Mỗi ngày Thế Giới Di Động mở 2 cửa hàng mới
Trong năm 2019, mỗi ngày trung bình Thế Giới Di Động mở mới 2 cửa hàng, với mục tiêu chiếm lĩnh thị phần ở mảng bán lẻ công nghệ và mở rộng quy mô ở ngành hàng tiêu dùng.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động (MWG), năm 2019 công ty có quy mô hơn 3.000 cửa hàng với tốc độ mở mới hơn 2 cửa hàng mỗi ngày trong năm 2019. Trong đó, chuỗi Điện máy Xanh và Bách Hoá Xanh cùng vượt mốc 1.000 cửa hàng tháng 12/2019.
Một cửa hàng Thế Giới Di Động. Ảnh: H.Đ
Cụ thể, hết năm 2019, MWG có 996 cửa hàng Thế Giới Di Động, 1018 cửa hàng Điện máy Xanh, 1008 cửa hàng Bách hoá Xanh. Chuỗi Thế Giới Di Động mất đến 13 năm để đạt mốc 1.000 cửa hàng, Điện máy Xanh mất 9 năm trong khi Bách hoá Xanh chỉ cần 9 năm để vượt mốc 1.000.
Số lượng cửa hàng Thế Giới Di Động giảm xuống do đã được nâng cấp lên thành Điện máy Xanh, tức kết hợp cả hai mô hình bán lẻ điện máy lẫn điện thoại với nhau.
Với số lượng cửa hàng tăng lên, doanh thu và lợi nhuận của MWG cũng tăng tương ứng. Doanh thu thuần hợp nhất đạt 102.174 tỷ đồng (tăng 18% so với 2018) và hoàn thành 94% kế hoạch cả năm.
Biên lợi nhuận gộp đạt 19,1% (tăng 1,4% so với năm 2018) và là mức cao nhất từ trước tới nay. Biên lợi nhuận của hầu hết các ngành hàng được cải thiện từ quý 3/2019 nhờ MWG chủ động mở rộng danh mục hàng hóa, đẩy mạnh bán sản phẩm đến từ các thương hiệu đa dạng với nhiều mẫu mã và phân khúc giá để khách hàng dễ lựa chọn. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng có sản lượng tiêu thụ lớn, dù doanh thu đóng góp không cao nhưng đem lại lợi nhuận tốt.
Video đang HOT
Lợi nhuận sau thuế đạt 3.836 tỷ đồng (tăng 33% so với năm 2018) và hoàn thành 107% kế hoạch đặt ra hồi đầu năm. Thông thường, việc mở rộng mạng lưới mạnh mẽ có ảnh hưởng ngắn hạn tới biên lợi nhuận ròng do làm tăng % chi phí bán hàng trên doanh thu nhưng MWG vẫn gia tăng biên lợi nhuận sau thuế cả năm lên mức 3,8%, cao hơn đáng kể so với 3,3% năm 2018.
Trong bối cảnh thị trường chung đi ngang hoặc sụt giảm ở hầu hết các ngành hàng chính thuộc nhóm công nghệ, điện tử và điện lạnh, ngoài sự tăng trưởng trên 30% đối với máy lạnh và trên 10% đối với máy tính xách tay, MWG tiếp tục tăng trưởng doanh số dương ở tất cả các ngành hàng kinh doanh.
Cụ thể là, tăng trưởng 2% đối với điện thoại di động, từ 10% đến 20% đối với máy tính xách tay – điện tử – điện lạnh khác và hơn 60% đối với máy lạnh so với năm 2018. Điều này giúp công ty liên tục gia tăng thị phần và nới rộng khoảng cách với các nhà bán lẻ khác.
Ngành hàng đồng hồ mới mở năm 2019 đã có tổng cộng 253 cửa hàng đặt bên trong các cửa hàng của MWG, mang về doanh thu 800 tỷ đồng với gần 430.000 sản phẩm được bán ra chỉ trong 10 tháng triển khai năm 2019.
Với những tăng trưởng mạnh về số lượng cửa hàng và doanh thu, MWG hiện đang nắm hơn phân nửa thị phần ngành bán lẻ điện thoại và điện máy tại Việt Nam.
Trong năm 2019, MWG tập trung lực lượng để đẩy mạnh phát triển Bách hoá Xanh (BHX) nhằm chiếm lĩnh thị trường. Doanh thu BHX năm 2019 gấp 2,5 lần doanh thu năm 2018, đạt 10.770 tỷ đồng, với 1.008 cửa hàng.
BHX hiện mở rộng hoạt động tại 21 tỉnh thành Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ so với chủ yếu chỉ ở TP.HCM cuối 2018. Tính trung bình cho cả năm, doanh thu một cửa hàng BHX mỗi tháng đạt trên 1,3 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng khoảng 45% so với mức trên 900 triệu đồng năm 2018.
Năm 2020, MWG đặt kế hoạch doanh thu 122.445 tỷ đồng (tăng 20% so với 2019), lợi nhuận sau thuế 4.835 tỷ đồng (tăng 26% so với 2019). Trong đó, sản phẩm điện thoại, điện máy vẫn mang lại dòng tiền chính, dự kiến đóng góp khoảng 80% tổng doanh thu.
H.Đ
Theo itnews.vietnamnet.vn
VDSC dự phóng Bách hóa Xanh sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ đồng trong năm 2020
Trong ngắn hạn, Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng của Thế Giới Di Động...
Ảnh: Vietnam Finance.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), sau 4 năm phát triển, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh (BHX) đã được hoàn thiện, chuỗi minimart này được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của Thế Giới Di Động (MWG) trong dài hạn.
Ngoài ra, mảng điện máy tiêu dùng vẫn còn dư địa tăng trưởng khi thị phần còn nằm trong tay các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ, trong khi các cửa hàng bán điện thoại đang được tái cấu trúc để duy trì tăng trưởng. Năm 2020, tăng trưởng của Thế Giới Di Động sẽ đến từ việc tiếp túc mở rộng chuỗi Điện Máy Xanh (ĐMX) và đóng góp tăng lên đáng kể từ Bách Hóa Xanh.
VDSC đánh giá Điện Máy Xanh vẫn là động lực tăng trưởng ngắn hạn của Thế Giới Di Động. Thị trường điện máy tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng tốt. Cụ thể, năm 2019 mức tăng trưởng của thị trường điện máy tiêu dùng đạt 10% so với năm 2018. Trong khi thị phần của ĐMX trong năm 2019 ước tính khoảng 37%, tích cực hơn con số 35% hồi năm 2018. VDSC nhận định điều này cho thấy vẫn còn dư địa tăng trưởng từ hợp nhất thị phần đang nằm trong tay các cửa hàng điện máy tư nhân.
Thêm vào đó, VDSC đánh giá cao tiềm năng từ bán chéo tại các cửa hàng Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh. Việc thay đổi cách trưng bày tại các cửa hàng hiện hữu tạo thêm nhiều không gian cho các loại hàng hóa mới có biên lợi nhuận cao và có thể tạo ra hiệp lực với danh mục hàng hóa chính, như đồng hồ đeo tay, mắt kính, hàng gia dụng. Các mặt hàng này có biên lợi nhuận gộp từ 40-50% và có thể khai thác được lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng hiện hữu.
Ngoài ra, mô hình thành công của Bách Hóa Xanh đã được hoàn thiện và đang được nhân rộng nhanh chóng. Không chỉ thành công tại TP HCM, BHX đang mở rộng rất tốt ra các tỉnh miền Nam, thể hiện qua doanh thu/cửa hàng và mức độ đón nhận cao từ người mua. Chuỗi này đã đạt mốc hòa vốn EBITDA tại cấp độ cửa hàng cho 700 cửa hàng hiện hữu vào tháng 08/2019. Doanh thu trung bình/cửa hàng trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1,3 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ 2018, trong khi biên lợi nhuận gộp đạt 20%, tăng từ 18% vào cuối năm 2018.
VDSC dự phóng BHX sẽ đóng góp 25.000 tỷ đồng doanh thu cho Thế Giới Di Động vào năm 2020, nhưng vẫn sẽ lỗ ròng khoảng 400 tỷ đồng cho cả năm.
Theo đó, VDSC dự phóng doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất của Thế Giới Di Động trong năm 2020 tăng trưởng lần lượt 23% và 33% so với năm 2019.
Bên cạnh những tiềm năng tăng trưởng, VDSC đánh giá thêm về những rủi ro xoay quanh Thế Giới Di Động. Cụ thể, theo nhận định của Công ty chứng khoán này, việc mở rộng chuỗi Bách Hóa Xanh có thể chậm hơn kỳ vọng do khó khăn trong khâu logistic tại các tỉnh miền Trung.
Bên cạnh đó, chiến lược bán chéo các phụ kiện thời trang có thể không đạt hiệu quả như kỳ vọng do quy mô thị trường chưa đủ lớn.
Theo nhipcaudautu.vn
Năm 2020, VinaCapital ưa thích cổ phiếu MWG khi dự báo nhu cầu mua tivi xem bóng đá sẽ gia tăng, thúc đẩy tăng trưởng của Thế Giới Di Động Qũy của VinaCapital "chọn mặt gửi vàng" nhiều cổ phiếu trong năm 2020, trong đó có cổ phiếu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động ... Ảnh: Internet. Trong một báo cáo được công bố mới đây, quỹ thuộc VinaCapital kỳ vọng chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng 10-15% vào năm 2020. Theo đó, quỹ...