Mỗi ngày đi chợ quy định chỉ mang đúng 150 nghìn để không bị tiêu lạm phát, bà nội trợ Hà Nội vẫn sắm đủ thức ăn cả ngày cho gia đình
Lập kế hoạch chi tiêu 1 cách rõ ràng, khoa học. Để thực hiện đúng bảng chi tiêu ấy mà không lạm phát, bà nội trợ này đã đề ra nguyên tắc “cực rắn” cho bản thân.
Với nhiều người, 150k là 1 khoản tiền ít ỏi, chưa chắc đã sắm đủ bữa sáng nhưng với chị Dịu – một bà mẹ bỉm sữa ở huyện Từ Liêm, Hà Nội thì 150k ấy lại đủ chi tiêu trong ngày cho cả gia đình 5 thành viên.
Chị Dịu là giáo viên trường mầm non tư thục có mức lương 9 triệu một tháng. Chồng chị là nhân viên kinh doanh trong một siêu thị điện máy lương tháng 10 triệu.
Vì cả hai đều xuất thân tỉnh lẻ, cưới xong chưa có điều kiện mua nhà nên vẫn phải đi thuê trọ. Cùng với đó, hiện tại anh chị lại đang nuôi 2 con nhỏ trong tuổi bỉm sữa khá tốn kém nên vợ chồng chị luôn đề cao phương châm chi tiêu tiết kiệm.
Chị Dịu chia sẻ: “Mình sinh đôi 2 bé trai đầu lòng, vất vả lắm. Lúc các con tròn 1 tuổi mình định mang gửi trẻ nhưng tính ra gửi cả 2 đứa một tháng ít nhất cũng tốn 6 tới 7 triệu. Sau mình bàn với chồng gọi điện về quê nhờ bà nội lên chăm cháu giúp.
Cũng may mẹ chồng mình còn khỏe, bà lại nhiệt tình, thương con thương cháu. Nghe các con gọi về, bà lập tức khăn gói lên thành phố giúp vợ chồng mình luôn. Có bà đỡ đần mình cũng yên tâm đi làm”.
Ngôi nhà nhỏ vợ chồng chị Dịu thuê với giá 3 triệu 1 tháng. Ảnh: NVCC
Với hoàn cảnh hiện tại, thu nhập không dư giả gì, vợ chồng chị Dịu thống nhất chung quan điểm phải thật tiết kiệm. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, anh chị lập một kế hoạch chi tiêu chi tiết. Từng khoản đã quy định là “đóng đinh” không xê dịch. Nếu có chỉ giảm bớt, tuyệt đối không tăng lên.
Các khoản chi tiêu nhà chị như sau:
Tiền nhà: 3 triệu
Điện nước: 700k
Tiền ăn: 4.5 triệu
Xăng xe: 400k
Bỉm sữa: 5 triệu
Video đang HOT
Hiếu hỉ, nội ngoại 2 bên: 1 triệu
Đặc biệt khi được hỏi về khoản tiền ăn, gia đình hiện tại đang có 5 thành viên mà mỗi tháng chị Dịu chỉ chi tiêu trong vòng 3 triệu là quá ấn tượng.
Chị chia sẻ rằng: “ Mình biết nhiều người khi nghe với 1 gia đình 5 người mà 1 tháng tiêu có 3 triệu tiền thức ăn họ sẽ không tin nhưng thực tế đúng là như vậy. Ở hoàn cảnh nào chi tiêu theo hoàn cảnh đó.
Ban đầu để xoay xở đúng ngần ấy tiền cho đủ 30 ngày trong tháng mình cũng chật vật, đau đầu nghĩ cách lắm.
Có vô khối hôm tiêu đội lên, ngày sau mình lại phải vắt óc nghĩ cách bù lại. Vợ chồng đã thống nhất không tiêu lạm phát thì mình sẽ nghiêm túc thực hiện, có như thế mới quản lý được tài chính gia đình.
Chị Dịu – mẹ đảm 2 con. (Ảnh: NVCC)
Sau nhiều lần đi chợ cứ thâm hụt như vậy, mình đúc rút ra kinh nghiệm riêng. Quy định tiền ăn là 4,5 triệu 1 tháng tương đương 150k một ngày.
Vậy là khi đi chợ mình chỉ mang đúng 150k, tuyệt đối không mang hơn để khi mua mình chỉ lựa đúng thứ mình cần. Tránh tình trạng thấy gì vui mắt lại nổi hứng sắm. Trong ví không có tiền, đương nhiên mình buộc phải gác lại “cảm hứng” ngoài kế hoạch”.
Với 150k, chị Dịu phân chia cụ thể cho 3 bữa trong ngày như sau:
Bữa sáng: 15.000
Chị Dịu kể: “ Từ ngày cưới vợ chồng mình đã nói không với ăn sáng ở ngoài. Sáng chị dậy sớm rang cơm hoặc cắm cơm nóng ăn với thức ăn còn lại từ tối trước để 3 người lớn ăn. Mình cũng làm sẵn hộp ruốc, thịt chưng mắm tép, muối vừng dùng ăn sáng. Con chị đang tuổi ăn dặm, có thức ăn riêng”.
Bữa trưa: 20.000
Buổi trưa cả 2 vợ chồng chị đều không ăn cơm ở nhà, chỉ có mẹ chồng chị cùng 2 cháu. Chị chuẩn bị thức ăn cho bà từ sáng trước khi đi làm. Khoản này giao động từ 15 đến 20k với những món đơn giản như đậu sốt cà chua, thịt đúc trứng, hoặc cũng có khi đơn giản chỉ là quả trứng hấp cơm ăn cùng ruốc, thịt chưng mắm tép chị làm sẵn.
Bữa tối: 115.000
Chi phí cho bữa tối của nhà chị Dịu gói gọn trong khoảng 100 nghìn đến 120 nghìn nhưng chị luôn nấu nướng tươm tất, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả nhà.
Bữa cơm đơn giản nhưng đầm ấm của gia đình chị Dịu. Ảnh: NVCC
Dù tiết kiệm nhưng chị Dịu luôn chú tâm để có thể nấu mâm cơm tối tươm tất nhất cho gia đình. Ảnh: NVCC
Mâm cơm có thể du di ngày nọ ngày kia nhưng luôn đảm bảo chất lượng. Ảnh: NVCC
Ngoài ra, chị Dịu chia sẻ thêm bí quyết mua được thực phẩm tươi rẻ là sáng chị luôn dậy sớm đi chợ. Lưu ý mua thực phẩm rau dưa đúng mùa vụ như thế đồ vừa ngon, rẻ, chất lượng, ít thuốc bảo quản thực vật hơn.
Tháng tiết kiệm 5 triệu đồng, sau 10 năm 9x tỉnh lẻ "tậu" nhà Thủ đô
Do kinh doanh mỹ phẩm online với nguồn thu nhập không ổn định, nên trong suốt 10 năm qua, anh Sơn chưa bao giờ nghĩ mình có thể sở hữu một căn hộ ở Thủ đô.
Với mức thu nhập không ổn định, dao động trong khoảng 10 - 30 triệu đồng/ tháng, nên trong suốt 10 năm qua, anh Vũ Tùng Sơn (SN 1991, Hải Phòng) chưa bao giờ có ý định sẽ mua nhà tại Hà Nội.
Trong suốt thời gian đó, anh Sơn luôn phải đi thuê trọ với chi phí hàng tháng lên tới 6 - 7 triệu đồng, bao gồm tiền: điện, nước, vệ sinh và internet. Vào những tháng hè, chi phí sinh hoạt có thể lên tới 8 - 9 triệu đồng do phải tiêu thụ nhiều thiết bị điện.
Đến cuối năm 2016, chủ nhà nơi anh Sơn thuê có ý định tăng tiền nhà lên gấp 1,5 lần. Đây như "giọt nước tràn ly" khiến anh Sơn quyết định dốc hết tiền tiết kiệm tích cóp trong nhiều năm để mua căn hộ tại Thủ đô.
"Công việc không ổn định nên thu nhập của tôi cũng bấp bênh. Vì thế, tôi luôn cố gắng chia nhỏ thu nhập thành các "giỏ" khác nhau gồm: tiền tiết kiệm, tiền sinh hoạt phí, tiền du lịch, tiền thuốc thang, tiền mua quần áo... Riêng tiền tiết kiệm tôi luôn cố định mỗi tháng là 5 triệu đồng, còn lại bao nhiêu tôi mới cân đối thu chi ra các khoản. Nhờ vậy, dù thu nhập không cao, nhưng khi quyết định mua nhà, tôi cũng để dành được khoảng hơn 500 triệu đồng", anh Sơn nói.
Chỉ trong vòng 1 tuần, 9x Hải Phòng may mắn tìm được một căn hộ 60 m2 tại khu vực Hà Đông (Hà Nội), với mức giá chỉ 780 triệu đồng, tương đương 13 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, do mua trong đợt mở bán đầu tiên, anh Sơn được giảm 11 triệu đồng. Như vậy, sau khi nhận nhà, căn hộ chỉ có tổng giá trị vào khoảng 769 triệu đồng.
Sau khi nhận nhà, anh Sơn hiện đang cho lắp đặt nội thất.
Theo khảo sát của anh Sơn, so với nhiều dự án khác trong khu vực Hà Đông, mức giá gần 800 triệu đồng/căn là phù hợp với người có thu nhập trung bình và thấp. Ngay cả khi nhận nhà, hầu hết bạn bè, người thân của anh Sơn đều ngỡ ngàng với mức giá "rẻ giật mình" như vậy.
Anh Sơn giải thích, sở dĩ căn hộ này có giá 13 triệu đồng/m2, một phần là nằm cách xa trung tâm thành phố, hạ tầng còn chưa hoàn thiện.
Thứ hai, dự án mở bán nhiều đợt để huy động vốn, nên nếu mua trong đợt 1, giá bán sẽ rất rẻ, còn mua các đợt mở bán sau, giá bán sẽ tăng lên từ 15 - 17 triệu đồng/ m2.
Dự án chung cư giá rẻ của anh Sơn sẽ hoàn thiện trong 1 năm. Trong 1 năm đó, anh Sơn sẽ phải trả góp 5 đợt, mỗi đợt 156 triệu đồng.
Chia sẻ bí quyết mua nhà dành cho người có thu nhập không ổn định, anh Sơn cho biết: "Công việc của tôi là kinh doanh mỹ phẩm online, không có nguồn thu nhập ổn định nên rất khó làm thủ tục mua nhà trả góp. Đặc biệt là vấn đề chứng minh tài chính không thể hoàn thiện được. Vì vậy, trước khi quyết định mua, mọi người phải tiết kiệm ít nhất 50% - 70% giá trị căn hộ định mua, hoặc phải có trong tay ít nhất 500 triệu đồng thì mới nên suy nghĩ đến việc mua nhà. Phần còn lại có thể vay người thân, bạn bè có thể không mất lãi suất, hoặc lãi suất thấp hơn ngân hàng".
"Kinh nghiệm của tôi là phải hoạch toán tài chính, tìm kiếm căn nhà trong khả năng, lên danh sách những người có thể vay mượn được. Để tránh áp lực nợ nần, mỗi người tôi chỉ vay từ 10-30 triệu đồng, để khi họ cần mình có thể dễ dàng xoay sở trả nợ ngay", anh Sơn nói.
Theo anh Sơn, căn hộ được hoàn thiện đúng tiến độ khi ký hợp đồng
Theo anh Sơn, người có ý định mua nhà có thế tìm hiểu thông tin dự án thông qua các sàn giao dịch BĐS, internet hoặc thông qua người quen giới thiệu. Tuy nhiên, không nên đặt niềm tin quá nhiều vào thông tin quảng cáo trên mạng hoặc lời tư vấn của chuyên viên bán hàng.
Thay vào đó, anh Sơn khuyên mọi người phải tự tìm hiểu thật kỹ năng lực làm việc của chủ đầu tư, thông qua các dự án đã hoàn thiện trước đó. Sau đó, tìm hiểu dự án này có được cấp sổ hồng không, tính pháp lý khi xây dựng, tiến độ hoàn thiện có đúng như cam kết hay không.
Trong trường hợp các dự án trước đó bị "treo", giao nhà chậm tiến độ, hoặc có nhiều khiếu nại, anh Sơn khuyên mọi người nên tìm chủ đầu tư khác uy tín hơn, tránh trường hợp "tiền mất tật mang".
"Rất nhiều người dân khi mua chung cư đã gặp trình trạng giao nhà không đúng tiến độ, chậm tới vài năm, thậm chí có người 10 năm chưa nhận được nhà. Đây chính là rủi ro phải chấp nhận khi mua nhà trong các đợt mở bán đầu. Bù lại, giá bán trong đợt đầu sẽ rẻ hơn. Vì vậy, để hạn chế rủi ro này, tôi phải kiểm tra các dự án trước đó, chủ đầu tư có giao nhà đúng cam kết hay không và có được cấp sổ hồng hay không. Từ đó, tôi mới quyết định xuống tiền mua. Rất may là dự án nhà ở giá rẻ của tôi chủ đầu tư đã hoàn thiện đúng tiến độ", anh Sơn nói.
8 mẹo "thắt lưng buộc bụng" để cầm cự qua mùa dịch: Gia đình nào cũng nên biết để cân đối thu chi Trong thời buổi suy thoái này, cuộc sống sẽ càng khó khăn hơn nếu không có tiền. Do đó, bạn phải lên kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng để đảm bảo mình luôn có đủ tiền để sống sót qua đại dịch Covid-19. Tiền nong là thứ mà mọi người luôn phải nghĩ ngợi mỗi ngày, gần như 24/7. Khi dịch Covid-19 bùng...