn
Dao Dao (20 tuổi) gần đây luôn bị đau bụng, tiêu chảy và xì hơi hơn 30 lần mỗi ngày. Cô nghĩ rằng đường tiêu hóa không tốt nhưng sự thật sau khi đi khám về, cô được chẩn đoán mắc phải bệnh ung thư ruột đang di căn.
Dao Dao gần đây gặp phải một số vấn đề về cơ thể khiến cô vô cùng phiền não, đó là thường xuyên đau bụng, tiêu chảy rất nhiều lần và mỗi ngày xì hơi hơn 30 lần kèm theo mùi rất thối.
Ảnh minh họa.
Vấn đề này khiến Dao Dao vô cùng khó xử. Cô quyết định kì nghỉ hè vừa rồi trở về nhà và kể tình hình cho bố mẹ nghe nhưng họ chỉ coi nhẹ vấn đề này, nghĩ rằng không phải là bệnh gì cả mà đơn giản là tiêu hóa không tốt mà thôi.
Mấy ngày Dao Dao ở nhà nghỉ hè và tình trạng sức khỏe này vẫn tiếp diễn. Bố cô dần cảm thấy nhất định có vấn đề gì đó mới khiến cô một ngày đi đại tiện 5 - 6 lần, mỗi lần đi rất lâu như vậy.
Vì vậy, bố mẹ đã đưa Dao Dao đi bệnh viện nội soi và kiểm tra CT. Kết quả khiến mọi người vô cùng bàng hoàng: Dao Dao mắc ung thư ruột, trong ruột có một khối u to, đang có xu hướng lan rộng và di căn.
Đây chính là nguyên nhân khiến Dao Dao xì hơi, đi vệ sinh quá nhiều. Bình thường những cái xì hơi sẽ không thối lắm. Mùi thối ở đây là do khối u hình thành ở trực tràng gần hậu môn.
Ảnh minh họa.
Ung thư ruột có các triệu chứng sau, cần phải đi khám ngay nếu các triệu chứng kéo dài từ 4 tuần trở lên:
- Thay đổi thói quen đi đại tiện, bị tiêu chảy hoặc táo bón, đi ra máu, xì hơi nhiều và rất thối.
- Sau khi đi đại tiện, bụng vẫn nặng nề, không có cảm giác nhẹ bụng.
- Đau, đầy bụng; đau ở hậu môn hoặc trực tràng.
- Cảm thấy có khối u ở trực tràng hoặc hậu môn.
- Mệt mỏi; giảm cân đột ngột, bất thường.
- Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Những người dễ mắc phải bệnh ung thư ruột:
- Người ăn nhiều thịt, ít ăn rau xanh. Chế độ ăn như vậy sẽ khiến cơ thể thiếu chất xơ, đường ruột hoạt động không trơn tru, dễ tổn thương.
- Người ít vận động
- Người bị viêm loét trực tràng hay có polyp trong ruột.
- Người có người thân từng mắc ung thư ruột.
Một số lời khuyên để phòng tránh ung thư ruột:
- Thường xuyên làm sạch đường ruột
- Lúc tiêu hóa, ruột chứa cả những chất có lợi và có hại. Để có một đường ruột luôn khỏe mạnh, cần uống nhiều nước lọc, có thể là nước chanh hay hỗn hợp cây bồ công anh và lúa mạch để giúp thanh lọc ruột, chống táo bón.
- Bổ sung thêm chất xơ cũng giúp chống táo bón, giảm nồng độ các chất gây ung thư trong ruột, giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Giảm các chất gây ung thư vào cơ thể
- Thuốc lá hay rượu không chỉ là yếu tố gây ung thư phổi, ung thư gan mà còn có thể gây ung thư ruột.
Mặt khác, các chất độc hại trong thuốc lá xâm nhập vào mạch máu và lan truyền đến khắp các cơ quan trong cơ thể; làm tăng tỷ lệ mắc ung thư ruột lên 34%.
Để ruột được khỏe mạnh hơn, bạn cần hoạt động nhiều hơn, dành thời gian cho một số môn thể thao như chạy bộ, khiêu vũ... Ngoài ra, bạn cũng cần cho ruột nghỉ ngơi: nên ăn đúng giờ, không ăn tối muộn. Chú ý đi kiểm tra, sàng lọc ung thư ruột.
Trong số những người điều trị ở giai đoạn muộn, trên 80% những người đó là do không được sàng lọc kịp thời. Đặc biệt, sau 40 tuổi mỗi năm làm một lần xét nghiệm máu, khoảng 5 năm làm một lần kiểm tra ruột kết. Bên cạnh đó, những người béo phì mà thường xuyên bị tiêu chảy liên tục trên 3 tháng nên lập tức đi kiểm tra.
Source (Nguồn): QQ, MNT, Cancer Council
Theo Helino
Nữ sinh 18 tuổi mắc ung thư ruột, thủ phạm là thực phẩm mọi người vẫn vô tư ăn hàng ngày Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u ở đường ruột, cũng chính là ung thư ruột, kết quả khiến cả Tiểu Lệ và bố mẹ đều sốc. Tiểu Lệ vẫn còn rất trẻ, tại sao đã mắc ung thư? Ngày nay, thực phẩm đa dạng phong phú, hấp dẫn mọi người từ hình thức đến hương vị. Ngoài...