Mỗi ngày uống một cốc nước này sẽ giúp vợ giảm béo, chồng giải rượu
Mỗi ngày uống 0,2 – 0,5 lít nước bí đao sẽ giúp chị em giảm béo, giải nhiệt. Những người hay uống bia, rượu chỉ cần uống 1 cốc nước bí đao là giải rượu, khỏi đau đầu, không hại gan thận.
Lợi ích từ bí đao
Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế, năm 2020 sẽ là một trong những năm nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm 1,1 độ C, kèm theo là tính bất ổn định cao của khí quyển.
Ở Việt Nam các nhà khí tượng cũng dự báo thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đến hết tháng 6 ở Bắc Bộ; đến hết tháng 8 ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, Bắc Bộ. Thủ đô Hà Nội từ nay đến cuối năm sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, mưa lớn diện rộng kèm theo dông, lốc, mưa đá… Hà Nội có thể xảy ra 8-10 đợt nắng nóng (từ 2 ngày trở lên); trong đó có 1-2 đợt nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất có thể đạt hơn 41 độ C. Các đợt nắng nóng còn lại sẽ tập trung vào cuối tháng 5, 6, 7.
Theo dự báo thì năm 2020 sẽ là một trong những năm nắng nóng kỷ lục. Ảnh minh họa.
Nắng nóng nên nhiều người rơi vào trạng thái mệt mỏi, bực bội, bị nóng trong, táo bón, kiết lị… Trẻ em thì nổi rôm sảy mụn nhọt… đủ các chứng bệnh của nắng nóng. Vì vậy nhu cầu dùng các rau củ quả có tính mát giải nóng, giải nhiệt rất cần thiết. Và thiên nhiên ưu đãi cho con người mùa hè có loại rau củ quả tính mát để giải nóng, giải nhiệt, trong đó có quả bí đao.
Quả bí đao xưa nay được dùng làm thực phẩm, làm đẹp, chữa bệnh, nâng cao sức đề kháng đều rất tốt. Y học cổ truyền gọi bí đao là Đông qua, dùng cả hạt và vỏ để làm thuốc. Bí đao có tác dụng sinh tân, giải thử, thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, dưỡng thận, tốt cho tim mạch huyết áp, lợi niệu, tiêu phù thũng, tiêu viêm, chỉ thống, chống ho, tiêu khát, cầm máu, trị viêm – phù thận, viêm bàng quang, giảm mỡ thừa, điều trị xơ vữa động mạch, ổn định huyết áp…
Bí đao còn chữa được một số loại bệnh, trong đó có xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, viêm thận, phù thũng và bệnh cao huyết áp… Bí đao còn có tác dụng giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, giảm mỡ tích tụ trong cơ thể, giải nhiệt giải khát… giải luôn cả rượu cồn rất hiệu quả.
Quả bí đao chế biến được nhiều món ăn thanh nhiệt, giải rượu. Ảnh minh họa.
Với y học hiện đại, bí đao rất giàu protein và chứa một lượng nhỏ canxi, phốt pho, sắt cùng các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu rất tốt với sức khỏe. Đặc biệt trong bí đao có hoạt chất axit propanedioic thúc đẩy chuyển hóa tinh bột và đường thành nhiệt (thay vì biến thành chất béo), từ đó ngăn ngừa tích mỡ thừa trong cơ thể.
Nhờ các thành phần dinh dưỡng đặc biệt trên mà bí đao trở thành là loại rau quả lý tưởng cho chị em muốn giảm cân an toàn, và phòng tránh nguy cơ tăng cân bằng cách mỗi ngày uống 0,2 – 0,5 lít nước bí đao, hoặc chế biến bí đao làm món ăn. Ngoài ra bí đao còn giúp chị em làm đẹp da bằng những công thức đơn giản.
Nước bí đao rất mát. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Bình thường bí đao được luộc, nấu, xào, làm sa lát như một loại rau. Nhưng không nên ăn sống hay làm nước tươi sống để uống. Muốn làm nước hay sinh tố bí đao đều phải đun kỹ nấu chín trước khi dùng. Nguyên nhân là bí đao sống có tính xà phòng rất cao, xưa kia các cụ đã lợi dụng tính chất này của bí đao để tẩy trắng vải.
Vì vậy ăn sống hay xay nước sinh tố bí đao thì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ thống tiêu hóa. Nên chọn quả bí đao loại có phấn trắng, quả càng già càng tốt. Lau sạch phấn, rửa sạch, để cả vỏ (vì vỏ cũng có tác dụng tốt), bỏ ruột rồi thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô để dùng dần.
Mỗi ngày dùng chừng 40-50g bí đao khô nấu với 2-3 lít nước (có thể thêm đường phèn nấu cùng), đun sôi kỹ cho cả nhà uống vừa mát, vừa khỏe.
Những người hay phải giao đãi uống bia, rượu chỉ cần uống 1 cốc nước bí đao là giải rượu, khỏi đau đầu, không hại gan thận.
Cách làm trà sâm bí đao
Trà sâm bí đao có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm những ngày hè.
Chọn quả bí đao (là bí phấn thơm Tây Bắc trồng trên nương càng ngon – hương vị khác hẳn dòng bí công nghiệp rất dễ mủn, chua, thái lát sấy khô bớt rồi sao vàng hạ thổ.
Lá dứa tạo thơm
Đường nâu/ đường phèn (hoặc quả la hán tạo ngọt tự nhiên).
Rửa sạch các nguyên liệu. Bí đao cắt thành từng khoanh nhỏ, bỏ ruột và hạt, giữ nguyên vỏ.
Lá dứa rửa sạch, bó lại thành nắm nhỏ.
Bắc nồi nước lên bếp, cho bí đao vào cùng đường nâu, đường phèn, lá dứa và đun sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu. Chờ cho bí chín mềm thì dùng đũa đánh nhuyễn bí đao và khuấy đều.
Nếu muốn uống ngọt thì thêm một chút đường và nếm thử.
Vớt lá dứa ra và tắt bếp để trà nguội. Lọc trà bí đao qua rây, bỏ bã bí đao, giữ lại phần nước.
Đổ trà bí đao vào bình, cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Bác sĩ khuyên dùng 7 loại thức uống giải nhiệt này cho mùa hè
Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ mất nước, mệt mỏi. Bác sĩ hướng dẫn một số loại đồ uống giải nhiệt trong mùa hè, có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
Nước dừa ngọt ấm, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe trong mùa hè nắng nóng này - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Huỳnh Liên Đoàn, Phó chủ tịch Hội Y học TP.HCM, hướng dẫn một số loại đồ uống giải nhiệt trong mùa hè, có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.
1. Trà xanh
Trà xanh là một trong những loại thảo dược có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Trong lá trà xanh chứa hàm lượng Epigallocatechin Gallate (EGCG), là chất chống ô xy hóa mạnh nhất có nguồn gốc tự nhiên giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc ở cường độ cao; đồng thời làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm sáng, mịn da.
Thời tiết nóng, uống trà vừa tốt cho sức khỏe vừa đã khát. Mỗi ngày uống 4 - 5 tách trà khoảng (800 - 1.000 ml) là có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, phòng ngừa được một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch,...
Nên uống trà xanh vào buổi sáng, trưa, chiều; không nên uống vào buổi tối để không khó ngủ.
2. Nước râu bắp
Theo Đông y, râu bắp (ngô) có tên thuốc là ngọc mễ tu. Râu bắp là loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe.
Râu bắp có vị ngọt, tính bình, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.
Râu bắp có thể dùng tươi hoặc phơi khô, kết hợp với mía lau, lá dứa nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Đặc biệt, những người bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường dùng nước này rất tốt.
3. Nước cam, chanh
Cam, chanh có tác dụng sinh tân dịch, cải thiện tình trạng khô khát, trừ nhiệt, dùng chữa các bệnh khô nóng do nhiệt.
4. Sắn dây, quất
Theo y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính bình, công năng giải nhiệt, giải biểu, sinh tân dịch, chỉ khát, tác dụng chữa cảm mạo, phát sốt, ban sởi mới phát, đi lị ra máu, khát nước, mụn nhọt.
Đặc biệt, trong sắn dây có chất isoflavon giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp, nên cũng là thức uống phòng cao huyết áp.
Đồ uống sắn dây, quất giúp thanh nhiệt, giải độc và làm ra mồ hôi.
Cách làm rất đơn giản: Cho 100 ml nước vào bột sắn dây quấy tan. Rửa sạch hai quả quất, bổ làm đôi, vắt bỏ hạt lấy nước cốt rồi cho vào nước bột sắn quấy thật đều. Cho thêm đường và quấy tan. Khi thưởng thức có thể cho thêm đá.
5. Rau má
Theo Đông y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho việc duy trì sự trẻ trung.
Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước rau má cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực).
Rau má có vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Mỗi ngày dùng 30 - 50 g rau má tươi (có thể nhiều hơn), rửa thật sạch rồi giã nát hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước pha nước hoặc nước dừa để uống. Có thể nấu canh để ăn trong bữa cơm hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.
6. Nước dừa
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực. Uống nước dừa thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe.
7. Nước vỏ dưa hấu, bí đao
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc.
Vỏ quả bí đao có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Vỏ dưa hấu, bí đao thái nhỏ (dùng tươi hoặc phơi khô) rồi sắc với nước uống hằng ngày. Uống nước vỏ dưa hấu, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, rất tốt cho những người khó tiểu tiện hay cần phải bù nước.
Ngoài ra, dưa hấu có vị vừa ngọt vừa nhạt, tính hàn không độc, trị cảm nắng, tê mỏi đau, tiểu tiện lắt nhắt... Nếu ăn với ít muối thì nhuận tràng.
5 cách giúp phòng tránh gan nhiễm mỡ cực kỳ đơn giản mà hiệu quả bất ngờ Nhiều người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng không phải do bia rượu gây ra. Căn bệnh này nếu để lâu sẽ biến chứng thành các bệnh về tim mạch và ung thư. Ảnh: Gaiagoodhealth Hiện nay, gan nhiễm mỡ là căn bệnh ngày càng tăng nhanh, nhưng nhiều người vẫn chủ quan vì xem nó là căn bệnh lành tính. Trong khi...