Mỗi ngày, người Việt chi hơn 340 tỷ đồng nhập khẩu ô tô
7 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 3,4 tỷ USD, bằng 3,68% giá trị nhập xuất khẩu. Đáng chú ý, nhập khẩu ô tô đạt 3,4 tỷ USD, tăng 87,8% cùng kỳ, chiếm 3,6% giá trị nhập khẩu. Tính ra, trung bình mỗi ngày người Việt bỏ ra 340 tỷ đồng để nhập khẩu ô tô
Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu tình hình kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm 2015, theo đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2015 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2015 đạt 14,8 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, riêng tháng 7/2015, thâm hụt thương mại đạt 300 triệu USD.
Nhập khẩu xe 7 tháng đầu năm tăng đột biến, đạt gần 90% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch hàng hóa XK ước tính đạt 92,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 95,6 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt cán cân thương mại đạt 3,4 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm.
Về mặt hàng nhập khẩu, đứng đầu là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 16,6 tỷ USD, tăng 35,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,1 tỷ USD, tăng 34,5%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 6,1 tỷ USD, tăng 35% sắt thép đạt 4,7 tỷ USD, tăng 15,1%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng giá trị nhập khẩu nhanh nhất là nhập khẩu ô tô với 87,9%, đạt 3,4 tỷ USD. Trung bình mỗi tháng, người Việt chi hơn 10.200 tỷ đồng nhập khẩu ô tô, tương đương mỗi ngày chi 340 tỷ đồng để nhập ô tô.
Về thị trường nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất. Ước tính, trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập khoảng 28,8 tỷ USD hàng hoá từ Trung Quốc, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc 16,2 tỷ USD, tăng 31,7%; ASEAN 14,1 tỷ USD, tăng 5,3%; Nhật Bản 8,5 tỷ USD, tăng 23,9%; EU 5,3 tỷ USD, tăng 6,6%; Hoa Kỳ 4,4 tỷ USD, tăng 20%.
Hoa kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 18,9 tỷ USD; tiếp đến là EU đạt 17,8 tỷ USD, tăng 13,2%. Đây tiếp tục là hai thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại. Các thị trường khác Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu lớn như Trung Quốc, Việt Nam nhập siêu 19.5 tỷ USD, Hàn Quốc 12 tỷ USD, ASEAN là gần 4 tỷ USD và Nhật Bản là 600 triệu USD.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD cho ôtô nhập khẩu
Có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị trên 1,2 tỷ USD.
Có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị trên 1,2 tỷ USD.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, ước tính đã có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu về nước trong 5 tháng đầu năm 2015, đạt giá trị kim ngạch trên 1,2 tỷ USD.
Như vậy, chỉ mất quãng thời gian 5 tháng đầu, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc năm 2015 đã tiến rất gần tổng kim ngạch của năm ngoái xét cả về lượng lẫn giá trị. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô CBU năm 2014 đạt 72.000 chiếc và 1,57 tỷ USD.
Ước tính đã có khoảng 45.000 ôtô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU 5 tháng đầu năm nay đã tăng 125,3% về lượng và tăng 185,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tỷ lệ tăng trưởng không nằm ngoài dự doán khi sức mua ô tô tiếp tục cho thấy sức nóng trên thực tế thị trường.
Tính riêng trong tháng 5/2015, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước ước đạt 10.000 chiếc và 337 triệu USD, tương đương tháng liền kề trước đó xét về lượng trong khi tăng đến 43 triệu USD xét về giá trị. Đây cũng chính là mức kim ngạch cao nhất tính từ đầu năm 2014.
5 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD nhập khẩu ôtô.
Có thể thấy khá rõ là trong kim ngạch nhập khẩu ô tô các tháng gần đây, mặc dù số lượng tăng không đáng kể theo từng tháng song giá trị lại tăng với tốc độ chóng mặt. Lý giải hiện tượng này chính là những kỷ lục được lập liên tiếp của các loại xe tải, xe chuyên dụng nhập khẩu, trong đó chủ yếu là xe có xuất xứ từ Trung Quốc.
Thị trường xe nhập khẩu tăng nhanh và liên tục ở hầu hết mọi phân khúc sản phẩm rõ ràng đang gây sức ép mạnh mẽ lên ngành sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Truớc thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng, các các chính sách càng cần phải gấp rút hoàn thiện và quyết liệt hơn nếu không muốn chiến lược công nghiệp ô tô giai đoạn mới tiếp tục đi vào con đường cụt mà bản chiến lược trước đây đã từng vấp phải.
Nguyễn Anh
Theo Kienthuc
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam với "cơn bão" xe nhập khẩu Theo lộ trình cắt giảm thuế quan thuộc khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, từ năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước Đông Nam Á sẽ giảm về 0%. Như vậy, hàng loạt mẫu xe từ các nước Indonesia, Philippines hay Thái Lan... sẽ sớm xuất hiện tại Việt Nam với giá thành rẻ...